Tài liệu ôm tập môn Ngữ Văn Lớp 6 - Chủ đề: Văn miêu tả - Năm học 2019-2020

-Nhìn từ xa, cây mai như một cây thông noel vàng rực cả một góc trời, cành cây xum xuê ở phần gốc và thu hẹp dần ở phần ngọn.

- Đến gần, cây mai cao khoảng 1 mét, thân mai to bằng cằm tay của em.

- Rễ mai ngoằn ngoèo uốn lượn tạo ra những hình thù kì lạ chỗ thì giống như những con giun đất đang bò lổm chổm, chỗ thì giống nhưng những con rắn đang vùng dậy khỏi mặt đất, vỏ mai sần sùi, nham nhám và bạc phếch theo thời gian.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Tài liệu ôm tập môn Ngữ Văn Lớp 6 - Chủ đề: Văn miêu tả - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6
CHỦ ĐỀ: VĂN MIÊU TẢ
THỜI GIAN ÔN TẬP: TỪ 3 – 15/2/2020
Đề bài: Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến xuân về.
I.Mở bài: Giới thiệu cây mai vàng
- Do ai trồng? Vị trí trồng ở đâu? Cây mai đã được bao nhiêu tuổi?
II. Thân bài: 
-Nhìn từ xa, cây mai như một cây thông noel vàng rực cả một góc trời, cành cây xum xuê ở phần gốc và thu hẹp dần ở phần ngọn.
- Đến gần, cây mai cao khoảng 1 mét, thân mai to bằng cằm tay của em.
- Rễ mai ngoằn ngoèo uốn lượn tạo ra những hình thù kì lạ chỗ thì giống như những con giun đất đang bò lổm chổm, chỗ thì giống nhưng những con rắn đang vùng dậy khỏi mặt đất, vỏ mai sần sùi, nham nhám và bạc phếch theo thời gian. 
- Lá mai thon dài, mép có hình răng cưa. Lúc lá non có màu xanh phơn phớt hồng, càng về sau lá càng dài và đậm hơn. Khi già lá chuyển sang màu vàng.
-Hoa mai có 5 cánh màu vàng đậm. cánh rất mỏng, mềm và mịn như nhung.
- Ông em rất yêu quý cây mai, ông thường chăm sóc, bón phân cho nó. 
- Em thường nũng nịu với ông: Ông thương cây mai hơn cả cháu nữa đấy!
- Ông trả lời: Sao ông có thể thương cây mai hơn cháu được, nhưng đó là niềm vui tuổi già của ông, và đây là loài hoa đẹp nhất vào mùa xuân.
- Ông tưới nước vào buổi sáng sớm và chiều tối, không tưới vào buổi trưa khi trời nắng gắt sẽ làm cây héo và rễ cây không phát triển.
- Ông bảo rằng: Muốn hoa mai nở đẹp vào ngày mùng một tết thì ta phải ngắt lá vào ngày 16 tháng 12 âm lịch.
- Khi ngắt lá mai xong, nhìn cây mai trơ trọi những cành khẳng khiu giống bà già khó tính mặc áo nâu giữa trởi đông giá rét mà thấy thương vô cùng.
- Từ những nách lá ấy, vài ngày sau đã xuất hiện những nụ hoa nho nhỏ bé xíu trông như những ngọn nến màu xanh, nhìn rất đẹp
- Khi vỏ lụa màu nâu tách ra, cũng là lúc những nụ hoa bé xinh ấy vươn mình đón nắng trông rất bụ bẫm đáng yêu.
- Đến ngày mùng một tết, cây mai như khoác lên mình chiếc áo mới, một chiếc áo vàng rực nhìn như nàng công chúa mặc chiếc váy lộng lẫy và kiêu sa.
- Mai vàng có 5 cánh, 10 cánh hoặc có thể 20 cánh. Những cánh hoa mai mỏng manh, mềm mại như nhung.
- Chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua có thể làm những cánh hoa mỏng manh mịn màng ấy rơi như mưa xuân.
- Đến khoảng mùng 4 tết là hoa mai rụng gần hết, từ đây bắt đầu xuất hiện trái mai. Trái mai lúc đầu có màu xanh sau đó chuyển dần sang đen.
- Ông bảo rằng: Muốn cây mai khoẻ mạnh và cho hoa đẹp vào năm sau thì ta phải ngắt bỏ những trái mai đi.
3/ Ý nghĩa
Hoa mai được chọn là biểu tượng cho sức sống của mùa xuân vì trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn vật như đang run rẩy, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn.
Hoa mai là nguồn thi hứng dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương.
Cây mai có thân thẳng tượng trưng cho sự bất khuất và ý trí kiên cường, được xem là vật tượng trưng cho khí chất, phẩm cách cao thượng là liêm khiết của người quân tử.
Màu vàng của hoa mai mang lại thịnh vượng và là màu của đại cát trong phong thủy trong năm mới.
4/ Kỉ niệm (gợi ý)
-cùng ông trang trí mai
-Hoặc làm gãy cành mai
...
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về cây mai.
Đề: Tả cảnh mùa xuân trên quê hương em
1.MỞ BÀI: 
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều mang một nét đặc trưng riêng, một cảm nhận riêng về con người và thiên nhiên. Trong bốn mùa ấy, em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống căng tràn và nhiều điều mới mẻ. 
2.THÂN BÀI: 
a) Tả bao quát
Khung cảnh mùa xuân đẹp như một bức tranh được người họa sĩ tài ba vẽ nên.
b) Tả chi tiết
-Thiên nhiên mùa xuân:
Tả cảnh đất trời thay áo mới, ấm áp tươi mới.
Trong không gian giăng mắc làn mưa bụi.
Tả về cỏ cây xanh mướt một màu.
Hoa lá đơm trồi nảy lộc đua nhau khoe sắc thắm.
Miêu tả cảnh chim bướm bay lượn và hót líu lo.
- Con người khi xuân về:
Tả cảnh mọi người súng sính quần áo mới.
Sắc đỏ tràn ngập khắp nơi báo hiệu mùa xuân về.
Gia đình sum vầy, đoàn viên.
Đi dự hội xuân.
C) Ý nghĩa
- Mang niềm vui, sự sung túc đầm ấm.
- Khởi đầu của một năm tốt lành.
- Con người có kì nghỉ thoải mái, vui vẻ.
d) Kỉ niệm
- du xuân.
- Thăm ông bà....
3.KẾT BÀI: 
Mùa xuân sang chim én bay lượn trên bầu trời cao, vạn vật sinh sôi mang lại một sức sống mãnh liệt. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật mỗi khi tết đến xuân về.
TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN BẢN 6
THỜI GIAN ÔN TẬP: 17 – 29/2/2020
Phần 1: Ôn lý thuyết
Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
Nhà văn Tô Hoài:
Tên khai sinh Nguyễn Sen sinh 1920
Quê nội ở Thanh Oai – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại ở Tỉnh Hà Đông nay thuộc quận Cầu Giấy –Hà Nội
Ông viết văn trước cách mạng tháng Tám năm 1945
Có khối lượng tác phẩm rất đa dạng và phong phú
Được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
Đoạn trích: 
- Thuộc chương I của tác phẩm : Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”:
- Nội dung:
+ Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ, nhưng tính tình còn hung hăng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời cho mình.
+ Nghệ thuật miêu tả loải vật của Tô Hoài rất tự nhiên sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình
Văn bản “Sông nước Cà Mau”
* Đoàn Giỏi (1925-1989)
- Quê ở tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
- Tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.
* Văn bản “Sông nước Cà Mau”
- Đoạn trích thuộc chương 18 của tác phẩm Đất rừng Phương Nam.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích “ Sông nước Cà Mau”
+ Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống, hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.
+ Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả.
Phần 2: Thực hành viết đoạn
Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thích nhất nhân vật nào? Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật ấy (khoảng 7 – 10 câu)
- Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, hình ảnh Dế Mèn với vẻ ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, cường tráng, oai phong lẫm liệt
+ Cái đầu to nổi từng tảng rất bướng
+ Đôi cánh dài tới tận chấm đuôi
+ Đôi càng mẫm bóng
- Thế nhưng, thật đáng tiếc khi chú lại có tính cách kiêu căng, xốc nổi, thường hay chọc phá, cà khịa với tất cả mọi người.
- Bởi tính ích kỉ nên gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
- Rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình
- Bài học: DM vừa đáng tráng vừa đáng thương, cần biết quan tâ, chia sẻ với mọi người, không được kiêu căng hống hách
2. Viết đoạn văn ngắn, trình bày cảm nhận của em về cảnh Sông nước Cà Mau (khoảng 7 – 10 câu)
- Văn bản “Sông nước Cà Mau” là đoạn trích từ chương XVIII trong truyện “Đất rừng Phương nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. 
- Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp hùng vĩ, rộng lớn, đầy sức sống hoang dã 
+ hệ thống kênh rạch chằng chịt như màng nhện.
+ Được bao bọc bởi màu xanh bát ngát
- Cuộc sống thì đông vui tấp nập, ồn ào
- Con người thì mộc mạc, chân thành, dễ thương 
- Qua đó em càng yêu thêm cảnh sắc thiên nhiên quê hương mình

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_om_tap_mon_ngu_van_lop_6_chu_de_van_mieu_ta_nam_hoc.docx