Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6

Câu 03: Đoạn trích “Sông nước cà mau” kể về điều gì ?

A. Tả cảnh thiên nhiên.

B. Tả lại cảnh thiên nhiên cuộc sống trù phú, hùng vĩ, tấp nập tràn đầy sức sống của vùng sông nước Cà Mau.

C. Kể chuyện du thuyền của tác giả đầy thú vị.

D. Tả lại cảnh chợ đông vui ở vùng Cà Mau.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6
Phần 1: Ôn tập văn bản
Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
Câu 01: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích từ:
A. Chương I trong “Dế Mèn” của Nguyễn Sen.
B. Chương IV trong “Dế Mèn” của Nguyễn Sen.
C. Chương IV trong “Dế Mèn” của Tô Hoài.
D. Chương I trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài.
Câu 02: Nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào?
A. Kiêu căng, xối nổi                                                   B. Dũng cảm              
C. Hung hăng, ngạo mạn                                              D. A, C đúng
Câu 03: Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Dế Mèn không có nét tính cách nào?
A.Tự tin, dũng cảm                                                     B. Tự phụ, kiêu căng
C. Xem thường mọi người                                         D. Hung hăng, xốc nổi
Câu 04: Chi tiết nào không có trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”?
A. Dế Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực        
B. Dế Mèn kết bạn với Dế Trũi
C. Dế Mèn quát mấy chị Cào Cào, ghẹo anh Gọng Vó        
D. Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết
Câu 05: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào?
A. Buồn rầu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
B. Thương xót, hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
C. Ngẫm nghĩ về cách ứng xử không tốt của mình đối với Dế Choắt.
D. Than thở và ân hận vì mình quá hung hăng, dại dột.
Câu 06: Dòng nào nhận xét đúng về nhân vật trong văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” ?
A. Đó là nhân vật vốn là con người mang lốt vật.
B. Đó là những nhân vật được tả thực như chúng muốn thế.
C. Đó là những nhân vật được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy và quan hệ như người.
D. Đó là những nhân vật biểu tượng cho luân lí, đạo đức.
Câu 07: Chi tiết nào sau đây không thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
A.Đôi càng mẫm bóng             
B.Râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng
C.Cái đầu to nổi từng tảng, rất bướng                                   
D.Chân đạp phanh phách vào các ngọn cỏ..
Câu 08 :  Em nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn?
A. Vẽ đẹp dịu dàng, thướt tha.                                                                     
B. Gày gò, ốm yếu.
C. Vẽ dẹp cường tráng, trẻ trung, mạnh mẽ của tuổi trẻ                 
D. Bóng bảy, giã tạo.
Câu 09 : Chi tiết nào cho thấy Dế Mèn khinh thường bạn bè ?
A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối       B. Không giúp Dế Choắt đào hang
C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ             D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc
Câu 10:  “Bài học đường đời đầu tiên”  tác giả là?
A. Tạ Duy Anh.                                                          B. Minh Huệ.
C. Tô Hoài.                                                                 D. Võ Quảng.
Câu 11: Nhân vật Dế Mèn trong “bài học đường đời đầu tiên” là chú dế như thế nào.
A. Tự tin, dũng cảm.                                                   B. Hung hăng, hống hách.
C. Xem thường mọi người.                                        D. Kiêu căng, tự phụ.
E: tất cả đều đúng F: B,C,D đúng
Câu 12: Những tác giả nào sau đây chuyên viết truyện cho thiếu nhi.
A. Minh Huệ.                                                              B. Tô Hoài.
C. Đoàn Giỏi.                                                              D. Võ Quảng.
Câu 13: Cái chết của Dế Choắt nói lên bài học gì đối với Dế Mèn.
A. Ở đời phải trung thực, tự tin.
B. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
C. Ở đời phải cẩn thận khi hành động nếu không sẻ mang vạ vào thân.
D. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ mang vạ vào mình.
2. Văn bản “Sông nước Cà Mau”
Câu 01: Rừng đước dựng lên cao ngất như:
A. Dãy núi Thái Sơn hùng vĩ                                      B. Dãy Trường Sơn vô tận
C. Hai dãy Trường Sơn vô tận                                   D. Hai dãy trường thành vô tận
Câu 02: Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là:
A. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch  B. Trên con thuyền xuôi theo kênh rạch
C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh             D. Ngồi một nơi mà tưởng tượng ra
Câu 03: Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” thuộc tác phẩm nào sau đây?
A. Quê nội                                                                  B. Rừng U Minh               
C. Đất rừng Phương Nam                                          D. Đất Phương Nam
Câu 04: Dòng nào nói không đúng ấn tượng chung của người miêu tả về cảnh quan thiên nhiên sông nưóc Cà Mau?
A. Không gian rộng lớn.                          B. Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít
C. Một màu xanh bao trùm                       D. Thuyền bè đi lại tấp nập
Câu 05: Chi tiết nào không nhằm thể hiện sự hùng vĩ của sông nước Cà Mau?
A.Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.   
B.Hai bên bờ mọc toàn những cây mái giầm.            
C.Rộng hơn ngàn thước              
D.Rừng đước mọc lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
Câu 06: Cảnh trong văn bản: “Sông nước Cà Mau”được nhìn từ góc độ nào?
A. Từ trên cao bao quát toàn cảnh         B. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch
C. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch      D. Ngồi ở một nơi và tưởng tượng ra.
Câu 07:  Văn bản “Sông nước Cà Mau” miêu tả quang cảnh:
A. Cảnh buôn bán của người dân vùng sông nước.   
B. Cảnh sông nước Cà Mau - cực nam Tổ quốc.
C. Cảnh rừng đước và dòng sông Năm Căn.                          
 D. Cảnh kênh Bọ Mắt, người dân vùng sông nước
Câu 08: Chi tiết nào không thể hiện sự hùng vĩ của “Sông nước Cà Mau”?
A. Rộng hơn ngàn thướt.                              
B. Nước ầm ầm đỗ ra biển ngày đêm như thác.
C. Hai bên bờ mọc toàn những cây mái giầm.
D. Rừng nước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Phần 2: Ôn tập Tiếng Việt
Câu 01: Các phó từ: vẫn, đều, còn, cũng có ý nghĩa :
A. Chỉ sự cầu khiến                                                    B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
C. Chỉ quan hệ thời gian                                             D. Chỉ kết quả
Câu 02: Câu “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” chủ ngữ là:
A. Chẳng bao lâu.                                                       B. Tôi.                        
C. Một chàng dế.                                                        D. Thanh niên.
Câu 03: Phó từ là:
A. Những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho chúng.
B. Những từ chuyên đi kèm danh từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ
C. Những từ đứng độc lập không bổ sung ý nghĩa cho từ loại nào
D. Những từ chuyên đi kèm tính từ để bổ sung ý nghĩa cho tính từ.
Câu 04: Dòng nào thể hiện cấu trúc phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
A. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh
C. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh
Câu 05: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?
A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
C. Cả nhà vui như Tết.
D. Mật chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ.
Câu 06: So sánh nào không phù hợp khi tả cảnh một đêm trăng?
A. Ánh trăng bập bùng như ánh lửa  
B. Dưới ánh trăng, những chiếc lá sáng bóng như vùa được rẩy nước.
C. Vầng trăng trôi nhẹ nhàng
D. Vầng trăng như cái đĩa vàng ai ném lên trời
Phần 3: Tập làm văn
Câu 01: Dạng bài nào sau đây không phải là văn miêu tả?
A. Văn tả cảnh.                                                       B. Văn tả đồ vật.
C. Văn tả người.                                                     D. Kể lại một câu chuyện nào đó.
Câu 02: Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm tính chất nổi bật, sự vật, con người, phong cảnh làm cho cái đó hiện lên trước mắt người đọc, người nghe là văn.
A. Thuyết minh.                                                          B. Nghị luận.
C. Miêu tả.                                                                  D. Tự sự.
Câu 03: Đoạn trích “Sông nước cà mau” kể về điều gì ?
A. Tả cảnh thiên nhiên.                                               
B. Tả lại cảnh thiên nhiên cuộc sống trù phú, hùng vĩ, tấp nập tràn đầy sức sống của vùng sông nước Cà Mau.                             
C. Kể chuyện du thuyền của tác giả đầy thú vị.
D. Tả lại cảnh chợ đông vui ở vùng Cà Mau.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_mon_ngu_van_lop_6.docx