Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường trung học cơ sở

Mục tiêu tập huấn

Sau khóa tập huấn, học viên cần:

- Nắm được một số phương pháp tổ chức HĐGD NGLL theo định hướng đổi mới và cách thức đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.

- Có kĩ năng tập huấn cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.

- Có thái độ tích cực tham gia và vận dụng sáng tạo vào thực tế.

 

ppt37 trang | Chia sẻ: haiha89 | Lượt xem: 2715 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 động của học sinh (4 tiết)- Lập kế hoạch triển khai tập huấn ở địa phương (2 tiết)- Tổng kết lớp tập huấn (2 tiết)Yêu cầu đối với học viên khi tham gia tập huấn- Tham dự đầy đủ kế hoạch tập huấn trong ba ngày, nếu nghỉ học phải có lí do và phải báo cáo với giáo viên tập huấn- Tích cực học tập, tăng cường trao đổi ý kiến trong nhóm và trong lớp- Chủ động đề xuất những băn khoăn, thắc mắc để cùng nhau giải quyết- Giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau trong quá trình tập huấn PHẦN II - CÁC NỘI DUNG TẬP HUẤN CỤ THỂNội dung 1Giới thiệu chương trình HĐGD NGLL cấp THCS (1 tiết) Mục tiêu	Sau khi hoàn thành nội dung 1, học viên:- Nắm chắc được mục tiêu, nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS cũng như một vài điểm lưu ý khi thực hiện chương trình này.- Biết cách hướng dẫn giáo viên hiểu rõ hơn về chương trình HĐGD NGLL cấp THCS.- Có tinh thần trách nhiệm trong quá trình tập huấn giáo viên ở địa phương. Các hoạt độngHoạt động 1: Trao đổi về mục tiêu của HĐGDNGLL	 Mục tiêu : Học viên hiểu và trình bày được mục tiêu của HĐGD NGLL cấp THCS.	 	 Kết luận : Giáo viên kết luận bằng việc trình chiếu mục tiêu của HĐGD NGLL cấp THCS.Hoạt động 2: Trình bày nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS	Mục tiêu : Học viên hiểu và trình bày được nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS cũng như sự khác nhau về mức độ trong từng chủ điểm giáo dục. Kết luận - Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS là chương trình đồng tâm. Chương trình có phần bắt buộc và phần tự chọn. - Các mức độ nội dung chương trình được nâng cao dần từ lớp 6 đến lớp 9. Hoạt động 3 : Thảo luận chung những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức HĐGD NGLL cấp THCS. Mục tiêu : Học viên nắm và thống nhất được những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức HĐGD NGLL cấp THCS. Kết luận Nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình và những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên khi thực hiện chương trình HĐGD NGLL và là điều kiện để đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá kết quả hoạt động có hiệu quả. Nội dung 2Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hướng đổi mới (4 tiết) Mục tiêu	Sau khi hoàn thành nội dung 2, học viên:- Hiểu được định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL, những yêu cầu đổi mới và biết được một số phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp với đặc điểm HS THCS.- Biết vận dụng một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL vào thực tế ở lớp và trường mình.- Linh hoạt, sáng tạo và chủ động trong việc vận dụng các phương pháp tổ chức HĐGDNGLL. Các hoạt độngHoạt động 1: Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLLMục tiêuGiúp học viên nêu được các định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường THCS Kết luận	 Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCS :- Bám sát mục tiêu của HĐGD NGLL ở trường THCS.- Phù hợp với nội dung hoạt động cụ thể.- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS.- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức hoạt động của nhà trường.- Phù hợp với việc đổi mới đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.- Tăng cường sử dụng các TBDH, PTDH các môn học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của CN thông tin. Hoạt động 2: Những yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLLMục tiêuHọc viên hiểu và vận dụng được những yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL.Kết luậnYêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCS :- Đảm bảo tính thực tiễn- Tăng cường sự tham gia của học sinh- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động- Hoạt động dựa trên cách tiếp cận giá trị- Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống Hoạt động 3 : Khái niệm định hướng đổi mới phương phápMục tiêu- Học viên liệt kê được một số phương pháp tổ chức hoạt động cụ thể.- Hiểu được thế nào là định hướng đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCSKết luận - Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được quy định trong Luật giáo dục, đó là : “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.- Có thể coi quan điểm phát huy tính tích cực của HS là định hướng chung cho việc đổi mới PP tổ chức HĐGD NGLL. Hoạt động 4 : Tìm hiểu một số phương pháp cụ thểMục tiêu - Học viên hiểu được bản chất và quy trình thực hiện một phương pháp cụ thể.- Biết vận dụng một phương pháp theo định hướng đổi mới để thực hiện một nội dung, một tình huống cụ thể của HĐGD NGLL. Kết luận Các phương pháp tổ chức HĐGD NGLL được vận dụng từ các PP giáo dục và PP dạy học. Khi vận dụng những PP này, giáo viên cần linh hoạt, tránh máy móc. Trong một hoạt động, có thể đan xen sử dụng nhiều phương pháp khác nhau thì sẽ có hiệu quả hơn. Người giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động cho học sinh cần hết sức linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng các PP và phải luôn chú ý phát huy vai trò chủ động, tính tích cực của HS. Đó là yêu cầu cơ bản xuyên suốt trong tổ chức HĐGD NGLL để mang lại hiệu quả.Hoạt động 5 : Những kĩ thuật dạy học (KTDH) tích cực được vận dụng trong tổ chức HĐGD NGLL.Mục tiêu - Học viên hiểu được một số kĩ thuật dạy học tích cực.- Biết vận dụng các KTDH tích cực trong tổ chức HĐGD NGLL. 	Kết luận Kỹ thuật dạy học tích cực là những thao tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Các KTDH rất đa dạng và phong phú về số lượng. Vận dụng các KTDH trong HĐGD NGLL sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các phương pháp được vận dụng trong tổ chức HĐGD NGLL. Nội dung 3Đánh giá kết quả Hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp(4 tiết) Mục tiêu	Sau khi hoàn thành nội dung 3, học viên:- Hiểu được ý nghĩa của việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL của HS THCS là nhằm xác định mức độ phát triển của các em về nhận thức, kỹ năng và thái độ trong quá trình HĐ. - Biết được việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL góp phần vào đánh giá hạnh kiểm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, động viên các em tích cực học tập và rèn luyện, đồng thời đảm bảo quyền của trẻ em trong đánh giá.- Biết cách đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông một số hình thức đánh giá phù hợp.- Tin vào kết quả của đánh giá. Các hoạt độngKhởi động: Mời học viên tự tổ chức một trò chơi khởi động, hoặc giáo viên giới thiệu một trò chơi (giáo viên có thể tìm cách liên hệ trò chơi này với vấn đề “đánh giá” để tạo sự kết nối)Hoạt động 1: Chia sẻ kinh nghiệmMục tiêuGiúp học viên liệt kê lại những hình thức đánh giá kết quả HĐGD NGLL mà họ đã từng làm trong thực tiễnHoạt động 2: Tìm hiểu một số kiểu phân loại hình thức đánh giáMục tiêuNhận ra được một số kiểu phân loại hình thức đánh giá kết quả HĐGD NGLLKết luận: Việc phân loại giúp giáo viên lựa chọn cách đánh giá phù hợp cho từng hoạt động, nhóm đối tượng, thời gian, nguồn lực. Tuy nhiên, mọi phân loại cũng như việc lựa chọn một hình thức đánh giá cụ thể đều có tính tương đối, phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Hoạt động 3: Giới thiệu một số mẫu phiếu đánh giá đơn giảnMục tiêu: Biết được một số mẫu phiếu đánh giá kết quả hoạt động1 Gợi ý phiếu đánh giá nhanh một hoạt động/một buổi thực 1 Gợi ý phiếu đánh giá nhanh một hoạt động/một buổi thực hiện chủ điểm (thực hiện trực tiếp, tại chỗ ngay sau hoạt động) Ví dụ 1 Phiếu đánh giá hoạt động1. Nêu tên một hoạt động mà em cảm thấy hứng thú nhất hôm nay. Vì sao? (nêu 1,2 lý do ngắn gọn)2. Nêu tên một hoạt động mà em cảm thấy chưa hài lòng. Vì sao?3. Vẽ một hình biểu đạt tâm trạng hiện tại của em sau khi tham gia hoạt động vừa rồi. Nếu không vẽ, dựng 2 từ/ hai cụm từ thể hiện tâm trạng hiện tại của em. Ví dụ 2Phiếu đánh giá hoạt động1. Nêu 2 nhận xét cá nhân của em về nội dung của HĐGDNGLL vừa thực hiện.2. Nêu 2 nhận xét cá nhân của em về hình thức/ phương pháp tổ chức HĐGDNGLL vừa thực hiện.3. Nếu làm lại hoạt động vừa rồi, em muốn thay đổi những điểm nào Nội dung 4Rèn luyện kĩ năng sống qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(3 tiết) Mục tiêu	Sau khi hoàn thành nội dung 4, học viên:- Hiểu được vai trò của HĐGDNGLL trong việc giáo dục rèn luyện KNS.- Biết tổ chức HĐGDNGLL hướng vào giáo dục những KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuổi học sinh THCS.- Biết cách tổ chức một HĐGDNGLL theo chủ đề.Các hoạt độngHoạt động 1: Xác định rõ vai trò của HĐGDNGLL trong giáo dục rèn luyện KNS cho học sinhMục tiêuGiúp học viên hiểu được HĐGD NGLL ở trường THCS có vai trò rất quan trọng là tạo môi trường thuận lợi, tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm rèn luyện KNS Thông tin cơ bảnHĐGDNGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông trung học cơ sở. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em.Mục tiêu không thể thiếu của HĐGDNGLL ở trường THCS là rèn luyện cho các em có các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự học; kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện... Đây cũng chính là các kỹ năng sống cơ bản của lứa tuổi học sinh THCS. Đổi mới phương pháp HĐGDNGLL ở các trường THCS hiện nay cũng định hướng vào việc phát triển tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em. Như vậy các HĐGDNGLL có một vai trò rất quan trọng là tạo môi trường, tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm rèn luyện KNS. Thông tin cơ bảnKNS liên quan đến mọi hoạt động của trường học.Khái niệm kỹ năng sống: KNS là khả năng thực hiện những hành vi thích ứng tích cực, những cách hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hoà nhập vào môi trường xung quanh (gia đinh, lớp học, thế giới bạn bè...), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã hội, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống Hoạt động 2: HĐGDNGLL tập trung giáo dục những KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuổi học sinh THCSMục tiêuGiúp học viên lý giải được tại sao HĐGDNGLL phải tập trung giáo dục những KNS cơ bảnGiúp học viên hiểu khái niệm KNS và xác định được những KNS cơ bản nào đặc biệt cần thiết cho lứa tuổi HS THCS Các KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuối học sinh THCSKỹ năng giao tiếpKỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành viKỹ năng kiểm soát/ứng phó với stressKỹ năng hợp tác, làm việc theo nhómKỹ năng giải quyết vấn đềKỹ năng lắng nghe tích cựcKỹ năng đồng cảmKỹ năng quyết đoán, ra quyết địnhKỹ năng thuyết phục, thương lượngKỹ năng thuyết trìnhKỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêuKỹ năng đặt câu hỏi?Kỹ năng học bằng đa giác quanKỹ năng tư duy sáng tạoKỹ năng khen, chê tích cựcKỹ năng suy nghĩ tích cực, duy trì thái độ lạc quanKỹ năng thích ứngKỹ năng đánh giá và tự đánh giáBài tập: học viên được yêu cầu xếp hạng các KNS này theo thứ bậc quan trọng từ 1 đến n trong đó 1 là quan trọng nhất. Hoạt động 3: Tổ chức HĐGDNGLL theo chủ đề rèn luyện KNSMục tiêuGiúp học viên nắm được cách tổ chức một hoạt động theo chủ đề rèn luyện một kỹ năng sống cụ thể Hoạt động 3.1. Giáo dục rèn luyện kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành viMục tiêuCung cấp cho học viên các kỹ năng phát hiện những thiếu hụt về nhận thức và cách thức điều chỉnh những nhận thức, niềm tin không hợp lý, hành vi sai lệch.Giúp học viên biết sử dụng các kỹ thuật, công cụ để đánh giá những thiếu hụt về nhận thức, hành vi Hoạt động 3.2. Giáo dục rèn luyện kỹ năng kiểm soát stress, ứng phó giải quyết vấn đềMục tiêuHuấn luyện cho học viên kỹ năng kiểm soát stress, kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề.Giúp học viên biết sử dụng các kỹ thuật, công cụ để đánh giá năng kiểm soát stress, khả năng ứng phó giải quyết vấn đề của bản thân.Giải quyết vấn đề được xem như là một qúa trình ứng xử gồm các giai đoạn hay các bước cơ bản sau:1- Xác định vấn đề2- Nảy sinh nhiều nhất các giải pháp có thể3- Quyết định chọn giải pháp tốt nhất (tối ưu)4- Thực hiện giải pháp đã chọn và đánh giá hiệu quả của nó. Các giai đoạn của qúa trình giải quyết vấn đề được mô hình hoá như sơ đồXác định vấn đềNảy sinh các giải phápCân nhắc chọn lựa giải pháp tối ưu Thực hiện giải pháp đã chọn và đánh giá tính hiệu quả của nó Vấn đề chưa giải quyếtTiếp tụcKết thúc qúa trình Vấn đề đã được giải quyếtThực hành: Học viên áp dụng các kỹ năng trên để giúp học sinh xử lý tình huống sau đây:- Tình huống: “Cô ơi, cháu rất cô đơn và rất khổ tâm vì gia đình... bố mẹ cháu cấm cháu quan hệ với bạn bè... Cháu nhớ có lần mẹ cháu gọi bạn gái cháu là "cái con kia" và còn hỏi cháu: "Cái con ấy nhà nó ở đâu?" Mặc dù bạn ấy không còn có mặt lúc đó, nhưng cháu rất bất bình về lời nói ấy. Thế là cháu bảo luôn với mẹ : "Mẹ đừng gọi bạn con như thế. Mặt mẹ cháu sầm lại, mắng cháu, nói cháu mất dạy, coi bố mẹ không ra gì, coi bạn hơn cả mẹ...”. Cháu cảm thấy mình bị xỉ nhục chỉ còn biết khóc thôi... Từ đó cháu thất vọng về mẹ cháu, cháu chỉ muốn bỏ nhà ra đi thôi...” Nội dung 5Thực hành tổ chức hoạt động cụ thể(4 tiết) Mục tiêu	Sau khi học xong nội dung này, học viên:- Nắm được cách thiết kế một hoạt động cụ thể theo hướng đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động và những hình thức đánh giá kết quả hoạt động của HS.- Biết thiết kế hoạt động có thể hiện sự đổi mới PP tổ chức hoạt động và triển khai trong thực tế ở trường mình.- Linh hoạt và sáng tạo trong quá trình triển khai trong thực tế.- Các tài liệu tập huấn có liên quanCác hoạt động - Học viên làm việc theo nhóm. - Mỗi nhóm thiết kế một hoạt động cụ thể. - Lần lượt các nhóm trình bày thiết kế để chia sẻ, góp ý bổ sung cho nhau. - Giáo viên kết luận. Nội dung 6Lập kế hoạch triển khai tập huấn tại địa phương(2 tiết) Mục tiêu- Học viên hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tập huấn về đổi mới phương pháp và đổi mới đánh giá kết quả HĐGD NGLL ở THCS.- Biết cách lập kế hoạch tập huấn tại địa phương.	Gợi ý một mẫu kế hoạch:Kế hoạch tập huấn “Đổi mới PP và đổi mới ĐG kết quả HĐGD NGLL ở trường THCS”Tên tỉnh :Thời gian thực hiện :1. Mục tiêu tập huấn2. Nội dung, phương pháp tập huấn3. Điều kiện, phương tiện4. Kế hoạch cụ thểHoặc theo bảng sau: Ngày 1Thời gianNội dungHoạt động của GVHoạt động của HVThiết bị và đồ dùngBáo cáo viênNgày 2Thời gianNội dungHoạt động của GVHoạt động của HVThiết bị và đồ dùngBáo cáo viênPhần III – Tài liệu tham khảo I. Chương trình HĐGDNGLL cấp THCS1. Mục tiêu của HĐGDNGLL- Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của các em.- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng tổ chức quản lí và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xó hội.- Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và XH.2. Chương trình của HĐGDNGLL	(trong tài liệu kèm theo)II. Một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL1. Phương pháp thảo luận nhóm2. Phương pháp đóng vai3. Phương pháp giải quyết vấn đề Cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề gồm các bước cơ bản sau đây :Bước 1 : Nhận biết vấn đềBước 2 : Tìm các phương án giải quyếtBước 3 : Quyết định phương án giải quyết4. Phương pháp tình huống5. Phương pháp giao nhiệm vụ6. Phương pháp trò chơi 7. Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu8. Phương pháp diễn đàn	Trên đây là một vài phương pháp chủ yếu tổ chức HĐGD NGLL được vận dụng từ các PP giáo dục và phương pháp dạy học. Dĩ nhiên, khi vận dụng những phương pháp này, giáo viên cần linh hoạt, tránh máy móc áp dụng. Trong một hoạt động, có thể đan xen sử dụng nhiều phương pháp khác nhau thì sẽ có hiệu quả hơn. Người giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động cho học sinh cần hết sức linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng các phương pháp và phải luôn chú ý phát huy vai trò chủ động, tính tích cực của học sinh. Đó là yêu cầu cơ bản xuyên suốt trong tổ chức HĐGD NGLL để mang lại hiệu quả thực tế. III. Một vài kĩ thuật dạy học tích cực- Giới thiệu một số kỹ thuật phát huy tính tích cực :+ Động não + Kỹ thuật XYZ + Kỹ thuật “bể cá” + Kỹ thuật “ổ bi”+ Kỹ thuật tia chớp+ Kỹ thuật “3 lần 3”IV. Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường THCS1. Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu của HĐGD NGLL ở trường THCS2. Phù hợp với nội dung hoạt động cụ thể3. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS4. Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức hoạt động của nhà trường5. Tăng cường sử dụng các TBDH, PTDH các môn học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin V. Một số yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường THCS1. Đảm bảo tính khả thi2. Tăng cường sự tham gia của học sinh3. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong HĐGD NGLL4. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động5. Hoạt động dựa trên cách tiếp cận giá trị6. Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống VI. Về đánh giá kết quả HĐGDNGLL	Đánh giá kết quả HĐGD NGLL là một khâu không thể thiếu trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL nhằm xem xét, nhận định những kết quả đạt được về mặt kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ ứng xử, những tiến bộ và những hạn chế của học sinh sau mỗi quá trình hoạt động. 	Xác định mục đích, yêu cầu và có chế tài sử dụng kết quả đánh giá.1. Các nội dung HĐNGLL cần đánh giá Những nội dung đánh giá cá nhân - Về nhận thức: Được nâng cao những hiểu biết nào trong quá trình tham gia vào các hình thức hoạt động khác nhau với những nội dung khác nhau. 	- Về rèn luyện kĩ năng: Đạt được những kĩ năng nào trong số các kĩ năng được mong đợi?	- Về thái độ, tình cảm: Có hứng thú, tích cực, chủ động tham gia không?	- Những đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể...v...v... Nội dung đánh giá tập thể- Về tinh thần tham gia của tập thể lớp, của từng tổ, nhóm.- Về ý thức hợp tác và cộng đồng trách nhiệm của tập thể.- Về công tác chuẩn bị của lớp, của từng tổ, nhúm.- Về kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động.- Về thành tích, kết quả, những ưu điểm, nhược điểm.Đánh giá kết quả HĐGDNGLL của học sinh cần tập trung vào những nội dung gì?- Bám sát chuẩn kỹ năng và thái độ HĐGDNGLL theo từng chủ điểm của từng khối lớp- Bám sát mục tiêu của từng hoạt động cụ thể- Đánh giá kết quả từng nội dung hoạt động cụ thể- Đánh giá sự hài lòng, hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động 2. Phương pháp đánh giá HĐGDNGLL2.1. Các tiêu chí đánh giáThế nào là một HĐGDNGLL được tổ chức tốt, có hiệu quả?- Có mục tiêu được xác định rõ ràng và cụ thể đo được- Có nội dung chương trình hoạt động cụ thể- Các nội dung hoạt động cụ thể phải đáp ứng nhu cầu, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS- Có sự phân công, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng khi tổ chức- Học sinh cảm thấy thích thú, bổ ích và thể hiện thái độ tích cực khi tham gia- Học sinh chủ động tổ chức và tự mình điều kiển các hoạt động tập thể dưới sự cố vấn của giáo viên.- Học sinh được trải nghiệm, được thể hiện, được rèn luyện thông qua các nội dung hoạt động cụ thể- Học sinh học được những kiến thức, kỹ năng mới và có thể ứng dụng vào thực tế cuộc sống. 2.2.Cách thức đánh giá- Đánh giá bằng trắc nghiệm, các thang đo/thang tỷ lệ được thiết kế chuẩn- Đánh giá theo mẫu phiếu tự đánh giá- Đánh giá bằng phiếu hỏi- Đánh giá qua quan sát hoạt động thực tế- Đánh giá qua thảo luận/ tọa đàm nhóm- Đánh giá qua hồ sơ	Các hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm, phiếu hỏi, phiếu tự đánh giá, phiếu quan sát... đều 

File đính kèm:

  • ppt2-7-09 Tai lieu tap huan GDNGLL he 2009.ppt