Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng Sách Giáo Khoa Lớp 1 "Cánh diều" môn Đạo đức

3.3.2. Cách dạy học các bài giáo dục kĩ năng sống

Khác với kiểu bài học giáo dục đạo đức vốn tập trung vào việc phát triển các

giá trị đạo đức và thái độ sống phù hợp với HS qua việc khai thác kĩ các câu chuyện,

tình huống gần gũi, đẩy mạnh hoạt động giao tiếp, tranh luận, bày tỏ ý kiến trong

các hoạt động dạy học, bài học giáo dục kĩ năng sống lại thiên về tính thực hành. Có

thể nói, thực hành là một đặc trưng của các bài học giáo dục kĩ năng sống. Khi dạy

các bài học kiểu này, GV cần thiết kế, tổ chức nhiều hoạt động thực hành gần gũi

với các việc làm của HS khi ở nhà, ở trường để các em có cơ hội được rèn luyện và

phát triển, từ đó dần dần tạo nên những kĩ năng và thói quen sống tích cực.

pdf33 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng Sách Giáo Khoa Lớp 1 "Cánh diều" môn Đạo đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 trúc 
bài học và cùng bám theo định hướng phát triển năng lực HS, với mỗi kiểu bài học 
vẫn cần có cách tiếp cận vấn đề, cách dạy, cách học đặc trưng. 
3.3. Cách dạy học 
3.3.1. Cách dạy học các bài giáo dục đạo đức 
Các giá trị đạo đức cần dạy cho HS trong SGK Đạo đức 1 bao gồm: yêu nước, 
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Với những kiểu bài giáo dục đạo đức, 
các giá trị đạo đức trên là những giá trị cốt lõi để các tác giả xây dựng lên các hoạt 
động học. Để việc dạy học các bài học này được hiệu quả, GV chú trọng việc khai 
thác các câu chuyện, tình huống thực tiễn gần gũi với HS tiểu học, tiêu biểu, điển 
hình để giáo dục cho HS giá trị đạo đức của bài học thông qua các hoạt động tương 
tác, giao tiếp đa chiều. 
Ví dụ: Để dạy cho HS tính trung thực, thật thà, việc sử dụng câu chuyện ngụ 
ngôn “Cậu bé chăn cừu” rất phù hợp, vì nó cho thấy rõ tác hại của việc nói dối và sự 
cần thiết phải thật thà, trung thực. Trong quá trình tổ chức trên lớp, giáo viên cần 
giúp học sinh khai thác nội dung câu chuyện, từ đó đi đến được nội dung bài học 
được gửi gắm trong câu chuyện – cũng là nội dung chính của bài học “Lời nói thật”. 
Các câu hỏi GV có thể thiết kế cho HS trả lời khi khai thác câu chuyện “Cậu bé chăn 
cừu” là: 
- Chuyện gì đã xảy ra với cậu bé chăn cừu? 
- Vì sao khi chó sói xuất hiện, dân làng không đến giúp cậu bé nữa? 
- Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của cậu bé chăn cừu? 
- Nói dối có tác hại gì? 
- Nói thật mang lại điều gì? 
- Em sẽ nói gì với cậu bé chăn cừu nếu em chứng kiến câu chuyện đó? 
13 
- Em có thể chia sẻ những câu chuyện mà em biết về lời nói thật, lời nói dối 
và những điều nó mang lại không? 
SGK đã cung cấp khá phong phú các tình huống điển hình để giúp GV dạy 
cho HS các giá trị đạo đức. Trong quá trình khai thác tình huống, GV nên đi theo 
một quy trình của cấu trúc nhận thức để giúp HS phát triển nhận thức, từ đó giúp các 
em biết điều chỉnh hành vi phù hợp. GV nên đi từ những trường hợp cụ thể (riêng) 
để đến những giá trị tổng thể (chung), từ tình huống, câu chuyện trong SGK để đến 
với đời sống thực tế của HS qua các hoạt động liên hệ. Bằng cách đó, GV giúp HS 
có thể kết nối cuộc sống với bài học, đưa bài học vào cuộc sống môt cách thật 
tự nhiên. 
Một điều lưu ý khi thực hiện các bài học giáo dục đạo đức, đó là GV cần tránh 
sa đà vào truyền thụ, áp đặt một chiều, nói những điều lí thuyết, giáo điều, làm cho 
HS không có cơ hội được giao tiếp, bày tỏ ý kiến, thái độ riêng, được thể hiện cảm 
xúc vào trong những câu chuyện đầy ý nghĩa, những tình huống có vấn đề liên quan 
đến cách sống, lối sống hằng ngày của các em. Dạy học đạo đức sẽ không bao giờ 
thành công, hiệu quả, sẽ khó lòng giúp HS có thể hình thành và phát triển những giá 
trị sống tích cực nếu như GV chỉ quan tâm đến kiến thức cần truyền thụ mà không 
quan tâm hoặc ít quan tâm việc phát triển thái độ, cảm xúc và hành vi cho HS gắn 
liền với giá trị đạo đức nào đó. Do đó, với kiểu bài học này, GV cần khuyến khích 
việc HS bày tỏ ý kiến, thái độ và liên hệ đến cuộc sống thực của mình. Bằng cách 
đó, việc dạy - học sẽ giúp cho những giá trị đạo đức đi vào HS một cách tự nhiên và 
hiệu quả hơn. 
3.3.2. Cách dạy học các bài giáo dục kĩ năng sống 
Khác với kiểu bài học giáo dục đạo đức vốn tập trung vào việc phát triển các 
giá trị đạo đức và thái độ sống phù hợp với HS qua việc khai thác kĩ các câu chuyện, 
tình huống gần gũi, đẩy mạnh hoạt động giao tiếp, tranh luận, bày tỏ ý kiến trong 
các hoạt động dạy học, bài học giáo dục kĩ năng sống lại thiên về tính thực hành. Có 
thể nói, thực hành là một đặc trưng của các bài học giáo dục kĩ năng sống. Khi dạy 
các bài học kiểu này, GV cần thiết kế, tổ chức nhiều hoạt động thực hành gần gũi 
với các việc làm của HS khi ở nhà, ở trường để các em có cơ hội được rèn luyện và 
phát triển, từ đó dần dần tạo nên những kĩ năng và thói quen sống tích cực. 
Ví dụ: Để giáo dục kĩ năng tự chăm sóc bản thân, ở Bài 4 “Sạch sẽ, gọn gàng”, 
các tác giả đã đưa ra rất nhiều hoạt động, việc làm để HS có thể nhận biết, quan sát, 
ghi nhớ và làm theo, chẳng hạn như: đánh răng, rửa mặt, chải tóc, đi giày, rửa tay, 
14 
Tất cả những hoạt động đó không chỉ là kiến thức cần biết mà còn là những dữ liệu 
để GV tổ chức thành các hoạt động cho HS thực hành ngay tại lớp và thực hành ở 
nhà với sự tham gia theo dõi, đánh giá của cha mẹ HS. Với bài học này, việc tổ chức 
cho HS thực hành tại lớp các hoạt động như: chải tóc, đi giày, rửa tay, chỉnh đốn 
quần áo, sẽ giúp cho giờ học “động” hơn, chất “kĩ năng sống” nhiều hơn, khác với 
các giờ học “tĩnh” truyền thống. 
Với các bài giáo dục kĩ năng sống, việc thiếu vắng các hoạt động thực hành 
sẽ là một thiếu sót lớn. GV nên đẩy mạnh tổ chức các hoạt động này cho HS thực 
hiện ở phần Luyện tập và đặc biệt là ở phần Vận dụng. Có thể nói, việc thiết kế và 
tổ chức những hoạt động thực hành thú vị không chỉ giúp cho HS có thể học những 
kĩ năng sống một cách hữu hiệu hơn mà còn giúp cho các giờ học sinh động, hấp 
dẫn hơn với HS. 
3.3.3. Những lưu ý cần thiết khi khai thác nội dung SGK Đạo đức 1 trong 
dạy học 
Một trong những nguyên tắc mà GV cần bám sát khi khai thác nội dung SGK 
Đạo đức 1 đó là, luôn lấy yêu cầu cần đạt làm cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động 
dạy học trên lớp. 
 SGK Đạo đức 1 là sự cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức trong 
Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Trên cơ sở SGK, GV hoàn toàn có thể linh 
hoạt, sáng tạo đưa ra những lựa chọn mới phù hợp hơn với thực tiễn sinh động của 
lớp học, trường học của mình. Điều này có thể hiểu là GV không cần nhất thiết phải 
tuân thủ, bám theo SGK 100%. GV được quyền sáng tạo và linh hoạt trong việc sử 
dụng SGK, thay đổi dữ liệu, chất liệu, thay đổi tình huống, câu chuyện, cách tiếp 
cận vấn đề, để thực sự có được những giờ học “học sinh là trung tâm”, mà không 
phải “sách là trung tâm”, hay “giáo viên là trung tâm”. 
SGK Đạo đức 1 của bộ sách Cánh Diều phù hợp với mọi vùng miền trong cả 
nước, vì các tác giả đã tính đến sự đa dạng, khác biệt vùng miền. Điều này thể hiện 
bằng cách lồng ghép vào trong các nhân vật, hoạt động được thể hiện trong các trang 
sách. Tuy vậy, sự phổ quát đó khi đưa vào sử dụng trong thực tế vẫn có thể được 
điều chỉnh để trở nên “địa phương hóa”, để từ đó có những giờ học giàu tính thực tế 
hơn, gần gũi và hấp dẫn hơn với HS. 
IV. VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 
Đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học môn Đạo đức cho HS. 
Việc đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức theo tinh thần đổi mới, hướng tới mục 
15 
đích chủ yếu là đánh giá những năng lực mà môn học có nhiệm vụ phát triển cho HS 
sau mỗi giai đoạn học tập. Khi chuyển từ đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng 
sang đánh giá theo năng lực, GV cần nhận ra được khả năng tiềm ẩn của HS, không 
chỉ đánh giá cái mà HS “biết” mà cần đánh giá những gì HS “làm”; quan tâm nhiều 
hơn đến sự tiến bộ và mức độ năng lực của mỗi cá nhân được bộc lộ trong quá trình 
học tập, qua đó có sự điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Đánh 
giá theo định hướng phát triển năng lực, lấy kết quả đầu ra và các phương diện biểu 
hiện năng lực của HS làm căn cứ, chú ý đến các nội dung đánh giá mang tính tổng 
hợp, gắn với việc giải quyết các tình huống thực tiễn. 
Như vậy, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cần được thực hiện 
rộng rãi và đa chiều, và được thiết kế theo nhu cầu phát triển và mức độ của HS. Để 
phát triển năng lực HS, việc đánh giá không chỉ đánh giá kết quả đầu ra mà còn tập 
trung vào đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của HS. 
4.1. Mục tiêu đánh giá 
Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức theo định hướng phát triển năng lực 
HS nhằm mục tiêu: 
- Đánh giá mức độ phát triển năng lực của HS dựa theo chuẩn đầu ra của 
Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và theo chuẩn đầu ra của Chương trình 
môn học (ở những nội dung được tích hợp năng lực đó); 
- Báo cáo cho cha mẹ và các bên liên quan ở các cấp về thành tích, sự tiến bộ 
về khả năng của HS; xây dựng hồ sơ học tập về các kĩ năng của HS trong suốt quá 
trình học tập ở trường phổ thông; 
- Cung cấp thông tin cho việc đánh giá, xem xét lại sự phù hợp của chuẩn đầu 
ra của Chương trình môn Đạo đức cũng như chất lượng của nội dung, phương pháp 
giảng dạy môn Đạo đức được sử dụng trong lớp học. 
4.2. Định hướng đánh giá 
Do đặc thù của môn Đạo đức lớp 1, việc đánh giá kết quả học tập môn học 
này của HS lớp 1 cần được thực hiện theo một số định hướng sau: 
 ● Đánh giá cả về nhận thức và hành vi của HS 
Mục đích cuối cùng của môn Đạo đức là hình thành và phát triển các hành vi 
đạo đức cho HS. Do vậy, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của HS lớp 1 cần 
đánh giá cả về nhận thức và về hành vi thực hiện bài học đạo đức của HS trong cuộc 
sống hằng ngày ở nhà trường, gia đình và cộng đồng; trong đó, đặc biệt coi trọng 
việc đánh giá hành vi của HS. 
 ● Đánh giá bằng hình thức nhận xét 
16 
Khác với một số môn học như Toán, Tiếng Việt, việc đánh giá kết quả học 
tập môn Đạo đức của HS lớp 1 cần được thực hiện dưới hình thức nhận xét, không 
cho điểm. Các nhận xét phải dựa trên các bằng chứng xác thực từ kết quả kiểm tra 
miệng; kết quả quan sát HS tham gia hoạt động học tập và hoạt động thực tiễn; 
nghiên cứu sản phẩm hoạt động của HS, đặc biệt là sản phẩm thực hành, ứng dụng 
và quan trọng nhất là quan sát cách HS giao tiếp, ứng xử, giải quyết các tình huống 
có vấn đề về đạo đức, kĩ năng sống trong cuộc sống thực tiễn. 
 ● Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì 
Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì vào cuối học kì I và 
cuối năm học. Đánh giá môn Đạo đức vì sự tiến bộ của HS, coi trọng kết quả HS đạt 
được vào cuối mỗi giai đoạn học tập, tính đến thời điểm đánh giá. 
 ● Phương thức đánh giá 
Đánh giá môn Đạo đức phải kết hợp giữa đánh giá của giáo viên chủ nhiệm 
với tự đánh giá của HS, đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của các GV dạy môn 
chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất) và phụ huynh học sinh. Trong 
đó, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm là quan trọng nhất. 
 ● Việc đánh giá thường xuyên cần được thực hiện thông qua: 
- Quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi của HS trong quá trình tham gia các 
hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học. 
- Quan sát, đánh giá các sản phẩm học tập (vật chất và phi vật chất) của HS. 
- Quan sát HS tham gia các hoạt động tập thể và trong sinh hoạt, giao tiếp 
hằng ngày. 
 ● Phương thức đánh giá 
Đánh giá môn Đạo đức phải kết hợp giữa đánh giá của giáo viên chủ nhiệm với tự 
đánh giá của HS, đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của các GV dạy môn chuyên 
biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất) và phụ huynh học sinh; trong đó, đánh 
giá của giáo viên chủ nhiệm là quan trọng nhất. 
Việc kết hợp các hình thức đánh giá cần được thực hiện theo định hướng đổi mới 
giáo dược quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và theo các văn 
bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng dù đánh giá theo hình thức nào 
cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc: Đánh giá sự tiến bộ của HS, coi trọng sự động 
viên, khuyến khích cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy nhiều 
nhất năng lực sẵn có hoặc đã được hình thành; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách 
quan; không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha 
mẹ HS. 
17 
V. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN, 
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO BỔ TRỢ VÀ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ, THIẾT 
BỊ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 
 Cùng với SGK Đạo đức 1, trong bộ sách Cánh Diều lớp 1 còn có hệ thống 
tài liệu hỗ trợ GV, HS trong dạy học: 
 1) Bộ sách giáo viên Đạo đức 1 
2) Vở bài tập Đạo đức 1 
 3) Thực hành Đạo đức 1 
4) Truyện đọc Đạo đức 1 
5) Học liệu điện tử 
6) Thiết bị và đồ dùng học tập 
5.1. Sách giáo viên Đạo đức lớp 1 
Đạo đức 1 – Sách giáo viên được biên soạn cơ sở SGK Đạo đức 1. Mục đích 
của sách giáo viên (SGV) là gợi ý, hướng dẫn GV tổ chức các hoạt động dạy học 
theo từng bài cụ thể của SGK. Mỗi bài trong sách được thiết kế theo các hoạt động 
học tập, dựa vào đó GV có thể thiết kế giáo án một cách thuận tiện. Nội dung các 
phần Khám phá, Luyện tập, Vận dụng là gợi ý, hướng dẫn các hoạt động dạy học, 
trong đó gợi ý trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK một cách chính xác. 
5.2. Vở bài tập Đạo đức 1 "Cánh Diều 
Vở bài tập Đạo đức 1 được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của 
dạy học môn Đạo đức lớp 1; giúp các em HS lớp 1 và các thầy cô giáo thuận lợi hơn 
trong tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng thiết kế các bài tập, hoạt động thực 
hành tương tự như các bài tập, hoạt động thực hành trong SGK Đạo đức 1 Cánh 
Diều, nhưng được trình bày để HS trực tiếp làm bài tập ở các dạng khác nhau vào 
trong sách. Sử dụng Vở bài tập Đạo đức 1, HS sẽ được luyện tập nhiều hơn, qua đó 
củng cố nội dung bài học. 
5.3. Thực hành Đạo đức 1 
 Thực hành Đạo đức 1 là sách tham khảo thiết yếu, hỗ trợ GV và HS trong 
quá trình dạy và học. Nội dung sách gồm các hoạt động thực hành, được thiết kế 
theo các nội dung bài học tương ứng trong SGK. HS thực hiện các hoạt động thực 
hành như đóng vai ứng xử, xử lí trong các tình huống, thực hành các công việc ở 
nhà, ở lớp, ngoài xã hội theo các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống, làm cho bài học 
Đạo đức trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn. Các bài tập thực hành trong sách 
xuất phát từ thực tiễn, gắn bó với thực tiễn sinh động trong đời sống xã hội của HS, 
gia đình và nhà trường. 
18 
5.4. Truyện đọc Đạo đức 1 
 Truyện đọc Đạo đức 1 là sách tham khảo thiết yếu của SGK Đạo đức 1. Sách 
gồm 15 bài, tương ứng với 15 bài học trong SGK Đạo đức 1. Mỗi bài trong sách 
gồm một số câu chuyện nhỏ, liên quan trực tiếp đến nội dung bài học trong SGK, 
được thiết kế gồm các kênh hình và kênh chữ. Các câu chuyện trong sách ngắn gọn, 
hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi HS lớp 1. GV có thể sử dụng Truyện đọc Đạo đức 1 
để bổ sung, thay thế câu chuyện trong SGK. HS có thể đọc Truyện đọc Đạo đức 1 
trên lớp dưới sự hướng dẫn của GV và đọc một cách nhẹ nhàng ở nhà vào buổi tối, 
qua đó hiểu rõ hơn và củng cố nội dung bài học. 
5.5. Học liệu điện tử 
 Học liệu điện tử môn Đạo đức 1 gồm SGK phiên bản điện tử và SGK điện tử 
Cánh Diều. 
5.5.1. Phiên bản điện tử SGK Đạo dức 1 
 SGK phiên bản điện tử là phiên bản điện tử của SGK giấy, được số hoá, trong 
đó có hỗ trợ một số video hoạt hình sinh động. GV, HS có thể truy cập, sử dụng tiện 
lợi khi không cần phải có SGK giấy bên cạnh. Phiên bản điện tử mẫu của bộ SGK 
lớp 1 Cánh Diều đã được đăng tải trên website sachcanhdieu.com và 
sachcanhdieu.vn từ tháng 1/2020. 
5.5.2. Sách giáo khoa điện tử Đạo đức 1 
SGK điện tử Đạo đức 1 thuộc bộ sách Cánh Diều là phiên bản điện tử của 
SGK giấy, trong đó nội dung giáo dục được thể hiện bằng các hình ảnh, đoạn âm 
thanh, video clip và những dạng bài tập tương tác có khả năng hồi đáp - đánh giá kết 
quả làm bài tập của người học, do đó có tác dụng hướng dẫn học tập và theo dõi quá 
trình học của mỗi người học. Trong SGK điện tử có các video hoạt hình hoá nội 
dung; các bài tập tương tác giữa sách với người học; lưu trữ thông tin về quá trình 
sử dụng SGK điện tử và kết quả làm bài tập của người học để hỗ trợ giáo viên, HS, 
phụ huynh HS theo dõi quá trình học của mỗi HS. SGK điện tử Đạo đức 1 Cánh 
Diều chính thức ra mắt độc giả vào tháng 8/2020. 
5.6. Thiết bị và đồ dùng dạy học 
 Thiết bị, đồ dùng dạy học môn Đạo đức lớp 1 được xây dựng phù hợp theo 
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, có bổ 
sung, điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của SGK Đạo đức 1 “Cánh Diều”. 
19 
Phần thứ hai 
 HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC 1 
I. QUY TRÌNH THIÉT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Bước 1: Xác định mục tiêu/yêu cầu cần đạt 
Để xác định được mục tiêu/yêu cầu cần đạt của mỗi bài học, cần căn cứ vào 
các yêu cầu cần đạt của chủ đề trong chương trình môn Đạo đức. Mục tiêu cần được 
thể hiện bằng các động từ có thể định lượng được, ví dụ như: nêu được, trình bày 
được, giải thích được, thực hiện được 
Bước 2: Xác định nội dung, phương pháp và phương tiện, học liệu cần thiết để 
dạy học 
Căn cứ vào mục tiêu bài học và nội dung SGK để xác định các nội dung dạy 
học. Từ đó xác định các phương pháp, phương tiện và học liệu dạy học cho phù hợp. 
Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy học 
Để đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực, GV cần thiết kế các hoạt động học 
tập theo trình tự: 
- Khởi động: 
Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho HS; làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm 
sẵn có của HS, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần/sẽ lĩnh 
hội trong bài học mới; kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu bài học mới của HS; HS 
xác định được nhiệm vụ của mình trong bài học mới. 
- Khám phá: 
Thông qua các hoạt động học tập, HS lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng mới; 
đưa kiến thức, kĩ năng mới tiếp thu được vào hệ thống kiến thức (tri thức), kĩ năng 
của bản thân. 
- Luyện tập: 
HS nhìn nhận, đánh giá lại kiến thức, kĩ năng vừa hình thành, điều chỉnh (nếu 
cần) để hiểu biết đầy đủ hơn, đúng đắn hơn và chắc chắn hơn; đưa kiến thức, kĩ năng 
mới tiếp thu vào hệ thống kiến thức, kĩ năng của bản thân. 
- Vận dụng: 
HS vận dụng tri thức, kĩ năng của bản thân vào giải quyết các tình huống 
tương tự trong học tập, trong cuộc sống. 
Bước 4: Thiết kế công cụ/bài tập đánh giá sau bài học 
20 
Đối với HS lớp 1 chưa đọc thông, viết thạo, GV có thể thiết kế các công cụ để 
HS tự đánh giá như: 
 – Tự đánh giá bằng cách bỏ chiếc lá/ cánh hoa/ hình bông hoa/ hình ngôi sao/ 
viên sỏi nhỏ, vào Giỏ việc tốt/ Giỏ yêu thương khi mỗi ngày làm được một việc 
tốt. 
 – Tự đánh giá bằng cách đánh dấu vào bảng kiểm (đánh dấu (+) hoặc vẽ khuôn 
mặt cười/ bông hoa/ ngôi sao vào bảng kiểm). 
II. CẤU TRÚC KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Tên bài 
Thời lượng 
I. Mục tiêu bài học 
II. Phương tiện dạy học 
III. Các hoạt động dạy học 
Khởi động 
Khám phá 
Hoạt động 1. (tên hoạt động) 
Mục tiêu: 
Cách tiến hành: (bao gồm các hoạt động của GV và các hoạt động của HS; 
Kết luận của GV sau hoạt động). 
Hoạt động 2. (tên hoạt động) 
Mục tiêu: 
Cách tiến hành: 
. 
Luyện tập 
Hoạt động 1. (tên hoạt động) 
Mục tiêu: 
Cách tiến hành: 
Hoạt động 2. (tên hoạt động) 
Mục tiêu: 
Cách tiến hành: 
. 
Vận dụng 
Vận dụng trong giờ học 
Vận dụng sau giờ học 
21 
Tổng kết bài học 
 - Tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua một số câu hỏi. 
 - Hướng dẫn HS tự đánh giá sau bài học. 
III. BÀI SOẠN MINH HOẠ 
Bài 10 
LỜI NÓI THẬT 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: 
– Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật. 
– Giải thích được vì sao phải nói thật. 
– Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác. 
– Đồng tình với những lời nói thật; không đồng tình với những lời nói dối. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- SGK, SGV Đạo đức 1; 
– SGK điện tử; 
- Thiết bị dạy học theo danh mục của Bộ GD&ĐT. 
Lưu ý: 
– GV có thể sử dụng câu chuyện hoặc clip khác thay thế câu chuyện Cậu bé 
chăn cừu cho hoạt động Kể chuyện theo tranh. VD: câu chuyện Cháy nhà (Truyện 
cổ Việt Nam). 
– Một số tình huống nói thật phù hợp với trường, lớp, địa phương (để thay thế 
những tình huống đưa ra trong SGK). 
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
KHỞI ĐỘNG 
Chơi trò Đoán xem ai nói thật? 
22 
● Cách chơi: 
- GV mời 1 nhóm 5 – 6 HS lên tham gia trò chơi. Nhóm chơi chọn đồ vật 
cất dấu. 
- Nhóm chơi cử 1 bạn là người đoán người nào nói thật để tìm đồ vật được cất 
dấu. Người đoán sẽ được bịt kín mắt lại. Sau đó, những người chơi còn lại thống 
nhất nơi cất dấu đồ vật và cử 1 bạn là người nói đúng vị trí cất dấu, còn những người 
khác nói sai vị trí cất dấu. 
 Nhóm HS chơi trò chơi. Sau khi tháo bịt mắt ra, người đoán sẽ đặt câu hỏi cho 
các bạn chơi (ví dụ: Bút dấu ở đâu?). Các bạn chơi đưa ra các câu trả lời khác nhau, 
trong đó chỉ có 1 người nói đúng v

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_giao_vien_su_dung_sach_giao_khoa_lop_1_can.pdf