Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng Sách Giáo Khoa Lớp 1 "Cánh diều" môn Giáo dục Thể chất

2.5 Yêu cầu về phương pháp dạy học

 Sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” quán triệt tinh thần vận dụng

phương pháp giáo dục tích cực, lấy HS làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo

dục thành tự giáo dục; GV là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt

động tập luyện cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích HS tích cực

tham gia các hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát

triển thể chất.

 GV vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: trực quan, sử

dụng lời nói, tập luyện, sửa sai, trò chơi, thi đấu, trình diễn,.; sử dụng nguyên tắc đối

xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ HS; kết hợp dụng cụ, thiết bị phù hợp, sử dụng hiệu

quả các thành tựu của công nghệ thông tin để tạo nên giờ HS động, hiệu quả.

 Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạt động tập thể lớp,

hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm

bảo vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực

chung. Tích hợp kiến thức một số môn học khác, một số bài hát, bản nhạc,. để tạo

không khí vui tươi, hưng phấn trong tập luyện, làm cho HS yêu thích và đam mê tập

luyện thể thao.

 Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, GV giúp HS rèn luyện tính trung

thực, tình cảm bạn bè, đồng đội, tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác, chăm chỉ tập

luyện để phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần, có những phẩm chất và năng lực cần

thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, có sức khoẻ, có văn hoá, đáp ứng

yêu cầu sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

pdf24 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng Sách Giáo Khoa Lớp 1 "Cánh diều" môn Giáo dục Thể chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
tính liền mạch về kiến thức, giúp cho HS dễ nắm bắt đầy 
đủ nội dung từng phần. Trình tự sắp xếp đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ thống và tính 
tiên quyết với từng nội dung học cụ thể. 
 Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” cũng bao 
gồm đầy đủ các thành phần cơ bản theo quy định: Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập 
và Vận dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của GV và học tập của HS. 
 Bên cạnh đó sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” còn có phần giải 
thích thuật ngữ và mục lục rõ ràng theo đúng quy định, phù hợp với nội dung và nhu 
cầu người sử dụng. 
 8 
* Về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa 
Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều”: 
 Nội dung và cấu trúc các bài học trong sách giáo khoa như đã trình bày ở trên tạo 
điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, 
lấy hoạt động học của HS làm trung tâm; tạo cơ hội và khuyến khích HS tích cực, chủ 
động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi HS. 
 Các bài học trong sách giáo khoa thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu 
cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được 
quy định trong chương trình môn học, đối với cấp tiểu học là đánh giá định tính, làm 
cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục. 
* Về ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày của sách giáo khoa sách giáo 
khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều”: 
 Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” bảo 
đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các kí hiệu, phiên âm, đơn 
vị đo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện 
chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi HS. 
 Hình thức trình bày sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” cân đối, hài 
hoà giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống kí hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ. 
 Tranh, ảnh, bảng biểu, hình vẽ trong sách giáo khoa được sử dụng nhiều, có tính 
thẩm mĩ cao, phù hợp với nội dung bài học và lứa tuổi HS lớp 1, có chỉ rõ nguồn 
trích dẫn. 
 Các chủ đề, bài học được trình bày sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh 
Diều” khác nhau làm cho cuốn sách đẹp và hấp dẫn với người đọc cũng như nâng cao 
được tính trực quan của nội dung tập luyện. 
 Sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” chú trọng giảm bớt kênh chữ 
tăng cường kênh hình để hấp dẫn và phù hợp với HS lớp 1. 
 Sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” có hình ảnh, từ ngữ cân bằng 
giới tính, khung cảnh thành thị, nông thôn, vùng miền để phù hợp với các đối tượng 
khác nhau. 
b) Các kiểu bài học và gợi ý cách dạy, cách học 
 Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” bao gồm 
đầy đủ các thành phần cơ bản theo quy định: Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập và 
Vận dụng. 
 Sách được thiết kế theo chủ đề và hướng mở tạo điều kiện thuận lợi cho GV linh 
hoạt trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác 
nhau cho phù hợp với thực tiễn. Trong các bài của chủ đề Đội hình đội ngũ, Bài tập thể 
dục và Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản do phần kiến thức mới có nội dung tương 
đối đơn điệu, với lượng vận động thấp thì GV phải tăng cường sử dụng các trò chơi 
 9 
vận động trong phần mở đầu và luyện tập để kích thích sự hưng phấn của HS và nâng 
cao lượng vận động, qua đó đảm bảo hiệu quả của bài học. 
 Trong các bài của chủ đề tự chọn, đặc biệt là các môn bóng thì do phần kiến thức 
mới có nội dung tương đối hấp dẫn, với lượng vận động tương đối cao thì GV có thể 
giảm thời lượng sử dụng các trò chơi vận động trong phần mở đầu và luyện tập để 
dành thời gian cho nội dung khởi động kéo dãn cơ và các bài tập chuyên môn nhằm 
tránh chấn thương hoặc tập luyện quá sức cho HS 
 Tính đa dạng của các bài học cũng như tính mở của sách còn thể rõ trong việc cho 
phép GV lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học với các bài có 
cùng chủ đề nhưng được thực hiện với điều kiện khác nhau (miền núi, đồng bằng; thành 
thị, nông thôn) 
2.4 Khung phân phối chương trình 
Các nội dung theo 
chương trình 
Chủ đề Số bài Số tiết 
Kiến thức chung 
 Đội hình đội ngũ 4 14 
Vận động cơ bản Bài tập thể dục 7 7 
 Tư thế và kĩ năng 
vận động cơ bản 
4 24 
Thể thao tự chọn Bóng đá mini 6 18 
(Chọn 1 trong 2 môn thể thao) Bóng rổ 6 18 
Những lưu ý khi lựa chọn nội dung 
 Lựa chọn nội dung, sắp xếp thứ tự bài dạy, thời lượng cho một bài dạy hoàn toàn 
thuộc quyền của GV. Phần vận động cơ bản là nội dung bắt buộc, phần thể thao tự chọn 
là lựa chọn của HS và GV tuỳ theo nhu cầu của HS cầu, đặc điểm điều kiện chủ quan 
và khách quan của của nhà trường. 
 Một bài dạy, GV có thể lựa chọn hơn một chủ đề để giảng dạy, nhưng nên cân 
nhắc đến đối tượng HS đầu cấp tiểu học còn nhỏ và khả năng tiếp thu không cao, khả 
năng tập trung thấp, thời gian tiết dạy ngắn 35 - 40 phút, không nên chọn quá nhiều nội 
dung trong một bài dạy. 
 Sắp xếp bài dạy trong từng chủ đề cần tuân thủ theo nguyên tắc giảng dạy, cần 
trang bị cho HS kiến thức và kĩ năng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nên lựa 
chọn theo trình tự bài trong sách giáo khoa và sách GV đã hướng dẫn. 
 Lựa chọn nội dung dạy học phần tự chọn cần chú ý đến nhu cầu sở thích của đối 
tượng HS, đặc điểm vùng miền, xu hướng yêu thích môn thể thao, điều kiện cơ sở vật 
 10 
chất trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho môn học, điều kiện về sân bãi, năng lực của 
GV để lựa chọn nội dung dạy cho phù hợp. 
2.5 Yêu cầu về phương pháp dạy học 
 Sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” quán triệt tinh thần vận dụng 
phương pháp giáo dục tích cực, lấy HS làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo 
dục thành tự giáo dục; GV là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt 
động tập luyện cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích HS tích cực 
tham gia các hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát 
triển thể chất. 
 GV vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: trực quan, sử 
dụng lời nói, tập luyện, sửa sai, trò chơi, thi đấu, trình diễn,...; sử dụng nguyên tắc đối 
xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ HS; kết hợp dụng cụ, thiết bị phù hợp, sử dụng hiệu 
quả các thành tựu của công nghệ thông tin để tạo nên giờ HS động, hiệu quả. 
 Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạt động tập thể lớp, 
hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm 
bảo vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực 
chung. Tích hợp kiến thức một số môn học khác, một số bài hát, bản nhạc,... để tạo 
không khí vui tươi, hưng phấn trong tập luyện, làm cho HS yêu thích và đam mê tập 
luyện thể thao. 
 Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, GV giúp HS rèn luyện tính trung 
thực, tình cảm bạn bè, đồng đội, tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác, chăm chỉ tập 
luyện để phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần, có những phẩm chất và năng lực cần 
thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, có sức khoẻ, có văn hoá, đáp ứng 
yêu cầu sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 
 Đối với năng lực tự chủ và tự học: Trong dạy học môn Giáo dục thể chất, GV tổ 
chức cho HS thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin, lập kế hoạch 
và thực hiện các bài tập thực hành, từ đó hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự 
học cho HS. 
 Đối với năng lực giao tiếp và hợp tác: Môn Giáo dục thể chất tạo cơ hội cho HS 
thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các 
bài thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội. Từ đó, HS được 
hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. 
 Đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động luyện 
tập, trò chơi, thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp tập luyện, GV tạo cơ hội 
cho HS vận dụng kiến thức để phát hiện vấn đề và đề xuất cách giải quyết, biết cách 
lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung 
 11 
thực và sáng tạo. 
 Hình thành, phát triển năng lực chăm sóc sức khoẻ: GV tạo cơ hội cho HS huy 
động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để hình thành ý thức và kiến thức về chăm 
sóc sức khoẻ; đồng thời tăng cường giao nhiệm vụ ở nhà, đồng thời phối hợp với cha 
mẹ HS giúp đỡ HS thực hiện nền nếp giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ bản thân. 
 Hình thành, phát triển năng lực vận động cơ bản: GV khai thác ưu thế của Giáo 
dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động 
(động tác) và sự phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Các giai 
đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở HS kĩ năng vận động, khả năng vận dụng 
vào thực tế. Việc tổ chức các hoạt động vận động (bài tập và trò chơi vận động,...) giúp 
cho HS hình thành và phát triển được các tố chất thể lực cơ bản như: nhanh, mạnh, bền, 
khéo léo, mềm dẻo, cũng như khả năng thích ứng của cơ thể và trí nhớ vận động. 
 Hình thành, phát triển năng lực hoạt động thể dục thể thao: GV vận dụng nguyên 
tắc giáo dục cá biệt, quan tâm phát hiện và hướng dẫn HS tập luyện các môn thể dục 
thể thao phù hợp với sở thích, sở trường; tạo cơ hội cho HS được quan sát và tham gia 
các trò chơi, các hoạt động cổ vũ và thi đấu thể thao, từ đó khơi dậy niềm đam mê hoạt 
động thể dục thể thao, khả năng hoạt động thể dục thể thao, phát triển khả năng trình 
diễn và thi đấu. 
* Một số lưu ý về phương pháp dạy học ở môn GDTC ở lớp 1 
 Thứ nhất: Để dạy học GDTC theo hướng phát triển năng lực có hiệu quả, không 
nên tuyệt đối hóa vai trò của một phương pháp hoặc kĩ thuật nào. Cần phối hợp một 
cách hợp lí các phương pháp và kĩ thuật trong từng bài học nhằm đạt mục tiêu của bài 
học, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục của môn học: phát triển phẩm chất và năng 
lực, nhất là năng lực vận động cơ bản và năng lực hoạt động thể dục thể thao. 
 Thứ hai: Việc lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học cần dựa trên các trên 
cơ sở sau: Mục tiêu của bài học: bài học phải đạt những yêu cầu cần đạt như thế nào 
(kiến thức, kĩ năng, thái độ). 
 Nội dung của bài học: bài học có nội dung về kĩ năng vận động cơ bản (đội hình 
đội ngũ, bài tập thể dục, tư thế và kĩ năng vận động cơ bản) hay bài học có nội dung về 
hoạt động TDTT, hay vận dụng vào thi đấu, 
 Điều kiện về sân tập, nhà thể chất, trang thiết bị về cơ sở vật chất, dụng cụ tập 
luyện, để tổ chức giờ dạy GDTC cho phù hợp với thực tiễn. Việc tổ chức giảng dạy 
trong nhà thể chất hay ở ngoài sân trường,.. để người GV sử dụng nhóm phương pháp 
giảng dạy cho thích hợp nhằm mang lại sự hứng thú trong tập luyện cho HS. 
 Yêu cầu dạy học tích hợp và phân hóa trong từng bài học. Tích hợp những nội 
 12 
dung nội môn, liên môn và tích hợp các kĩ năng vận động. Dạy học đáp ứng các nhóm 
HS có trình độ nhận thức khác nhau. 
 Thứ ba: Tăng cường tổ chức các hoạt động (qua hoạt động, bằng hoạt động) để 
HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận, luyện tập, sau đó tự rút ra, hoàn chỉnh những hiểu 
biết của mình. Phương pháp sử dụng lời nói (giảng giải) của GV trong dạy học GDTC 
theo chương trình mới vẫn cần được sử dụng nhưng cần được đổi mới và giảm thiểu 
việc đi sâu phân tích yếu lĩnh kĩ thuật động tác GV không được lạm dụng nhiều thời 
gian để phân tích yếu lĩnh kĩ thuật động tác, điều này dễ gây ức chế, làm giảm sự chú 
ý của HS. 
Thứ tư: Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với những 
bài học khác nhau. Do đó, ở từng nội dung học cần có sự vận dụng PPGD một cách 
phù hợp sao cho vừa đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực đặc thù vừa đảm bảo cả 
mục tiêu phát triển những năng lực chung. Nói đến sử dụng PPGD trong môn GDTC 
là nói đến việc sử dụng những PPGD chung cho nhiều môn học và sử dụng những 
PPGD mang tính đặc thù của môn học GDTC. 
2.6 Những lưu ý để có giờ dạy học GDTC lớp 1 hấp dẫn 
 Đội hình tổ chức giảng dạy rất quan trọng, mỗi đội hình đều có mặt ưu và nhược 
riêng, tuỳ từng nội dung mà người GV có thể lựa chọn đội hình giảng dạy sao cho phù 
hợp. Đội hình giảng dạy thường được sử dụng là: đội hình hàng dọc, đội hình hàng 
ngang, đội hình vòng tròn, đội hình chữ U ... Người GV cần lưu ý hướng nắng, ánh 
sáng, điều kiện sân bãi để lựa chọn đội hình cho phù hợp. Để giờ dạy thuận lợi, người 
GV cần chuẩn bị sân , mốc vị trí đội hình tập, kẻ sân trò chơi,... 
 Tất cả các nội dung ôn đều có thể chia nhóm, GV cần giao nhiệm vụ và hướng 
dẫn thực hiện rõ ràng, cần sử dụng đội ngũ cán sự lớp một cách hiệu quả, các em HS 
trong mỗi nhóm cần được lần lượt làm cán sự điều khiển nhóm tập luyện. 
 Nên sử dụng âm nhạc với tiết tấu, giai điệu phù hợp trong các nội dung: di chuyển 
đội hình, khởi động, thả lỏng, ôn luyện, trò chơi,... 
 Học mà chơi, chơi mà học cần được biến thành hiện thực trong các giờ giảng dạy 
GDTC, đặc biệt là đối với đối tượng HS đầu cấp tiểu học. Chuyển tất cả các nội dung 
học thành dạng trò chơi nếu có thể. Người GV giỏi, có thể làm mềm giờ dạy GDTC 
khô cứng bằng phương pháp trò chơi. Trò chơi còn là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh 
lượng vận động trong giờ dạy. 
 HS lớp 1 khả năng tập chung chưa cao, để giờ dạy hấp dẫn được HS, người GV 
cần có sự đầu tư chuẩn bị một số đạo cụ, trang trí dụng cụ tập luyện... và xen kẽ trong 
dạy học trong các nội dung bằng các trò chơi nhỏ. 
 Lớp 1 là lứa tuổi rất hiếu động, ham tìm hiểu, chưa quen với nề nếp kỉ luật, chủ 
 13 
yếu học trong lớp, ít được ra sân. GV cần tránh để thời gian chết trong tiết dạy. 
 Phân công và hướng dẫn HS tham gia vào công tác chuẩn bị dụng cụ tập luyện và 
dọn dẹp vệ sinh sân tập, giáo dục ý thức công dân. 
 GV cần tương tác với HS nhiều, đây là một nghệ thuật sư phạm. Các thầy cô sẽ 
bằng kinh nghiệm của mình giúp cho giờ học vui, hấp dẫn và diễn ra một cách tự nhiên. 
 Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy GDTC thực hành. 
Xây dựng giờ học tương tác, sử dụng màn hình chiếu hiển thị tranh, clip kĩ thuật một 
cách hiệu quả. 
 Trong mỗi nội dung đều có các mục tiêu cụ thể, để giờ dạy thực sự hiệu quả, các 
GV cần củng cố sau mỗi giờ học. Trong nội dung phần củng cố cần lồng ghép giáo dục 
ý thức tổ chức kỉ luật, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức vệ sinh cá 
nhân, vệ sinh tập luyện, giáo dục kĩ năng sống, hướng dẫn các em HS vận dụng các 
kiến thức kĩ năng vào cuộc sống. 
2.7 Vấn đề đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục thể chất của học sinh 
 a) Mục tiêu đánh giá 
Đánh giá kết quả giáo dục thể chất là hoạt động thu thập thông tin và so sánh mức 
độ đạt được của HS so với yêu cầu cần đạt của môn học nhằm cung cấp thông tin chính 
xác, kịp thời, có giá trị về sự tiến bộ của HS, mức độ đáp ứng 
yêu cầu cần đạt của chương trình để trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động dạy học và 
cách tổ chức quản lí nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. 
 b) Nội dung đánh giá 
Kết quả giáo dục thể chất phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong 
chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; phải kết 
hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì, kết hợp giữa đánh giá của GV và tự đánh 
giá của HS để điểu chỉnh kịp thời hoạt động dạy - học. 
Việc đánh giá kết quả Giáo dục thể chất cần thúc đẩy và hỗ trợ HS phát triển các 
phẩm chất và năng lực chung, năng lực chuyên môn, chú trọng khả năng vận dụng kiến 
thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ hoạt động vận động của HS tạo được hứng thú 
và khích lệ tinh thần tập luyện của HS, qua đó khuyến khích các em tham gia các hoạt 
động thể thao ở trong và ngoài nhà trường. 
c) Cách thức đánh giá 
 Nguyên tắc đánh giá: Đánh giá kết quả giáo dục phải căn cứ vào mục tiêu và các 
yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong chương trình môn Giáo dục thể 
chất, theo các tiêu chuẩn đánh giá thể lực HS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chú 
trọng kĩ năng vận động và hoạt động thể dục thể thao của HS. 
 Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá 
 14 
thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của GV, tự đánh giá và đánh giá đồng 
đẳng của HS, đánh giá của cha mẹ HS. HS được biết thông tin về hình thức, thời điểm, 
cách đánh giá và chủ động tham gia quá trình đánh giá. 
 Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của HS về năng lực, thể lực và ý thức học tập; 
có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ HS phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng 
thú và khích lệ tinh thần tập luyện của HS, qua đó khuyến khích HS tham gia các hoạt 
động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường. 
d) Hình thức đánh giá 
Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì 
 Đánh giá thường xuyên: Bao gồm đánh giá chính thức (thông qua các hoạt động 
thực hành, tập luyện, trình diễn,...) và đánh giá không chính thức (bao gồm quan sát 
trên lớp, đối thoại, HS tự đánh giá,...) nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình 
thành, phát triển năng lực của từng HS. 
 Đánh giá định kì: Nội dung đánh giá chú trọng đến kĩ năng thực hành, thể lực của 
HS; phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại HS và điều 
chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục. 
Đánh giá định tính 
 Đánh giá định tính: Kết quả học tập được mô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị 
bằng các mức xếp loại. HS có thể sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết thúc 
mỗi nội dung, mỗi chủ đề, hoặc GV sử dụng để đánh giá thường xuyên (không chính 
thức). Đánh giá định tính được sử dụng chủ yếu ở cấp tiểu học. 
Gợi ý đánh giá: 
Chủ đề 2: Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản – Lớp 1 
Đánh giá 
minh họa 
Yêu cầu cần đạt Nội dung kiến thức 
Đánh 
giá 
Đánh giá 
HS sau 
khi học 
Chủ đề 
Tư thế và 
kĩ năng 
vận động 
cơ bản 
 Biết thực hiện vệ sinh sân tập, 
chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện. 
 Biết quan sát tranh ảnh và động 
tác làm mẫu TT&KNVĐCB của GV 
để tập luyện. 
 Thực hiện đúng nội dung Tư thế 
và KNVĐCB (theo quy định của CT 
môn GDTC). 
 Vệ sinh sân tập, 
chuẩn bị dụng cụ trong 
tập luyện. 
 Các tư thế hoạt động 
vận động cơ bản của đầu, 
cổ, tay, chân. 
Hoàn 
thành 
tốt 
 15 
  Tích cực tham gia chơi các trò 
chơi vận động rèn luyện 
TT&KNVĐCB, tư thế, tác phong, 
phản xạ. 
 Hoàn thành tốt lượng vận động 
của bài tập TT&KNVĐCB. 
 Nghiêm túc, tích cực trong tập 
luyện và hoạt động tập thể. Bước 
đầu hình thành thói quen tập thể dục. 
 Các hoạt động vận 
động phối hợp của cơ 
thể. 
 Trò chơi rèn luyện kĩ 
năng vận động và phản 
xạ. 
Đánh giá 
HS sau 
khi học 
Chủ đề 
Tư thế và 
kĩ năng 
vận động 
cơ bản 
 Biết thực hiện vệ sinh sân tập, 
chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện. 
 Biết quan sát tranh ảnh và động 
tác làm mẫu TT&KNVĐCB của GV 
để tập luyện. 
 Thực hiện được nội dung Tư thế 
và KNVĐCB (theo quy định của CT 
môn GDTC) 
 Tham gia tích cực chơi các trò 
chơi vận động rèn luyện TT& 
KNVĐCB, tư thế, tác phong, phản 
xạ. 
 Hoàn thành lượng vận động của 
bài tập TT&KNVĐCB. 
 Nghiêm túc, tích cực trong tập 
luyện và hoạt động tập thể. Bước 
đầu hình thành thói quen tập thể dục. 
 Vệ sinh sân tập, chuẩn 
bị dụng cụ trong tập 
luyện. 
 Các tư thế hoạt động 
vận động cơ bản của đầu, 
cổ, tay, chân 
 Các hoạt động vận 
động phối hợp của cơ thể 
 Trò chơi rèn luyện kĩ 
năng vận động và phản 
xạ 
Hoàn 
thành 
Đánh giá 
HS sau 
khi học 
Chủ đề 
Tư thế và 
kĩ năng 
vận động 
cơ bản 
 Chưa biết thực hiện vệ sinh sân 
tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập 
luyện. 
 Chưa biết quan sát tranh ảnh và 
động tác làm mẫu TT&KNVĐCB 
của GV để tập luyện. 
 Chưa thực hiện được nội dung 
TT&KNVĐCB (theo quy định của 
Chương trình môn GDTC) 
 Vệ sinh sân tập, chuẩn 
bị dụng cụ trong tập 
luyện. 
 Các tư thế hoạt động 
vận động cơ bản của đầu, 
cổ, tay, chân 
 Các hoạt động vận 
động phối hợp của cơ thể 
Chưa 
hoàn 
thành 
 16 
 Hạn chế tham 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_giao_vien_su_dung_sach_giao_khoa_lop_1_can.pdf