Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng Sách Giáo Khoa Lớp 1 "Cánh diều" môn Hoạt động trải nghiệm

Vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh

Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức

độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình; sự tiến bộ của HS trong và sau các

giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hướng học sinh tiếp tục

rèn luyện hoàn thiện bản thân.

Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác

định trong chương trình: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ

chức hoạt động. Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi

cá nhân chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, thông qua quá trình

tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của HS trong mỗi hoạt động.

Đối với Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập

trung vào sự đóng góp của HS cho các hoạt động tập thể và việc thực hiện có kết

quả hoạt động chung của tập thể. Đồng thời, các yếu tố như động cơ, tinh thần,

thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của HS cũng

được đánh giá thường xuyên trong quá trình tham gia hoạt động

pdf30 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng Sách Giáo Khoa Lớp 1 "Cánh diều" môn Hoạt động trải nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 lực của mỗi 
cá nhân chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, thông qua quá trình 
tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của HS trong mỗi hoạt động. 
Đối với Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập 
trung vào sự đóng góp của HS cho các hoạt động tập thể và việc thực hiện có kết 
quả hoạt động chung của tập thể. Đồng thời, các yếu tố như động cơ, tinh thần, 
thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của HS cũng 
được đánh giá thường xuyên trong quá trình tham gia hoạt động. 
Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, 
đánh giá của cha mẹ HS và đánh giá của cộng đồng; giáo viên chủ nhiệm lớp chịu 
trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá. 
Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập được từ quan sát của GV, từ ý 
kiến tự đánh giá của HS, đánh giá lẫn nhau của HS trong lớp, ý kiến nhận xét của 
cha mẹ HS và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt động trải 
nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động xã hội và 
phục vụ cộng đồng, hoạt động lao động,...); số lượng và chất lượng các sản phẩm 
hoàn thành được lưu trong hồ sơ hoạt động. 
Kết quả đánh giá đối với mỗi HS là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên 
và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. 
Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm được ghi vào hồ sơ học tập của HS 
(tương đương một môn học). 
Đánh giá kết quả giáo dục trong HĐTN là đánh giá quá trình hình thành và 
phát triển toàn diện năng lự̣c, phẩm chất củ̉a HS thông qua HĐTN. Mục tiêu của 
việc đánh giá kết quả giáo dục qua HĐTN nhằm tạo độṇg lự̣c cho HS hứng thú và 
sẵn sàng tham gia các HĐTN; động viên, khuyế́n khích để̉ các kĩ năng hoạt độṇg 
từng bước đi vào cuộc sống của các em một cách vững chắc. Hình thức đánh giá là 
 14 
nhận xét. Kết quả đánh giá phải là sự tổng hợp thường xuyên và định kì về phẩm 
chất và năng lực của HS thông qua sự tổng hợp thông tin thu thập được từ quan sát 
của GV, từ ý kiến tự đánh giá của HS, đánh giá lẫn nhau của các HS trong lớp, ý 
kiến nhận xét của cha mẹ HS và cộng đồng. Tự đánh giá của HS theo hướng tự cảm 
nhận và thái độ trong mỗi hành độṇg với mức độ phát triển từng bước và thường 
xuyên sau mỗi hoạt độ̣ng và nhiệm vụ. Đánh giá của GV đối với mỗi HS trong 
HĐTN là đánh giá kết quả theo các hoạt độ̣ng chung. Trong đó chú trọng quan sát, 
ghi chép về thái độ̣, chất lượng và tần suất tham gia của HS với mỗi hoạt động. Đánh 
giá đồng đẳng của HS trong lớp là một trong các đánh giá quan trọng; Đánh giá này 
được quan sát thông qua những chia sẻ, tương tác, phản hồi kết quả hoạt độ̣ng trong 
các loại hình HĐTN; thông qua việc nhận xét, đánh giá về̀ năng lự̣c tiếp cận các hoạt 
động, sự vận dụng kết quả đã tích lũy được của HS trong cuộc sống, năng lự̣c thiết 
kế và tổ chức hoạt độṇg ở từng HS thông qua HĐTN theo chủ đề. Đánh giá của phụ ̣
huynh được xác định thông qua việc quan sát, ghi chép của bố mẹ về số lượng tham 
gia các HĐTN chung của gia đình đối với mỗi HS; thông qua đánh giá sự̣ thay đổi 
tích cự̣c của các thành viên gia đình về nền nếp sinh hoạt của HS trong sự đáp ứng 
các yêu cầu của gia đình. 
3. Hướng dẫn khai thác, sử dụng SGK và hệ thống tài liệu tham khảo 
bổ trợ 
3.1. Hướng dẫn khai thác và sử dụng sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1 
3.1.1. Quan điểm khai thác và sử dụng sách 
 Sách Hoạt động trải nghiệm 1 triển khai thực hiện tính mở của chương trình 
Hoạt động trải nghiệm, nên khi sử dụng SGK, GV có thể lựa chọn đối tượng học tập 
sẵn có ở địa phương để tổ chức hoạt động, có thể thay đổi thứ tự các chủ đề hoặc các 
hoạt động trong tuần để phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, 
thiết bị của nhà trường, nhưng phải lưu ý: 
- Đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình hoạt động trải nghiệm. 
- Đảm bảo tính logic, thống nhất giữa các loại hình hoạt động: sinh hoạt dưới 
cờ, hoạt động giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp ở trong tuần và trong chủ đề. 
- Đảm bảo cho HS được tương tác và hoạt động tốt nhất gắn với các điều kiện 
của trường và địa phương. 
3.1.2. Hướng dẫn tổ chức Hoạt động sinh hoạt dưới cờ 
 Sinh hoạt dưới cờ là một loại hình HĐTN được tổ chức vào thứ 2 hằng tuần. 
Sinh hoạt dưới cờ trong chương trình giáo dục phổ thông mới vừa mang ý nghĩa 
 15 
truyền thống gắn với nghi thức chào cờ, vừa mang ý nghĩa đổi mới, gắn với các nội 
dung HĐTN được quy định trong chương trình. 
Tiết sinh hoạt dưới cờ ở trường tiểu học thường được tổ chức với sự tham gia 
của cán bộ quản lí, nhân viên và toàn thể HS trong trường. Tiết sinh hoạt dưới cờ 
được tổ chức gắn với 2 phần nội dung chính: 
(1) Chào cờ: Đây là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào 
dân tộc và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để giành lấy 
độc lập, tự do cho Tổ quốc. 
(2) Triển khai, tổ chức các HĐTN gắn với chủ đề của tuần, của tháng. Hoạt 
động giáo dục này có thể là mở đầu hoặc nối tiếp với các chuỗi HĐTN theo chủ đề 
và sinh hoạt lớp. Loại hình HĐTN này cũng góp phần hình thành cho học sinh thói 
quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày như chăm chỉ lao động; thực hiện trách 
nhiệm của người HS ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh 
bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác 
nhóm và năng lực giải quyết vấn đề. 
 Trong mỗi tiết Sinh hoạt dưới cờ, sau nghi lễ chào cờ theo quy định, Liên đội 
nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp được phân công thực hiện nội dung 
hoạt động trải nghiệm theo tuần. Vì tiết sinh hoạt dưới cờ là hoạt động được tổ chức 
toàn trường, khi viết các hoạt động sinh hoạt dưới cờ trong SGK, các tác giả cũng 
chú ý đến đặc điểm này, nội dung một số tiết sinh hoạt dưới cờ được gợi ý đưa ra 
trong sách giáo khoa có thể được tổ chức mang tính chất triển khai dành riêng cho 
học sinh khối lớp 1, một số nội dung được gợi ý đưa ra có thể tổ chức cho toàn 
trường, ở tất cả các khối lớp. Do đó, để tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ trong SGK 
Hoạt động trải nghiệm 1 hiệu quả, nhà trường có thể làm như sau: 
 - Xây dựng chương trình tổng thể, kế hoạch hoạt động của tiết Sinh hoạt dưới 
cờ theo từng tuần dựa trên các chủ đề của cả năm học cho toàn trường dựa trên những 
gợi ý tổ chức tiết sinh hoạt dưới cở được đưa ra trong SGK Hoạt động trải nghiệm 
1. Xác định những hoạt động nào sẽ tổ chức dành riêng cho khối lớp 1, hoạt động 
nào sẽ tổ chức trong phạm vi toàn trường. Ví dụ: Trong chủ đề 1 “Trường tiểu học”, 
SGK Hoạt động trải nghiệm 1 đưa ra 4 nội dung hoạt động trải nghiệm cho tiết sinh 
hoạt dưới cờ: Tuần 1: Làm quen với hoạt động Sinh hoạt dưới cờ; Tuần 2: Xây dựng 
Đôi bạn cùng tiến; Tuần 3: Tìm hiểu An toàn trong trường học; Tuần 4: Tham gia 
vui tết Trung thu. Trong chủ đề này, với các hoạt động trên, nhà trường có thể triển 
khai nội dung tuần 1 với phạm vi dành cho học sinh khối 1; nội dung các tuần 2, 3, 
4 có thể triển khai dành cho phạm vi toàn trường. 
 16 
 - Dựa trên chương trình, kế hoạch tổng thể của hoạt động Sinh hoạt dưới cờ, 
Hiệu trưởng phân công lớp HS, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chuẩn bị và 
tổ chức thực hiện trên tinh thần lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ 
động và sáng tạo của HS trong giải quyết vấn đề, tránh việc cán bộ, GV làm thay, 
làm hộ HS. Nếu những tiết Sinh hoạt dưới cờ có những nội dung riêng dành cho 
từng khối lớp, thì bên cạnh việc triển khai nhấn mạnh đến khối lớp riêng, nhà trường 
cũng có những triển khai, hướng dẫn hoạt động chung đến HS toàn trường. Ví dụ: 
Trong chủ đề 1 “Trường tiểu học”, ở tuần 1, việc triển khai, giới thiệu tiết Sinh hoạt 
dưới cờ đến HS khối lớp 1 có thể được thực hiện bởi Liên đội; Tuần 2, triển khai 
xây dựng Đôi bạn cùng tiến với các nội dung diễn tiểu phẩm, đóng kịch được thực 
hiện bởi các học sinh khối 4, 5; sau đó Liên đội hoặc Tổng phụ trách có thể nhấn 
mạnh việc phát động phong trào xây dựng Đôi bạn cùng tiến trong toàn trường 
 Trong một số tiết sinh hoạt dưới cờ, nhà trường có thể huy động và phối hợp 
sự tham gia của cha mẹ HS, chính quyền địa phương, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, 
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan, doanh nghiệp, nghệ nhân, người 
lao động của địa phương để giáo dục HS. Ví dụ: Chủ đề 4, tuần 13: Giao lưu với chú 
bộ đội; Chủ đề 1, tuần 3: Tìm hiểu về an toàn trường học 
3.1.3. Hướng dẫn tổ chức Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
 Hoạt động giáo dục theo chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 được xây 
dựng bám sát nội dung của chủ đề và các hoạt động sinh hoạt dưới cờ. Hoạt động 
này được tổ chức với nhiều phương thức đa dạng: phương thức khám phá; phương 
thức thể nghiệm, tương tác; phương thức cống hiến; phương thức nghiên cứu. 
 Phương thức Khám phá với học sinh lớp 1 chủ yếu được thực hiện với hình 
thức tham quan các khu vực trong trường (chủ đề 1- tuần 1); quan sát vườn trường 
chủ đề 5 (tuần 18, tuần 19) . Khi tổ chức các hoạt động này, GV nên lưu ý: 
+ Chia thành các nhóm nhỏ; 
+ Hướng dẫn và phân chia nhiệm vụ tham quan cụ thể (ví dụ: chỉ rõ khu vực 
cần quan sát, câu hỏi cần trả lời, thời gian để quan sát). 
+ Cân đối việc phân chia thời gian hoạt động hợp lí, tránh tổ chức hoạt động 
quan sát quá lâu dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá, thu nhận, chia sẻ kết 
quả sau quan sát. 
Phương thức Thể nghiệm, tương tác: Phương thức này được thể hiện khá 
nhiều trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 như: tổ chức cho HS tham gia các trò 
chơi, chia sẻ và thảo luận, thực hành làm cam kết, tham gia các hội thi, đóng vai  
 17 
Khi tổ chức các hoạt động này, GV nên tạo cơ hội để tất cả HS được tham gia, quy 
trình tổ chức có thể đi từ: cá nhân cặp đôi  nhóm lớn  toàn lớp. 
Phương thức Cống hiến: Được tổ chức trong một số chủ đề như: Chủ đề 5, 
tuần 19: tổ chức cho HS chăm sóc vườn hoa của trường; chủ đề 6, tuần 23: thực hành 
bảo vệ môi trường; tuần 24: thực hành giữ gìn công trình công cộng ở quê em Với 
những hoạt động này, khi tổ chức đòi hỏi nhà trường và GV phải xây dựng kế hoạch 
cụ thể, huy động sự hỗ trợ và tham gia của phụ huynh và các lực lượng xã hội khác. 
Trong SGK gợi ý đưa ra thời gian tổ chức 1 tiết, nhưng khi tổ chức thực hiện các 
hoạt động này, nhà trường và GV có thể thay đổi linh hoạt nội dung và số tiết để HS 
được tham gia, trải nghiệm tốt nhất. 
Phương thức Nghiên cứu: Được thể hiện trong một số hoạt động như: Sáng 
tạo thiệp tặng thầy cô (tuần 12, chủ đề 3; Ươm cây xanh (tuần 20, chủ đề 5); Sáng 
tạo hộp bút xinh tặng bạn (tuần 30, chủ đề 8); Sáng tạo làm chiếc vòng yêu thương 
tặng mẹ (tuần 25, chủ đề 7) Khi tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động này, GV 
giáo viên tổ chức lên kế hoạch cho HS tự chuẩn bị các vật liệu phong phú từ những 
vật liệu tái chế hoặc tự nhiên, tạo cơ hội cho HS được tự do sáng tạo, thể hiện ý 
tưởng của bản thân, không nên đặt ra các khuôn mẫu, từ đó phát triển năng lực tự 
chủ và tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo cho người học. 
3.1.4. Hướng dẫn tổ chức Hoạt động sinh hoạt lớp 
 Ở trường tiểu học, tiết Sinh hoạt lớp thường được tổ chức vào thứ 6 hằng tuần. 
Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1 đưa ra nhiều nội dung và hình thức hoạt 
động phong phú trong tiết sinh hoạt lớp. Các nội dung bao gồm về giáo dục đạo đức, 
giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, lao động, giáo dục môi trường, an toàn 
giao thông thông qua với nhiều hình thức hoạt động phong phú như: văn nghệ, đố 
vui, diễn kịch, trò chơi, thảo luận, chia sẻ về các nội dung triển khai hoạt động trong 
lớp gắn với hoạt động sinh hoạt theo chủ đề và sinh hoạt dưới cờ hoặc đánh giá 
những việc bản thân HS đã làm được sau khi tham gia các hoạt động giáo dục trong 
chủ đề. 
Nội dung tiết sinh hoạt lớp có thể được tổ chức gồm hai phần: (1) Đánh giá 
việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch học tập, rèn luyện của HS trong lớp. Những ưu 
điểm để phát huy, biểu dương (người tốt, việc tốt), những nhược điểm, hạn chế cần 
khắc phục, những lệch lạc cần điều chỉnh; (2) Phương hướng, nhiệm vụ và những 
công việc cần triển khai, thực hiện của lớp cần phải làm trong tuần tiếp theo. 
 Các tiết sinh hoạt lớp được triển khai, thực hiện bám sát nội dung hoạt động 
của tuần, của chủ đề trong kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường, của khối lớp. 
 18 
Do đó, để thực hiện được tiết sinh hoạt lớp hiệu quả, ngay từ đầu năm học, GV chủ 
nhiệm định hướng nội dung tiết Sinh hoạt lớp bảo đảm tính thống nhất về chủ điểm 
của từng khối lớp theo nội dung kế hoạch giáo dục của nhà trường, đồng thời bám 
sát những nội dung hoạt động được đưa ra trong SGK. Khi tổ chức tiết Sinh hoạt 
lớp, GV cần tổ chức các hoạt động hướng đến hình thành và phát triển phẩm chất, 
năng lực HS học sinh, tránh việc tập trung đánh giá hạn chế, yếu kém và phê bình 
HS trong tiết sinh hoạt lớp. 
 Khi tổ chức tiết Sinh hoạt lớp đảm bảo nguyên tắc HS tự quản toàn diện, tiết 
Sinh hoạt lớp là của HS, do HS thực hiện, vì những lợi ích của mỗi HS và của cả tập 
thể lớp. GV chủ nhiệm cần linh hoạt vai trò chủ đạo của mình trong suốt quá trình 
hướng dẫn HS chuẩn bị, triển khai, đánh giá kết quả,... bằng cách gợi mở, khơi dậy 
tiềm năng, tiềm lực, kết nối giữa các HS, động viên và khuyến khích HS thực hiện 
một cách tự tin, chủ động và huy động được sự tham gia của tất cả HS trong lớp. 
Khi tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp của SGK Hoạt động trải nghiệm 
1, GV nên tăng cường tổ chức cho HS làm việc nhóm, với các chủ đề được thực hiện 
đầu năm học, nên tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, đến các chủ đề cuối, các nhóm 
4 có thể được khuyến khích tổ chức, qua đó tăng cường tính tự tin cho HS, tạo cơ 
hội cho các em được tương tác tích cực, góp phần hình thành và phát triển năng lực 
giao tiếp cho HS. 
 Trong một số tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể huy động và phối 
hợp sự tham gia hoạt động của các GV dạy các môn chuyên biệt như: Âm nhạc, Mĩ 
thuật, Giáo dục thể chất; Tổng phụ trách Đội, cha mẹ học sinh, chính quyền địa 
phương, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ 
quan, doanh nghiệp, nghệ nhân, người lao động của địa phương. Ví dụ: Trong chủ 
đề 7 (Gia đình em), tuần 25, tiết sinh hoạt lớp có thể được tổ chức với sự tham gia 
của mẹ, bà hoặc phụ huynh HS để thể hiện sự gắn kết giữa HS với gia đình, hướng 
đến thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của các em đến bà, đến mẹ. 
 Trong tiết sinh hoạt lớp ở tuần cuối cùng của mỗi chủ đề, SGK đưa ra các hoạt 
động để đánh giá những phẩm chất và năng lực mà học sinh đã đạt được trong chủ 
đề. Hình thức đánh giá HS lớp 1 chủ yếu được thực hiện thông qua việc HS tham 
gia trả lời câu hỏi để tự đánh giá; trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thực hiện 
được từ chủ đề để tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Khi tổ chức hoạt động này, GV 
nên tổ chức dưới hình thức thảo luận nhóm, tổ chức các cuộc thi bằng hình thức kể 
nhanh; triển lãm các sản phẩm sáng tạo; giới thiệu những hình ảnh đáng yêu của HS 
khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề để tiết sinh hoạt lớp trở nên sinh động, 
 19 
khuyến khích tinh thần tham gia hoạt động của HS, tránh biến tiết sinh hoạt lớp thành 
tiết đánh giá, phê bình. 
3.2. Hướng dẫn khai thác và sử dụng Vở thực hành, sách giáo viên Hoạt động 
trải nghiệm 1 
3.2.1. Sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm 1 
Sách giáo viên được biên soạn nhằm giúp GV có những hiểu biết cần thiết 
liên quan đến tổ chức HĐTN 1, hỗ trợ GV thiết kế kế hoạch dạy học trên cơ sở tham 
khảo những gợi ý trong tài liệu. Qua đó, GV sẽ hiểu rõ và thực hiện được chương 
trình HĐTN 1, nâng cao hiệu quả sử dụng SGK, góp phần nâng cao chất lượng dạy 
học HĐTN 1. 
SGV trình bày những hướng dẫn cho việc tổ chức 9 chủ đề trong SGK HĐTN 
1 với cách thức gợi ý tổ chức cho từng tuần cụ thể đi từ Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt 
động giáo dục theo chủ đề đến Sinh hoạt lớp. Đối với GV tiểu học, SGV là tài liệu 
bổ trợ quan trọng, giúp định hướng cho GV tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đạt 
được yêu cầu cần đạt của chương trình HĐTN 1. Tuy nhiên, quá trình giáo dục là 
một quá trình sáng tạo và chương trình HĐTN là chương trình mở. Trong quá trình 
soạn sách, GV, các tác giả không thể dự đoán được tất cả các câu trả lời, các cách 
xử lí tình huống của HS, các điều kiện, cơ sở vật chất của tất cả các trường,... Do đó, 
để sử dụng SGV HĐTN 1 hiệu quả, các cán bộ quản lí và GV đứng lớp cần chú ý 
một số điều cơ bản sau: 
 Nội dung các bài soạn trong SGV chỉ là những gợi ý, không bắt buộc tất cả 
các GV phải làm theo. GV không nên vận dụng một cách máy móc vì có những hoạt 
động dạy học có thể không phù hợp với đối tượng HS và điều kiện cơ sở vật chất 
của trường mình. 
 Vận dụng sáng tạo và phát triển những ý tưởng, gợi ý được đưa ra trong SGV. 
Dựa trên những gợi ý này, GV có thể thiết kế lại kế hoạch hoạt động sao cho phù 
hợp với tính chất của bài; khả năng của HS; điều kiện cơ sở vật chất thực tế của 
trường, của địa phương. Cụ thể là: Có thể xác định lại các mục tiêu của hoạt động; 
Lựa chọn và thiết kế lại các HĐTN; Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức 
dạy học theo cách khác Tuy nhiên, phải đảm bảo yêu cầu cần đạt của Chương 
trình HĐTN 1. 
3.2.2. Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1 
Vở Thực hành HĐTN 1 là tài liệu bổ trợ dành cho học sinh khi tham gia 
HĐTN ở trên lớp. Tài liệu này được xem là phương tiện giúp học sinh củng cố và 
thực hiện các hoạt động giáo dục ở trên lớp thông qua các dạng bài tập đa dạng. 
 20 
Vở Thực hành HĐTN 1 chỉ là tài liệu tham khảo, gợi ý cho giáo viên cách tổ 
chức các hoạt động tự học. Do đó, giáo viên không nên coi Vở Thực hành HĐTN 1 
là phương tiện duy nhất, cách tốt nhất để tổ chức hoạt động cho học sinh. Tuỳ theo 
điều kiện thực tế của từng trường, từng địa phương, GV có thể thiết kế các hoạt động 
thực hành phong phú. 
Cấu trúc mỗi bài trong Vở Thực hành HĐTN 1 gồm 3 hoạt động. Nội dung 
các hoạt động được trình bày đa dạng với nhiều yêu cầu khác nhau: Nối và tô màu 
để hoàn thiện tranh gắn với một nội dung cơ bản của chủ đề; Liên hệ và đánh giá 
bản thân; Nhận xét, đánh giá hành vi của các nhân vật trong tình huống; Vẽ tranh 
liên quan đến nội dung chủ đề; Nhận xét, xử lí các tình huống... Các bài tập này có 
nội dung bám sát các chủ đề trong SGK HĐTN 1, và được thể hiện sáng tạo dưới 
các hình thức trải nghiệm, vui chơi, nhằm tạo tâm thế thoải mái và thu hút HS tự học 
để mang lại hiệu quả cao cho HĐTN. 
3.2.3. Hướng dẫn khai thác và sử dụng các học liệu điện tử 
 Các học liệu điện tử hỗ trợ tổ chức HĐTN 1 bao gồm: video tình huống, câu 
chuyện; hệ thống các tranh động và các tranh tĩnh gắn với nội dung các hoạt động 
trong SGK HĐTN 1. Khi tổ chức các hoạt động trong SGK HĐTN 1, đặc biệt là các 
hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động sinh hoạt lớp, giáo viên có thể sử dụng 
các nguồn học liệu điện tử để minh hoạ, cụ thể hoá các hành vi cho học sinh quan 
sát, nhằm tăng tính sinh động cho các tình huống mô phỏng, thích thích sự tham gia 
và trải nghiệm của HS vào hoạt động. Từ đó, HS hình thành các cảm xúc tích cực 
khi quan sát và đánh giá hành vi của những nhân vật được thể hiện trong các tranh 
động và tình huống. 
 Ví dụ: Khi tổ chức các hoạt động trong chủ đề 3, tuần 11 “Giờ học, giờ chơi”, 
thay vì việc cho HS quan sát tranh trong SGK HĐTN 1, GV có thể trình chiếu video 
tình huống về một sự việc xảy ra trong giờ ra chơi để học sinh quan sát. Khi quan 
sát video tình huống này, nét mặt, cảm xúc, hành động của nhân vật trong tình huống 
sẽ được HS hình thành cảm xúc tích cực và rõ ràng về các nhân vật trong tình huống, 
từ đó có hành vi trải nghiệm ứng xử phù hợp. 
Khi tổ chức hoạt động “Tìm hiểu cảnh đẹp quê hương” (tuần 21, Chủ đề 6), 
GV có thể cho HS quan sát các video cảnh đẹp quê hương các vùng miền của Việt 
Nam, từ đó hình thành cảm xúc tích cực trước khi tham gia hoạt động, tạo tiền đề 
phát triển phẩm chất yêu nước cho HS. 
 21 
Phần thứ hai 
 BÀI SOẠN MINH HOẠ 
1. Tuầ

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_giao_vien_su_dung_sach_giao_khoa_lop_1_can.pdf