Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng Sách Giáo Khoa Lớp 1 "Cánh diều" môn Tiếng Việt
Hoạt động Chia sẻ và giới thiệu bài
- Chia sẻ: GV hướng dẫn HS quan sát các tranh minh hoạ. Từ tranh minh họa,
khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của các em, giúp các em hình dung ra (dự đoán)
mục đích, yêu cầu của bài học. VD: Khi dạy bài Bưu thiếp “Lời yêu thương” ở Tuần
27, GV hướng dẫn HS quan sát những tấm bưu thiếp trong SGK hoặc bưu thiếp GV
mang đến lớp/chiếu trên màn hình để nói tên sự vật (bưu thiếp) và đoán xem phải
làm gì (làm bưu thiếp, viết lên đó những lời yêu thương).
- Giới thiệu bài: Từ dự đoán của HS, GV nêu vắn tắt yêu cầu của tiết học; các
công việc cần làm; giới thiệu sản phẩm của HS năm trước (nếu có) để khích lệ HS
chỉ từng tranh vừa kể thật chậm, HS nghe và quan sát tranh. + Kể lần 3 (như lần 2) để HS một lần nữa khắc sâu nội dung câu chuyện. - HS trả lời câu hỏi theo tranh: Đây là yêu cầu trọng tâm của tiết Kể chuyện ở giai đoạn Học vần. + Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh. (Nếu có 6 tranh, sẽ có từ 6 đến 18 HS trả lời. Với mỗi câu hỏi, GV có thể mời 2 - 3 HS tiếp nối nhau trả lời. Ý kiến của các em có thể lặp lại. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đầy đủ, thành câu). + Mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 tranh. + 1 - 2 HS trả lời các câu hỏi dưới tất cả các tranh. Đối với HS vùng khó khăn, có thể chỉ dừng ở yêu cầu trả lời câu hỏi theo từng tranh. GV cho nhiều HS nhìn tranh trả lời lặp lại 1 câu hỏi, quay vòng 2 - 3 lượt cho nhiều HS được trả lời. Đối với những HS còn hạn chế về kĩ năng nói tiếng Việt, GV có thể hướng dẫn HS trả lời câu hỏi theo cách nói nối tiếp. VD: - GV: Vì sao chồn con không tới trường? - GV: Chồn con không tới trường vì HS: ... nó chỉ thích rong chơi. Nhưng cách làm này không nên kéo dài, vì nhà trường cần dạy HS nói câu hoàn chỉnh. - HS kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi): Đây là yêu cầu đối với HS ở giai đoạn Luyện tập tổng hợp (có thể dành cho HS khá, giỏi ở giai đoạn Học vần). Ở giai đoạn này, hoạt động trả lời câu hỏi theo tranh vẫn được thực hiện nhưng lướt nhanh hơn, làm bước đệm để HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. + Mỗi HS nhìn 1 tranh, tự kể chuyện. + HS kể chuyện theo tranh bất kì (trò chơi bốc thăm hoặc Ô cửa sổ). 16 + 1 HS tự kể toàn bộ câu chuyện theo tranh. Tùy nội dung từng câu chuyện, GV có thể tổ chức cho HS kể chuyện phân vai, trong đó GV (hoặc 1 HS giỏi) vào vai người dẫn chuyện. - HS tìm hiểu ý nghĩa, lời khuyên bổ ích của câu chuyện, nói điều các em hiểu ra qua câu chuyện, với sự giúp đỡ của thầy cô. c) Hoạt động Ứng dụng HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện mới học và nghe người thân kể những chuyện tương tự. 6. Dạy các bài Tập đọc trong phần Luyện tập tổng hợp 6.1. Nội dung Ở phần Luyện tập tổng hợp, mỗi tuần HS được học 3 bài Tập đọc, trong 5 tiết. Ngoài ra, mỗi tuần còn có 2 tiết Tự đọc sách báo để tăng cường kĩ năng đọc. Văn bản đọc được sắp xếp theo 3 chủ điểm: Gia đình, Trường học, Thiên nhiên. Độ dài văn bản thơ (hoặc văn vần) khoảng 50 - 65 tiếng (học trong 1 tiết); văn bản văn xuôi dao động từ 80 đến trên 110 tiếng (học trong 2 tiết). Nội dung các bài đọc rất phong phú, có tác dụng bồi dưỡng đạo đức, vốn sống, vốn từ, hiểu biết ban đầu về văn học, năng lực thẩm mĩ và kĩ năng sống cho HS. 6.2. Cách dạy Quy trình dạy Tập đọc ở phần Luyện tập tổng hợp về cơ bản giống quy trình dạy ở phần Học vần nhưng có những điểm mới, có tính nâng cao, cụ thể: - Vì Tập đọc trong phần Luyện tập tổng hợp là một bài học độc lập nên GV có thể bổ sung nội dung hoạt động Chia sẻ (Khởi động) phong phú hơn; - Vì HS đã đọc tương đối thành thạo nên SGK có nhiều câu hỏi đọc hiểu tự luận hơn; khi dạy, GV có thể tổ chức hoạt động đọc vỡ lướt nhanh hơn. a) Hoạt động Khởi động và giới thiệu bài đọc: Mục tiêu của hoạt động này là giới thiệu tên bài và khơi gợi suy nghĩ, hứng thú cho HS bằng cách hướng dẫn các em dựa vào tranh minh hoạ và kinh nghiệm đã có để nói tên sự vật, đoán tình huống được minh hoạ trong tranh hoặc tổ chức trò chơi để HS hướng vào đề tài của bài đọc. Ví dụ, với bài đọc Chuột con đáng yêu, GV có thể cho HS chơi trò chơi “Mèo vồ chuột” và đặt câu hỏi: “Nếu là một con chuột con, em có muốn hoá thành mèo không? Chuột con hoá thành mèo thì có lợi gì? Liệu nó có gặp điều gì phiền phức không? Ví dụ, chuột mẹ có nhận ra nó, có còn yêu nó 17 không?” v.v GV khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ của mình. GV có thể đặt câu hỏi để các em nghĩ kĩ hơn nhưng không nên đánh giá đúng, sai. b) Hoạt động Khám phá và luyện tập - Đọc thành tiếng GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước tương tự phần Học vần. Vì HS đến giai đoạn này đã đọc tương đối thành thạo nên GV có thể dạy lướt, bỏ qua hoặc kéo dài hoạt động đọc vỡ tùy trình độ đọc của mỗi lớp HS. - Đọc hiểu (tìm hiểu bài đọc) GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi (làm các bài tập) tìm hiểu bài lần lượt theo thứ tự trong SGK. Bên cạnh câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bài tập đọc ở phần Luyện tập tổng hợp có nhiều câu hỏi tự luận. Từ gợi ý của SGV về cách tổ chức hoạt động tìm hiểu bài ở mỗi bài, các thầy cô cần phát huy sáng kiến để tổ chức hoạt động này một cách sinh động, có hiệu quả nhất. - Luyện đọc lại Trước khi kết thúc bài học, GV giúp HS củng cố bài bằng hoạt động luyện đọc lại. Có thể tổ chức hoạt động này dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả đọc theo vai (người dẫn chuyện và các nhân vật). 7. Dạy các bài Góc sáng tạo 7.1. Nội dung Góc sáng tạo là một trong hai kiểu bài mới, thể hiện tư tưởng “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống” của SGK Tiếng Việt 1. Kiểu bài này sẽ còn tiếp tục được thực hiện ở các lớp sau. Đây là sự khác biệt của SGK Tiếng Việt Cánh Diều so với các bộ SGK Tiếng Việt khác. Mục tiêu của Góc sáng tạo là rèn luyện kĩ năng vận dụng những điều đã học vào thực tế dưới hình thức tạo lập các văn bản đa phương thức có tính sáng tạo, tính ứng dụng (viết, vẽ, sưu tầm tài liệu và trưng bày sản phẩm). Toàn bộ phần Luyện tập tổng hợp có 8 bài Góc sáng tạo, mỗi bài có một mục tiêu riêng, cụ thể như sau: (1) Bưu thiếp “Lời yêu thương”; (2) Trưng bày bưu thiếp “Lời yêu thương”; (3) Em yêu thiên nhiên; (4) Trưng bày sản phẩm “Em yêu thiên nhiên”; (5) Quà tặng ý nghĩa; (6) Trưng bày “Quà tặng ý nghĩa”; (7) Em là cây nến hồng; (8) Trưng bày sản phẩm “Em là cây nến hồng”. 7.2. Cách dạy Để dạy kiểu bài Góc sáng tạo, GV thực hiện quy trình dạy như sau: 18 a) Hoạt động Chia sẻ và giới thiệu bài - Chia sẻ: GV hướng dẫn HS quan sát các tranh minh hoạ. Từ tranh minh họa, khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của các em, giúp các em hình dung ra (dự đoán) mục đích, yêu cầu của bài học. VD: Khi dạy bài Bưu thiếp “Lời yêu thương” ở Tuần 27, GV hướng dẫn HS quan sát những tấm bưu thiếp trong SGK hoặc bưu thiếp GV mang đến lớp/chiếu trên màn hình để nói tên sự vật (bưu thiếp) và đoán xem phải làm gì (làm bưu thiếp, viết lên đó những lời yêu thương). - Giới thiệu bài: Từ dự đoán của HS, GV nêu vắn tắt yêu cầu của tiết học; các công việc cần làm; giới thiệu sản phẩm của HS năm trước (nếu có) để khích lệ HS. b) Hoạt động Khám phá GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, nêu nhận xét về sự vật trong tranh và yêu cầu của sản phẩm (các bài tập trong SGK). c) Hoạt động Luyện tập - Chuẩn bị: + HS bày lên bàn đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV từ tiết trước. + GV nhận xét quá trình chuẩn bị của các em. + GV hướng dẫn những HS chưa chuẩn bị giấy màu làm bài vào Vở bài tập hoặc vở ô li thông thường. - Làm sản phẩm: + HS lần lượt thực hiện các yêu cầu của bài tập theo khả năng của mình. + GV nhắc HS ghi tên mình dưới sản phẩm, giữ bí mật món quà (VD, để trống tên người được tặng quà nếu quà là tranh vẽ) để bảo đảm tính bất ngờ. - HS trao đổi sản phẩm với các bạn trong nhóm: Từng nhóm 3, 4 HS giới thiệu cho nhau sản phẩm của mình, góp ý cho nhau. - GV đính lên bảng lớp 4 − 5 sản phẩm đẹp; mời HS giới thiệu. Có thể phóng to sản phẩm trên màn hình cho cả lớp nhận xét: sản phẩm nào có tranh, ảnh đẹp; trang trí, tô màu đẹp; lời giới thiệu hay. d) Hoạt động ứng dụng: HS mang sản phẩm về nhà, tặng người thân hoặc trao đổi với người thân để hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị trưng bày vào tuần tiếp theo. Khi dạy kiểu bài này, GV cần lưu ý: - Đây là kiểu bài học viết sáng tạo cho nên GV cần tạo điều kiện để HS phát huy tính sáng tạo ở mức cao nhất có thể. Việc hướng dẫn cần thực sự mang tính gợi ý, 19 không áp đặt. Việc nhận xét, đánh giá HS cần thể hiện tinh thần động viên, khuyến khích HS. - Sản phẩm mà HS tạo lập trong kiểu bài này là các văn bản đa phương thức. GV cần khuyến khích HS vận dụng những điều đã học trong môn Tiếng Việt và các môn học khác (như Mĩ thuật, Tự nhiên và Xã hội) để tạo nên những sản phẩm có tính tích hợp. - GV cần động viên để tất cả HS đều làm việc; mạnh dạn thể hiện mình. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp. - Sản phẩm mà HS tạo lập có tính ứng dụng, cần được trưng bày, giới thiệu và trao tặng mới hoàn chỉnh một vòng quay của nó. Việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm góp phần rèn luyện các kĩ năng giao tiếp khác cho HS. Việc HS trao tặng sản phẩm sáng tạo của các em cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè, góp phần bồi dưỡng cho các em những tình cảm đẹp. Cả hai hoạt động này đều tạo hứng thú cho các em để tiếp tục sáng tạo. Vì vậy, GV cần hướng dẫn và giúp đỡ các em thực hiện những hoạt động này thật chu đáo. 8. Dạy các bài Tự đọc sách báo 8.1. Nội dung Mục tiêu chung của bài Tự đọc sách báo là rèn luyện kĩ năng tự đọc, tự học và một số kĩ năng sống liên quan như: làm quen với sách báo, thư viện; lựa chọn sách báo; hình thành thói quen đọc sách báo, Toàn bộ phần Luyện tập tổng hợp có 8 bài Tự đọc sách báo, mỗi bài có một mục tiêu riêng, cụ thể như sau: (1) Làm quen với việc đọc sách báo; (2) Đọc truyện; (3) Đọc truyện tranh; (4) Đọc thơ; (5) Đọc sách về kiến thức, kĩ năng sống; (6) Đọc báo; (7) Đọc sách báo ở thư viện; (8) Củng cố kĩ năng đọc sách báo. Bên cạnh mục tiêu chung, mỗi bài có một mục tiêu riêng, thể hiện ở tên bài. 8.2. Cách dạy Quy trình dạy bài Tự đọc sách báo gồm các bước như sau: a) Hoạt động chia sẻ: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học để giúp học sinh hình dung được nhiệm vụ học tập của mình. Mục đích, yêu cầu của mỗi bài Tự đọc sách báo được trình bày rõ ràng trong SGV. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế ở lớp mình, GV có thể điều chỉnh mục đích, yêu cầu cho phù hợp. b) Hoạt động khám phá và luyện tập: 20 - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài học, dựa vào yêu cầu của bài học và tranh minh hoạ, xác định tình huống, nhiệm vụ của các em (đọc sách tại lớp hoặc thư viện). - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, yêu cầu các em đặt lên bàn sách, báo đã chuẩn bị theo dặn dò từ tuần trước. - Mời 2-3 học sinh đọc tên quyển sách, tờ báo, bài đọc mà các em chuẩn bị. - GV giới thiệu câu chuyện in trong SGK và cho học sinh biết nếu không mang sách báo đến lớp, các em có thể đọc câu chuyện này. - HS tự đọc sách. Nhắc HS đọc kĩ để có thể tự tin đọc lại to, rõ trước lớp. Trong thời gian HS đọc sách, GV có thể đến từng bàn để giúp đỡ HS chọn bài đọc và hiểu nghĩa các từ khó. c) Hoạt động ứng dụng: Nhắc HS chia sẻ với người thân về quyển sách, bài báo các em đã đọc; thực hành đọc sách báo ở nhà. Khi dạy kiểu bài này, GV cần lưu ý: - Đây là kiểu bài tự học cho nên GV cần rèn luyện cho HS chủ động trong toàn bộ các hoạt động: từ việc chuẩn bị sách báo mang đến lớp, giữ trật tự, chăm chú đọc sách, chia sẻ nội dung đọc với bạn, lựa chọn sách, trả sách ở thư viện, GV cần bảo đảm không khí yên lặng và thời lượng đủ cho HS đọc được ít nhất một câu chuyện hoặc một bài thơ, bài báo, bài văn trong giờ đọc sách báo. - Quyển sách, bài báo HS mang đến lớp có thể là quyển sách, bài báo các em yêu thích, đã đọc nhiều lần ở nhà, nếu tiếp tục đọc ở lớp thì điều đó không có tác dụng phát triển kĩ năng đọc, đồng thời có thể gây nhàm chán. Vì vậy, GV có thể đề nghị HS đổi sách cho bạn để đọc cuốn sách, bài báo mới, tạo hứng thú cho HS, đồng thời có tác dụng tích cực hơn đối với việc phát triển kĩ năng đọc. - Một số gia đình có thể chưa có thói quen mua sách cho con. Lường trước khó khăn này, tác giả SGK đã cung cấp sẵn ở mỗi bài Tự đọc sách báo một văn bản đọc với tư cách ví dụ. Vì vậy, nếu HS không có sách mang đến lớp, GV hướng dẫn HS đọc văn bản này. Đây là những văn bản được chọn lọc, có nội dung hấp dẫn và có tác dụng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, kiến thức và kĩ năng sống cho các em. Vì vậy, kể cả trong trường hợp tất cả HS đều có sách báo mang đến lớp, GV vẫn nên giao cho 1 - 2 HS đọc những văn bản ấy, sau đó đọc lại cho cả lớp nghe. - Tùy điều kiện của nhà trường và tình hình thời tiết, giờ Tự đọc sách báo có thể được thực hiện trong hoặc ngoài lớp học (ở sân trường, vườn hoa của trường,..). 21 9. Dạy các bài Ôn tập cuối tuần 9.1. Nội dung Ở phần Học vần, SGK bố trí mỗi tuần một bài Ôn tập để giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học được trong tuần. Bài Ôn tập có những kiểu bài tập như sau: a) Bài tập tìm âm, vần đã học. VD: bài tập 1 – bài 51, tr.91, SGK Tiếng Việt 1, tập một: “Dỡ hàng ở mỗi toa tàu vào một thùng hàng thích hợp”. b) Bài tập tạo vần, tạo tiếng từ các âm, vần đã học. VD, bài tập 1 – bài 9, tr.21, SGK Tiếng Việt 1, tập một: “a) Ghép các âm đã học thành tiếng; b) Thêm các thanh đã học vào mỗi tiếng để tạo thành tiếng mới.” c) Bài tập điền chữ, điền vần, điền tiếng. d) Tập chép, nghe viết. e) Tập đọc (có nhiều tiếng chứa các âm, vần đã học). 9.2. Cách dạy Đối với các bài tập đọc, tập chép, nghe viết, điền chữ, điền vần, điền tiếng, GV hướng dẫn HS thực hiện theo quy trình dạy đã nêu ở mục “2. Dạy các bài Tập đọc” và mục “4. Dạy các bài Chính tả”. Đối với các bài tập tìm âm, vần và tạo vần, tạo tiếng từ các âm vần đã học, có thể thực hiện theo quy trình sau: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập; có thể mời một vài HS làm mẫu trước lớp để cả lớp thực hiện đúng yêu cầu của bài tập. - HS làm bài trong Vở bài tập. Vở bài tập đã in sẵn đề bài và có hình thức trình bày phù hợp cho HS viết. Trong trường hợp HS không dùng Vở bài tập, vở Luyện viết mà dùng vở ô li thông thường thì không cần chép đề bài, chỉ cần viết số thứ tự bài tập và ghi vắn tắt kết quả. VD, để làm bài tập 1 – bài 51, tr.91, SGK Tiếng Việt 1, tập một, HS không cần chép lại câu lệnh “1. Dỡ hàng ở mỗi toa tàu vào một thùng hàng thích hợp” mà chỉ cần ghi số thứ tự bài tập và kết quả: 1. diêm – iêm; 2. yếm – yêm; 3. lốp – ôp; 4. tôm – ôm. - GV hướng dẫn HS chữa bài tập bằng nhiều hình thức khác nhau, VD: mời một vài HS chữa bài trên bảng lớp (hoặc trên màn hình nếu sử dụng SGK điện tử hoặc phương tiện công nghệ thông tin); tổ chức thi giải bài tập giữa các nhóm,... - Sau mỗi lần chữa bài, GV cho lớp nhận xét, đánh giá và nêu nhận xét, đánh giá của mình theo hướng động viên kết quả tốt hoặc sự tiến bộ của HS. 22 10. Dạy các bài Ôn tập giữa học kì, cuối học kì, cuối năm học 10.1. Nội dung Các bài Ôn tập giữa học kì I, cuối học kì I và Ôn tập cuối năm học đều được thực hiện trong 12 tiết, gồm 2 phần: (1) Luyện tập, (2) Đánh giá. Bài Ôn tập giữa học kì II được thực hiện trong 6 tiết, chỉ có phần Đánh giá. Phần Luyện tập gồm các bài tập ôn chữ, ôn vần đã học, tập đọc và chính tả. Phần Đánh giá gồm đánh giá các kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng và đánh giá kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng viết. Bài Ôn tập cuối năm có yêu cầu cao hơn, cụ thể có thêm 1 bài tập viết đoạn văn (Viết lời chào tạm biệt và cảm ơn cô giáo (thầy giáo) lớp Một của em). 10.2. Cách dạy a) Dạy phần Luyện tập Các dạng bài tập trong phần này thường là các bài ôn luyện vần; bài tập đọc; bài tập chính tả điền chữ, điền vần, điền tiếng và bài tập chép. - Với các bài tập ôn luyện vần, giáo viên có thể sử dụng các trò chơi ôn tập được hướng dẫn trong SGV để tạo hứng thú cho HS. Quy trình dạy tương tự các bài tập tìm âm, vần và tạo vần, tạo tiếng đã trình bày ở mục 9.2. - Với các bài tập đọc, GV thực hiện theo quy trình dạy bài Tập đọc ở mục 2.2. - Với các bài tập chính tả và các bài tập chép, GV thực hiện theo quy trình dạy bài Chính tả ở mục 4.2. b) Dạy phần Đánh giá - Để đánh giá các kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng, GV làm phiếu (thăm) ghi tên các bài đọc, số của đoạn cần đọc. Theo kết quả chọn phiếu (bốc thăm), từng HS đọc trước lớp đoạn văn được chỉ định trong phiếu. GV nhận xét, đánh giá những HS đạt yêu cầu và khá giỏi. Những HS chưa đạt yêu cầu sẽ ôn luyện tiếp để được đánh giá lại. - Để chuẩn bị đánh giá các kĩ năng đọc hiểu và viết, GV tổ chức cho HS làm bài theo đề tham khảo trong SGK. Tiếp theo, GV dựa vào gợi ý của đề tham khảo, ra đề đánh giá, HS làm bài trong phạm vi 2 tiết. 11. Vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh 11.1. Mục tiêu đánh giá Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải bảo đảm mục tiêu đánh giá được quy định tại Chương trình GDPT năm 2018 và văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. 23 Chương trình GDPT năm 2018 quy định: “Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.” Có thể cụ thể hóa mục tiêu đánh giá như sau: 1. Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. 2. Giúp HS có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. 3. Giúp cha mẹ HS hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS. 4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. 11.2. Hình thức đánh giá Chương trình GDPT năm 2018 quy định: “Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì.” Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do GV tổ chức; hình thức đánh giá gồm: GV đánh giá HS; HS đánh giá lẫn nhau; HS tự đánh giá bản thân. Để đánh giá thường xuyên, GV có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về HS, việc HS trả lời câu hỏi, làm bài tập, sưu tầm tư liệu và làm các sản phẩm ứng dụng khác. Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể được thể hiện bằng hình thức viết 24 tự luận (một hoặc nhiều câu); kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình. Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc: Đánh giá sự tiến bộ của HS, coi trọng sự động viên, khuyến khích cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy nhiều nhất năng lực sẵn có hoặc đã được hình thành; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS. 11.3. Một số hướng dẫn cụ thể về đánh giá HS trong SGK Tiếng Việt 1 Dưới đây xin nêu một vài điểm cụ thể về đánh giá, nhận xét và sửa lỗi cho HS qua các loại bài trong sách Tiếng Việt 1: a) Đánh giá kĩ năng đọc: HS học đọc từ những bước đi ban đầu (phát âm/đọc đúng âm, vần, tiếng). GV đánh giá kết quả đọc của HS dựa trên kết quả nhận biết, hiểu và vận dụng kiến thức, kĩ năng của từng em, từ đó đưa ra nhận xét phù hợp. Thông qua lời
File đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_giao_vien_su_dung_sach_giao_khoa_lop_1_can.pdf