Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng Sách Giáo Khoa Lớp 1 "Cánh diều" môn Toán

Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học

VD với Chủ đề “Các số đến 10” bao gồm các bài học chủ yếu: Các số 1, 2, 3;

Các số 4, 5, 6; Các số 7, 8, 9; Số 0; Số 10; Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <. Bằng

nhau, dấu =.

Mỗi bài học được tổ chức thành một chuỗi các HĐ học tập của HS, sắp xếp theo

tiến trình hướng đến việc tìm tòi, khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng (phù

hợp với trình độ nhận thức và NL của HS lớp 1).

Cấu trúc mỗi bài học bao gồm các thành phần cơ bản: Mở đầu, Hình thành kiến

thức mới, Luyện tập, Vận dụng và được thiết kế theo tinh thần kết nối chặt chẽ giữa

Lí thuyết và Thực hành – Luyện tập

pdf27 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng Sách Giáo Khoa Lớp 1 "Cánh diều" môn Toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
hay tiến hành những điều chỉnh hoặc bổ sung cụ thể về nội 
dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên việc điều chỉnh phải 
trên cơ sở đảm bảo yêu cầu cần đạt của CT môn Toán (với những kiến thức, kĩ năng 
cơ bản, trọng tâm trong mỗi bài học); nội dung điều chỉnh phải phù hợp với thực tế 
đời sống, với truyền thống văn hoá của cộng đồng dân cư nơi HS sinh sống, phù hợp 
với đặc điểm và trình độ HS trong lớp học. Giao quyền chủ động cho các nhà trường 
xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa 
phương, nhà trường và NL của GV, HS. Vì vậy, trong trường hợp cần dãn hoặc thu 
gọn thời lượng dạy học, GV có thể căn cứ tình hình cụ thể để chủ động điều chỉnh 
cho phù hợp, miễn sao đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu cần đạt. 
 1.4. Đánh giá kết quả học tập 
 Đánh giá NL người học thông qua các bằng chứng thể hiện kết quả đạt được 
trong quá trình học tập. Kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá thường xuyên, 
đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, 
9 
vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, 
các dự án/sản phẩm học tập, ...) và vào những thời điểm thích hợp. 
Với mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức, nên giao cho HS những mục tiêu và 
nhiệm vụ học tập cụ thể. Có thể điều chỉnh các nhiệm vụ học tập nêu trong SGK để 
phù hợp với nhịp độ tiếp thu và trình độ nhận thức của HS. 
Khi kết thúc một chủ đề, GV có thể tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả học tập 
của HS và điều chỉnh cách dạy của mình. 
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 1 (CÁNH DIỀU) 
 2.1. Một số đặc điểm chung 
 2.1.1. Cụ thể hóa yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Toán lớp 1 
 VD với chủ đề “Đếm, đọc, viết và so sánh các số trong phạm vi 100”: Xuất phát 
từ yêu cầu cần đạt nêu trong CT môn Toán lớp 1, xác định Khung nội dung dạy học 
trình bày cụ thể trong SGK Toán 1 (Cánh Diều): 
Chủ đề Yêu cầu cần đạt Nội dung dạy học 
Đếm, đọc, viết 
các số trong 
phạm vi 100 
– Đếm, đọc, viết 
được các số trong 
phạm vi 10; trong 
phạm vi 20; trong 
phạm vi 100. 
– Nhận biết được 
chục và đơn vị, số 
tròn chục. 
– Các số từ 1 đến 9; số 0; số 10. 
– Các số từ 11 đến 20. 
– Các số: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90. 
– Các số có hai chữ số (từ 21 đến 99); các 
số đến 100. 
– Chục và đơn vị. 
– Sử dụng “Bảng các số từ 1 đến 100” 
để thực hành đếm, đọc, viết và so sánh 
các số. 
– Thực hành viết số có hai chữ số thành 
tổng của chục và đơn vị. 
So sánh các số 
trong phạm vi 
100 
– So sánh, xếp thứ tự 
các số trong phạm vi 
100 (ở các nhóm có 
không quá 4 số). 
– Lớn hơn, dấu >; Bé hơn, dấu <; Bằng 
nhau, dấu =. 
– So sánh, xếp thứ tự các số trong phạm 
vi 10 trong phạm vi 100. 
– Sử dụng phép đếm (hoặc Bảng các số 
từ 1 đến 100) để so sánh . 
10 
 2.1.2. Tinh giản, thiết thực 
 SGK Toán 1 (Cánh Diều) thực hiện giảm tải, VD: 
 – Quan hệ “lớn hơn, bé hơn, bằng nhau”, các dấu (> , < , = ) và việc so sánh các 
số chỉ được đề cập khi HS đã được hình thành các số trong phạm vi 10. Điều này 
giúp cho HS trong những tiết học toán đầu tiên được tập trung vào kĩ năng 
“đếm, đọc, viết” mà không bị tải thêm nội dung “so sánh các số” 
 – Kĩ thuật tính viết (tính theo cột dọc) không đưa vào quá sớm, chỉ được giới 
thiệu khi học về phép tính với các số trong phạm vi 100. 
 – Chỉ yêu cầu HS biết lựa chọn và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với 
câu trả lời cho tình huống có vấn đề được nêu mà không yêu cầu phải thực sự ghi 
lời giải một bài toán có lời văn liên quan. VD (Bài 3b trang 131 – SGK Toán 1): 
 2.1.3. Quán triệt tinh thần “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào 
cuộc sống” 
Mỗi Chủ đề trong sách Toán 1 bắt đầu bằng một tranh vẽ, VD: Tranh chủ đề 1 
mô tả các đối tượng cụ thể trong sinh hoạt và đời sống hằng ngày như cây trái, vật 
nuôi; Tranh chủ đề 2 mô tả một buổi sinh hoạt ngoại khóa; Tranh chủ đề 3 mô tả các 
hoạt động thể dục, thể thao; Tranh chủ đề 4 mô tả hoạt động sôi động chuẩn bị cho 
lễ hội của HS trường tiểu học. 
Ngoài ra, trong mỗi bài học, SGK Toán 1 đều chú ý kết nối chặt chẽ giữa kiến 
thức lí thuyết với vận dụng thực tế. VD: Sau khi học các số 1, 2, 3 HS thực hành 
đếm các đồ dùng học tập cá nhân có trên mặt bàn (Bài tập 4 trang 11 – SGK Toán 1); 
11 
Sau khi học các số 4, 5, 6 GV nên nhắc HS cùng mẹ vào bếp thực hành đếm các đồ 
vật có trong nhà bếp (Bài tập 4 trang 13 – SGK Toán 1); Sau khi học các số 7, 8, 9, 
10 cũng là bắt đầu vào dịp tết Trung thu, HS có thể đếm các đồ chơi trung thu (Trang 
14 – SGK Toán 1); như các hình dưới đây. 
2.1.4. Sách được phân chia thành 4 chủ đề: Các số đến 10; Phép cộng, 
phép trừ trong phạm vi 10; Các số trong phạm vi 100; Phép cộng, phép trừ trong 
phạm vi 100. 
Tên của mỗi chủ đề nêu rõ những kiến thức, kĩ năng trọng tâm được đề cập 
trong chủ đề. Cùng với các tranh Chủ đề thì tranh, ảnh, hình vẽ minh họa được 
chọn lọc trong các bài học sẽ giúp HS có được những trải nghiệm, hiểu biết đầy 
đủ, toàn diện hơn về cuộc sống. Đó cũng là cơ hội để giáo dục cho HS sự quan 
12 
tâm đến bạn bè, gia đình, yêu mến quê hương, đất nước, nhen nhóm sự tò mò khát 
khao hiểu biết. VD: Tranh chủ đề 1 trang 4, 5 – SGK Toán 1). 
2.1.5. Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học 
VD với Chủ đề “Các số đến 10” bao gồm các bài học chủ yếu: Các số 1, 2, 3; 
Các số 4, 5, 6; Các số 7, 8, 9; Số 0; Số 10; Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <. Bằng 
nhau, dấu =. 
 Mỗi bài học được tổ chức thành một chuỗi các HĐ học tập của HS, sắp xếp theo 
tiến trình hướng đến việc tìm tòi, khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng (phù 
hợp với trình độ nhận thức và NL của HS lớp 1). 
Cấu trúc mỗi bài học bao gồm các thành phần cơ bản: Mở đầu, Hình thành kiến 
thức mới, Luyện tập, Vận dụng và được thiết kế theo tinh thần kết nối chặt chẽ giữa 
Lí thuyết và Thực hành – Luyện tập. 
13 
 2.1.6. Trong từng bài học, SGK Toán 1 (Cánh Diều) thiết kế nhiều dạng câu 
hỏi, bài tập hoặc HĐ có tác dụng kích thích hứng thú và phát triển NL học tập môn 
Toán của HS. Những hoạt động/bài tập được gắn kí hiệu màu xanh thuộc loại thực 
hành, luyện tập, củng cố trực tiếp. Còn gắn kí hiệu màu da cam thuộc loại vận dụng 
giải quyết vấn đề thực tế hoặc mang tính chất thực tế. 
 Ở mỗi bài học, khi cần thiết có đưa thêm các “bóng nói” hoặc các kí hiệu bằng 
hình vẽ, nhằm gợi ý, hướng dẫn HS suy nghĩ giải quyết vấn đề hoặc trao đổi thảo 
luận với các bạn, các thầy cô giáo. Cuối mỗi bài học, thông qua một tình huống gần 
gũi với thực tế đời sống, HS làm quen với việc vận dụng tổng hợp kiến thức đã học 
để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, HS còn được tạo cơ hội tham gia trả lời các câu hỏi 
và ứng đáp với các tình huống thách thức hơn nhằm phát triển tư duy, khả năng sáng 
tạo và đáp ứng nhu cầu dạy học phân hoá. 
 2.1.7. Cuối mỗi chủ đề có dạng bài “Em vui học toán” nhằm dành thời gian cho 
HS được tham gia các HĐ thực hành và trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán vào 
thực tiễn cuộc sống. VD (Trang 122, 123 – SGK Toán 1): 
Mở 
đầu 
Hình thành 
kiến thức mới 
Vận dụng 
Luyện 
tập 
14 
 2.2. Một số điểm mới trong cấu trúc nội dung 
 2.2.1. Về số 
 Quán triệt quan điểm thông qua “đếm” để hình thành khái niệm số và hình thành 
kĩ năng thực hành so sánh các số. Cụ thể: 
 ‒ Thông qua đếm số lượng để hình thành khái niệm số. Chú ý đặc điểm ngôn 
ngữ Tiếng Việt khi HS đếm và đọc các số, VD quá trình biến âm “mười – mươi” 
trong đếm, đọc số (số 13 – mười ba và số 23 – hai mươi ba). Việc hình thành khái 
niệm số thông qua “Chục và đơn vị” chỉ đề cập khi HS đã được hình thành đầy đủ 
các số trong phạm vi 100. 
 ‒ Thông qua đếm để hình thành kĩ năng thực hành so sánh các số (trong hai số, 
số nào được đếm trước thì bé hơn, số nào đếm sau thì lớn hơn và ngược lại).Vì vậy, 
SGK Toán 1 (Cánh diều) sử dụng “Băng số” và “Bảng các số từ 1 đến 100” như 
phương tiện trực quan giúp HS thực hành so sánh các số. 
 2.2.2. Về phép tính 
 Tập trung vào các nội dung: 
 – Ý nghĩa thực tế của phép tính (cộng, trừ); 
 – Kĩ thuật tính nhẩm trong thực hành tính như: Đếm tiếp (hoặc đếm lùi); Cộng 
(trừ) nhẩm các số tròn chục; Sử dụng các bảng tính cộng, trừ. Kĩ thuật tính viết 
15 
(tính theo cột dọc) không đưa vào quá sớm, chỉ được giới thiệu khi học về tính với 
các số trong phạm vi 100. 
 – Chỉ yêu cầu mức độ làm quen với giải một bài toán có lời văn, không yêu cầu 
viết đầy đủ câu lời giải, phép tính giải và đáp số. 
 2.2.3. Về Hình học và Đo lường 
 Với chủ đề “Hình khối”, chỉ yêu cầu HS biết cầm, nắm, dịch chuyển, sắp xếp, 
lắp ghép, thao tác trên các đồ vật cụ thể rồi đọc tên các dạng hình khối đó (khối hộp 
chữ nhật; khối lập phương), chưa yêu cầu HS phải nhận biết, mô tả đặc điểm của các 
hình khối (mặt, đỉnh, cạnh). Ngoài ra, trong HĐ thực hành và trải nghiệm “Em vui 
học toán”, GV nên quan tâm cho HS thực hành HĐ, chẳng hạn “Vẽ đường viền 
quanh các đồ vật (hình khối) để tạo hình (hình phẳng)”, 
 Với HĐ “Thực hành đo độ dài với đơn vị đo là xăng-ti-mét (cm)” (trong điều 
kiện HS chưa học về đoạn thẳng), chú ý tổ chức cho HS sử dụng thước thẳng (có 
vạch chia xăng-ti-mét) để thực hành đo độ dài một số đồ dùng học tập quen thuộc, 
không quá nhấn mạnh kĩ năng tính toán (hoặc giải quyết vấn đề) liên quan đến đơn 
vị đo xăng-ti-mét. 
 2.3. Khung phân phối chương trình (kế hoạch dạy học) môn Toán lớp 1 
(Cánh Diều) 
 Khung PPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của SGK Toán 1 
(Cánh Diều). Thời lượng quy định tại Khung PPCT áp dụng cho các trường tổ chức 
dạy học 2 buổi/ngày. Căn cứ Khung PPCT, các trường xây dựng và thực hiện kế 
hoạch giáo dục phù hợp với nhà trường. Các trường chỉ có điều kiện dạy học 
1 buổi/ngày có thể điều chỉnh Khung PPCT cho phù hợp. 
 Chủ đề / Bài Số tiết 
1. Các số đến 10 15 tiết 
Trên – Dưới. Phải ‒ Trái. Trước ‒ Sau. Ở giữa 1 tiết 
Hình vuông ‒ Hình tròn ‒ Hình tam giác ‒ Hình chữ nhật 1 tiết 
Các số 1, 2, 3 1 tiết 
Các số 4, 5, 6 1 tiết 
Các số 7, 8, 9 1 tiết 
Số 0 1 tiết 
Số 10 1 tiết 
16 
 Chủ đề / Bài Số tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Nhiều hơn ‒ Ít hơn ‒ Bằng nhau 1 tiết 
Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <. Bằng nhau, dấu = 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Em ôn lại những gì đã học 2 tiết 
Em vui học toán 1 tiết 
2. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 39 tiết 
Làm quen với phép cộng ‒ Dấu cộng 1 tiết 
Làm quen với phép cộng ‒ Dấu cộng (tiếp theo) 1 tiết 
Phép cộng trong phạm vi 6 2 tiết 
Phép cộng trong phạm vi 6 (tiếp theo) 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Phép cộng trong phạm vi 10 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Phép cộng trong phạm vi 10 (tiếp theo) 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Khối hộp chữ nhật – Khối lập phương 1 tiết 
Làm quen với phép trừ ‒ Dấu trừ 1 tiết 
Phép trừ trong phạm vi 6 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Phép trừ trong phạm vi 6 (tiếp theo) 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Phép trừ trong phạm vi 10 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Phép trừ trong phạm vi 10 (tiếp theo) 2 tiết 
17 
 Chủ đề / Bài Số tiết 
Luyện tập 2 tiết 
Luyện tập 2 tiết 
Luyện tập 2 tiết 
Luyện tập chung 2 tiết 
Em ôn lại những gì đã học 2 tiết 
Em vui học toán 1 tiết 
Ôn tập 2 tiết 
3. Các số trong phạm vi 100 21 tiết 
Các số 11, 12, 13, 14, 15, 16 2 tiết 
Các số 17, 18, 19, 20 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Các số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 1 tiết 
Các số có hai chữ số (từ 21 đến 40) 1 tiết 
Các số có hai chữ số (từ 41 đến 70) 1 tiết 
Các số có hai chữ số (từ 71 đến 99) 1 tiết 
Các số đến 100 1 tiết 
Chục và đơn vị 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
So sánh các số trong phạm vi 100 1 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Dài hơn ‒ Ngắn hơn 1 tiết 
Đo độ dài 1 tiết 
Xăng-ti-mét 1 tiết 
Em ôn lại những gì đã học 2 tiết 
Em vui học toán 1 tiết 
18 
 Chủ đề / Bài Số tiết 
4. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 30 tiết 
Phép cộng dạng 14 + 3 2 tiết 
Phép trừ dạng 17 – 2 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Cộng, trừ các số tròn chục 1 tiết 
Phép cộng dạng 25 + 14 2 tiết 
Phép cộng dạng 25 + 4, 25 + 40 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Phép trừ dạng 39 – 15 2 tiết 
Phép trừ dạng 27 ‒ 4, 63 – 40 2 tiết 
Luyện tập 1 tiết 
Luyện tập chung 1 tiết 
Các ngày trong tuần lễ 1 tiết 
Đồng hồ ‒ Thời gian 2 tiết 
Em ôn lại những gì đã học 2 tiết 
Em vui học toán 1 tiết 
Ôn tập các số trong phạm vi 10 1 tiết 
Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 1 tiết 
Ôn tập các số trong phạm vi 100 1 tiết 
Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 1 tiết 
Ôn tập về thời gian 1 tiết 
Ôn tập 2 tiết 
 2.4 Yêu cầu Phương pháp dạy học 
 2.4.1. – Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, phù hợp với tiến trình nhận 
thức, NL nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS, tạo điều kiện 
giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển các NL chung và NL toán học. 
19 
Tiến trình đó bao gồm các bước chủ yếu: Trải nghiệm ‒ Kiến thức mới ‒ Thực hành, 
luyện tập ‒ Vận dụng. Bên cạnh đó, tổ chức cho HS được tham gia một số HĐ thực 
hành hoặc các HĐ ngoài giờ chính khoá liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ 
bản hoặc vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn. 
 – NL được hình thành và phát triển thông qua HĐ học tập và trải nghiệm cá 
nhân. Cần xác định các cơ hội mà môn Toán góp phần hình thành và phát triển NL 
cho HS (NL chung và các NL toán học với mức độ cần đạt phù hợp ở từng lớp, từng cấp 
học). Từ đó, tổ chức HĐ tạo được cơ hội thuận lợi để hình thành phát triển các NL 
cần đạt. 
Ví dụ minh họa 
Cơ hội học tập trải nghiệm và 
phát triển năng lực cho học sinh 
Xem tranh bài 4b) trang 41 và bài 3a) 
trang 55 – SGK Toán 1. Nêu phép tính 
thích hợp vào ô trống: 
– Quan sát tranh và hình dung được tình 
huống: Lúc đầu có 3 bạn đang ngồi đọc 
sách, sau đó có thêm 2 bạn nữa đi tới; lúc 
đầu trên lá có 4 con bọ dừa, sau đó có 1 
con bay đi. 
– Liên hệ với phép tính thích hợp trong 
mỗi hình (tranh thứ nhất liên quan đến 
phép cộng, tranh thứ hai liên quan đến 
phép trừ) 
– Viết được phép tính thích hợp với tranh 
vào ô trống (3 + 2 = 5, 4 – 1 = 3). 
– Kiểm tra lại kết quả. 
Qua việc thực hiện bài toán này, học sinh 
có cơ hội phát triển NL giải quyết vấn đề 
toán học và NL giao tiếp toán học. 
= 
= 
20 
 2.4.2. Quy trình dạy học một số dạng bài điển hình 
 a) Dạy học “Bài mới’’ 
 Các HĐ chủ yếu trong tiến trình dạy học dạng “Bài mới”: 
 b) Dạy học dạng bài “Thực hành – Luyện tập” 
Các HĐ chủ yếu trong tiến trình dạy học dạng bài “Thực hành – Luyện tập”: 
 c) Dạy học dạng bài “ Ôn tập’’ 
 Bài Ôn tập nên được cấu trúc gồm ba phần: 
 – Tái hiện, củng cố: Gồm những bài tập cơ bản được chọn lọc giúp HS tái hiện, 
củng cố những kiến thức cơ bản, trọng tâm đã học trong tuần. 
 – Kết nối: Gồm những bài tập được chọn lọc giúp HS kết nối các kiến thức được 
học trong tuần và nâng cao dần kĩ năng giải toán và NL tư duy. 
 – Vận dụng, phát triển: Gồm những bài tập ở mức độ vận dụng, phát triển, những 
bài toán vui, những câu đố, những ứng dụng hoặc thể hiện của Toán học trong đời 
sống. HS phải phân tích, tổng hợp, so sánh và vận dụng kiến thức để hoàn thành các 
bài tập. 
 Cuối mỗi bài học nên có mục “Em tự đánh giá” để HS tự đánh giá việc hoàn 
thành bài học hoặc để GV, cha mẹ HS đánh giá sự tiến bộ của HS. 
 d) Dạy học dạng bài “Hoạt động thực hành trải nghiệm”: Đây là dạng bài được 
tổ chức thông qua các HĐ thực hành – trải nghiệm nhằm ôn tập, củng cố, thực hành 
vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn (có thể tổ chức ngoài giờ chính khoá). 
VD thông qua các HĐ: Hát theo nhịp và Chơi trò chơi, Tạo các số bằng các vật liệu 
khác nhau, HS được củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10. 
Hình thành nội 
dung mới (kiến 
thức, kĩ năng 
hoặc quy tắc 
mới). 
Trải nghiệm, 
tiếp cận 
Củng cố 
Vận dụng 
Luyện tập củng 
cố các kiến 
thức, kĩ năng 
“thành phần” 
Nhận biết, các 
kiến thức, kĩ 
năng “thành 
phần” và cấu 
trúc logic của 
chúng 
Thực hành, vận 
dụng các kiến 
thức, kĩ năng 
“thành phần” 
trong các ngữ 
cảnh khác nhau 
Vận dụng thực 
tế; đánh giá; 
phân loại ; khái 
quát hoá cho 
vấn đề tương tự. 
21 
 2.5. Vấn đề đánh giá và xếp loại học sinh trong dạy học môn Toán lớp 1 (Cánh Diều) 
 Khi soạn bài GV cần chú ý phản ánh HĐ đánh giá kết quả học tập của HS khi 
học Toán 1. Đó là những HĐ quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình 
học tập của HS; HĐ hướng dẫn, động viên HS; nhận xét định tính hoặc định lượng 
về kết quả học tập cũng như việc hình thành và phát triển một số NL, phẩm chất của 
HS trong quá trình học môn Toán. 
 GV cần chú ý thiết kế, tổ chức cho HS được tham gia đánh giá, tự rút kinh 
nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó 
dần hình thành và phát triển NL vận dụng kiến thức, khả năng tự học, phát hiện và 
giải quyết vấn đề trong môi trường giao tiếp, hợp tác; bồi dưỡng hứng thú học tập 
và rèn luyện của HS trong quá trình học môn Toán. 
 Thông qua đánh giá quá trình, GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh HĐ dạy học ngay 
trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, 
tiến bộ của HS để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn của HS để hướng 
dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế 
của mỗi HS để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả 
HĐ học tập của HS. 
III. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH 
GIÁO VIÊN, CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO BỔ TRỢ VÀ HỌC LIỆU, 
THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 1 (CÁNH DIỀU) 
 3.1. Hệ thống sách, các tài liệu tham khảo bổ trợ (in giấy) 
 3.1.1. Sách giáo viên 
 Toán 1 – Sách giáo viên được biên soạn trên tinh thần quán triệt yêu cầu cần 
đạt của CT môn Toán lớp 1, có tính đến những nét đặc thù trong dạy học ở các điều 
kiện khác nhau. Để giúp GV giảm nhẹ áp lực khi soạn bài, cũng như khi dạy học 
trên lớp, các tác giả khuyến khích GV có thể sử dụng (trong soạn giáo án cá nhân) 
toàn bộ hay một phần các kịch bản được nêu trong phần “Hướng dẫn tổ chức dạy 
học từng bài” trong Toán 1 – SGV 
 3.1.2. Sách bổ trợ Vở bài tập Toán 1 (gồm 2 tập) 
 Vở bài tập Toán 1 được biên soạn nhằm: Đáp ứng nhu cầu thiết thực của dạy 
học môn Toán lớp 1; Giúp các em HS lớp 1 và các thầy cô giáo thuận lợi hơn trong 
tổ chức các HĐ dạy học theo hướng thiết kế các bài tập/hoạt động thực hành tương 
tự như các bài tập/hoạt động thực hành trong SGK Toán 1 (Cánh Diều), nhưng được 
trình bày để tạo điều kiện cho HS trực tiếp ghi lại bài làm hoặc trình bày sản phẩm 
của cá nhân. Trong các tiết học toán, thầy cô giáo có thể hướng dẫn HS làm bài ở 
vở này thay cho làm các bài tập trong SGK Toán 1 (Cánh Diều). 
22 
 3.1.3. Sách tham khảo thiết yếu (in giấy) 
 1. Bài tập Toán 1 (gồm 2 tập) 
 Sách Bài tập Toán 1 cung cấp cho HS và GV hệ thống bài tập/hoạt động thực 
hành với đầy đủ dạng loại, tương thích về độ khó và mức độ yêu cầu nêu trong 
SGK Toán 1 (Cánh Diều). Đồng thời có thiết kế hệ thống bài tập giúp HS kết nối 
kiến thức, tạo cơ hội hình thành và phát triển NL, tạo hứng thú học tập môn Toán. 
 Sách sẽ giúp các em HS tự học, luyện tập ở lớp, ở nhà; hỗ trợ các thầy cô giáo 
và phụ huynh HS thuận lợi hơn khi tổ chức các HĐ dạy học, cũng như giúp đỡ HS 
học tập môn Toán 
 2. Phiếu thực hành cuối tuần Toán 1 
 Phiếu Thực hành cuối tuần Toán 1 được biên soạn tương thích với Kế hoạch 
học theo từng tuần được bố trí trong SGK Toán 1 (Cánh Diều). 
 3. Bài tập cơ bản và nâng cao Toán 1 (gồm 2 tập) 
 Sách Bài tập cơ bản và nâng cao Toán 1 được biên soạn tương thích với kế 
hoạch dạy học theo từng tuần bố trí trong SGK Toán 1 (Cánh Diều). Sách cung 
cấp cho GV tài liệu củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng thực hành giải quyết vấn 
đề của HS, đặc biệt khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Đồng thời, để bảo đảm 
tính tích hợp, tính phân hoá trong dạy học bộ môn Toán nội dung mỗi tuần được thể 
hiện trong các phần: Bài tập cơ bản và Bài tập nâng cao. 
 3.2. Thiết bị và đồ dùng dạy học: Về cơ bản, thiết bị, đồ dùng dạy học 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_giao_vien_su_dung_sach_giao_khoa_lop_1_can.pdf