Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học

Cấu trúc một bài học (hoặc 1 phần trong bài học) theo dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường gồm các bước:

+ Đặt vấn đề - xây dựng bài toán nhận thức;

+ Tạo tình huống có vấn đề;

+ Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh;

+ Phát biểu vấn đề cần giải quyết;

+ Giải quyết vấn đề đặt ra;

+ Đề xuất các giả thuyết;

+ Lập kế hoạch giải quyết vấn đề (theo các giả thuyết đặt ra);

+ Thực hiện kế hoạch giải;

+ Kết luận;

+ Thảo luận kết quả và đánh giá;

+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu;

+ Phát biếu kết luận;

+ Đề xuất vấn đề mới.

 

doc130 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2760 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
n Y (hình vẽ bên) và trả lời các câu hỏi sau :
a) Tại sao ống nghiệm phản ứng phải chúc 
miệng xuống ?
b) Cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 nhằm 
mục đích gì ?
c) Màu sắc chất rắn trước và sau phản ứng 
khác nhau như thế nào ? Giải thích.
d) Chất gì tạo thành trong cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 sau phản ứng.
Như vậy HS phải quan sát hình vẽ, phân tích đi đến nhận xét khái quát:
+ Khí thoát ra khỏi ống A là oxit axit (SO2, CO2);
+ Hai chất rắn có màu tác dụng với nhau tạo ra một chất rắn mới có màu khác;
+ Phản ứng cần nhiệt độ cao;
Từ sự phân tích khái quát đó HS xác định dụng cụ trên được dụng để điều chế chất khí: CO2, 
Các chất dùng để điều chế các khí đó được chứa trong dụng cụ A: CuO, C .
a) ống nghiệm phải chúc miệng xuống do hoá chất có thể không khô, hơi nước ngưng tụ sẽ không đọng ở đáy ống và không làm nứt ống
b) Cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 nhằm mục đích hấp thụ CO2
c) Các chất rắn ban đầu có màu đen (CuO, C), sau phản ứng có màu đỏ (Cu)
d) Phản ứng giữa CO2 và Ca(OH)2 tạo ra kết tủa CaCO3. 
Sử dụng bản trong và máy chiếu:
Thực tế day học đã xác định sử dụng bản trong và máy chiếu đã trợ giúp tích cực cho quá trình dạy học hoá học ở tất cả các cấp học, bậc học. Việc sử dụng bản trong, máy chiếu rất đa dạng giúp cho GV cụ thể hoá các hoạt động một cách rõ ràng và tiết kiệm được thời gian cho các hoạt động của GV và HS. Bản trong và máy chiếu có thể được sử dụng trong các hoạt động:
Đặt câu hỏi kiểm tra: GV thiết kế câu hỏi, làm bản trong và chiếu lên.
GV giao nhiệm vụ, điều khiển các hoạt động của HS (qua phiếu học tập), GV thiết kế nhiệm vụ, làm bản trong, chiếu lên và hướng dẫn HS thực hiện
Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tính chất các chất.
Giới thiệu mô hình, hình vẽ mô tả thí nghiệm…GV chụp vào bản trong, chiếu lên cho HS quan sát, nhận xét…
Tóm tắt nội dung, ghi kết luận, tổng kết một vấn đề học tập, lập sơ đồ tổng kết vào bản trong rồi chiếu lên.
Chữa bài tập, bài kiểm tra: GV in nội dung bài giải, đáp án vào bản trong và chiếu lên.
Hoạt động của HS chủ yếu là đọc thông tin trên bản trong, tiến hành các hoạt động học tập và dùng bản trong để viết kết quả hoạt động ( câu trả lời, báo cáo kết quả hoạt động, nhận xét, kết luận…) rồi chiếu lên để cho cả lớp nhận xét đánh giá.
III.1.3.Sử dụng bài tập hoá học theo hướng tích cực.
Bản thân bài tập hoá học đã là PPDH hoá học tích cực song tính tích cực của phương pháp này được nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi chứ không phải để tái hiện kiến thức. Với tính đa dạng của mình bài tập hoá học là phương tiện để tích cực hoá hoạt động của HS trong các bài dạy hoá học, nhưng hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng của GV trong quá trình dạy học hoá học.
Sử dụng bài tập hoá học để hình thành khái niệm hoá học.
Ngoài việc dùng bài tập hoá học để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng hoá học cho HS người GV có thể dùng bài tập để tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức của HS hình thành khái niệm mới. Trong bài dạy hình thành khái niệm HS phải tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới mà HS chưa biết hoăc chưa biết chính xác rõ ràng. GV có thể xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp để giúp HS hình thành khái niệm mới một cách vững chắc.
Ví dụ: Hình thành khái niệm hiện tượng hoá học (lớp 8). Khi hình thành khái niệm này GV thường nêu định nghĩa, cho HS vận dụng vào giải một số bài tập để hiểu đầy đủ định nghĩa này. Với hình thức hoạt động này quá trình tiếp thu của HS vẫn mang tính thụ động. Để tích cực hoá hoạt động học tập của HS giáo viên có thể dùng các bài tập để cho HS tìm kiếm, hình thành khái niệm.
1) Sơ đồ sau mô phỏng một phản ứng hoá học giữa 2 chất được tạo ra từ 2 nguyên tố hoá học A và B
Hãy dùng kí hiệu A, B biểu diễn phương trình hoá học cho phản ứng trên.
2) Cho các hiện tượng :
(1) Đun sôi nước thành hơi nước.
(2) Làm lạnh nước lỏng thành nước đá.
(3) Hoà tan muối ăn vào nước được nước muối.
(4) Đốt cháy một mẩu gỗ.
(5) Cho một mẩu đá vôi vào giấm ăn thấy có bọt khí thoát ra.
Hiện tượng hoá học là :
	A. (1), (2) ;	B. (3), (4) ;	C. (4), (5) ;	D. (3), (5).
3) Để sản xuất rượu bằng phương pháp thủ công người ta làm như sau :
ThócGạoCơm Đường glucozơ Rượu
	Giai đoạn xảy ra sự biến đổi hoá học là :
	A. I, II, III ;	 	B. II, III, IV ;	C. I, III, IV ;	D. I, II, IV.
4) Cho biết các hiện tượng sau : 
a) Hoà tan đường vào nước.	d) Làm sữa chua.
b) Cho vôi sống vào nước (tôi vôi).	e) Bông kéo thành sợi.
c) Làm kem.
	Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học :
5) Sơ đồ sau mô phỏng phản ứng tạo ra khí cacbon đioxit :
	Hãy viết phương trình hoá học cho phản ứng trên.
Như vậy sau khi giải các bài tập trên và có sự chỉnh lí, bổ sung của GV, học sinh đã tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình hình thành khái niệm. Với các nguyên chất – hỗn hợp, phân tử - nguyên tử, phản ứng hoá học, liên kết hoá học…ta cũng có thể lựa chọn, xây dựng các bài tập phù hợp đưa vào các phiếu học tập để tổ chức, điều khiển hoạt động học tập tích cực của HS trong giờ học.
Sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học. 
Trong mục tiêu môn học có nhấn mạnh đến việc tăng cường rèn luyện kĩ năng hoá học cho HS trong đó chú trọng đến kĩ năng thí nghiệm hoá học và kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn. Bài tập thực nghiệm là một phương tiện có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành, phương pháp làm việc khoa học, độc lập cho HS. GV có thể sử dụng bài tập thực nghiệm khi nghiên cứu, hình thành kiến thức mới, khi luyện tập, rèn luyện kĩ năng cho HS. Khi giải bài tập thực nghiệm, HS phải biết vận dụng kiến thức để giải bằng lí thuyết rồi sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của những bước giải bằng lí thuyết và rút ra kết luận về cách giải. GV cần hướng dẫn HS các bước giải bài tập thực nghiệm:
+ Bước 1: Giải lí thuyết. Hướng dẫn HS phân tích lí thuyết, xây dựng các bước giải, dự đoán hiện tượng, kết quả thí nghiệm, lựa chọn hoá chất, dụng cụ, dự kiến cách tiến hành.
+ Bước 2: Tiến hành thí nghiệm. Chú trọng đến các kĩ năng:
Sử dụng dụng cụ, hoá chất, lắp thiết bị, thao tác thí nghiệm đảm bảo an toàn thành công.
Mô tả đầy đủ, đúng hiện tượng thí nghiệm và giải thích đúng các hiện tượng đó.
Đối chiếu kết quả thí nghiệm với việc giải lí thuyết, rút ra nhận xét, kết luận.
Với các dạng bài tập khác nhau thì các hoạt động cụ thể của HS cũng có thể thay đổi cho phù hợp.
Ví dụ: Hãy làm các thí nghiệm hoá học chứng tỏ độ hoạt động của các kim loại Na, Fe, Cu, Ag giảm dần theo thứ tự trên. Các dụng cụ hoá chất đều có đủ.
Khi giải bài tập này HS phải tiến hành các hoạt động:
Chọn phản ứng hoá học chứng minh độ hoạt động hoá học giảm dần của các kim loại và dự đoán hiện tượng xảy ra.
Chọn hoá chất, dụng cụ cần cho các thí nghiệm.
Quan sát màu sắc các chất tham gia phản ứng, dự kiến cách tiến hành thí nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, đối chiếu với điều dự đoán.
Rút ra kết luận về cách giải.
Khi giải bài tập thực nghiệm để nhận biết và phân biệt các dung dịch mất nhãn, HS phải tiến hành các hoạt động:
+ Giải bằng lí thuyết:
Phân tích đề bài, tiến hành phân loại các chất cần nhận biết.
Đề xuất các phương án có thể dùng để nhận biết các chất theo điều kiện của đề bài xác định thứ tự nhận biết từng chất.
Lựa chọn chất dùng để nhận biết từng chất, xác định các dấu hiệu, hiện tượng phản ứng để kết luận.
+ Tiến hành thí nghiệm:
- Lựa chọn 1 phương án tối ưu và xây dựng qui trình tiến hành thí nghiệm.
- Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cần thiết.
- Xác định cách tiến hành thí nghiệm cụ thể và trình tự tiến hành.
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và kết luận về từng bước giải (chất được nhận biết).
+ Kết luận về cách giải và trình bày hệ thống cách giải.
Các dạng bài tập thực nghiệm được sử dụng chủ yếu trong giờ luyện tập, thực hành nhằm rèn luyên kĩ năng hoá học cho học sinh.
Sử dụng các bài tâp thực tiễn:
Theo phương hướng dạy học tích cực GV cần tăng cường sử dụng bài tập giúp HS vận dụng kiến thức hoá học giải quyết những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học.Thông qua việc giải bài tập thực tế sẽ làm cho ý nghĩa của việc học hoá học tăng lên, tạo ra hứng thú, say mê trong học tập ở HS. Các bài tập có liên quan đến kiến thức thực tế còn có thể dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học. Các bài tập này có thể ở dạng bài tập lí thuyết hoặc bài tập thực nghiệm:
Ví dụ:
1) Vì sao trong các viên than tổ ong, người ta tạo ra các hàng lỗ rỗng?
Trả lời: Các hàng lỗ rỗng trong viên than tổ ong nhằm mục đích tăng diện tích tiếp xúc giữa than đá và oxi không khí, giúp than cháy đều và hết.
2) Nhỏ vài giọt nước chanh vào cốc sữa bò thấy rằng sữa bị vón cục. Từ đó có thể rút ra một nhận xét là không nên uống sữa cùng một lúc với nước chanh. Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích.
Trả lời: Trong sữa bò có nhiều protein. Nước chanh có pH < 7, môi trường axit sẽ làm protein bị vón cục, trở nên khó tiêu hơn.
3) Trong cuốn sách “ Những điều cần biết và nên tránh trong cuộc sống hiện đại” có viết rằng: Đồ ăn uống có chất chua không nên đựng trong đồ dùng bằng kim loại mà nên đựng trong đồ dùng bằng thuỷ tinh, sành sứ. Nếu ăn, uống đồ ăn có chất chua đã nấu kĩ hoặc để lâu trong đồ dùng bằng kim loại thì có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Em hãy giải thích vì sao? 
Trả lời: Đồ ăn có vị chua có tính axit. Nếu dùng dụng cụ bằng kim loại như gang hoặc nhôm để nấu, đựng đồ ăn có vị chua (ví dụ có HCl) thì sẽ xảy ra phản ứng :
 Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­
 Al2O3 + 6HCl ®2AlCl3 + 3H2O
Khi đó thức ăn bị nhiễm ion kim loại với nồng độ cao gây độc cho người sử dụng, các dụng cụ nấu ăn bị hỏng do kim loại bị ăn mòn.
4) Hè này, bố mẹ Dũng quyết định xây một khu chăn nuôi trong vườn để nuôi gà đẻ trứng. Dũng được bố giao nhiệm vụ trộn vữa (trộn đều vôi, cát, xi măng và nước theo tỉ lệ) rồi xách ra cho bố xây. Sau vài hôm, bàn tay, bàn chân Dũng bị tróc da, ngứa.
a. Nguyên nhân nào khiến chân, tay bạn Dũng bị tróc da và ngứa?
b. Để không xảy ra tình trạng tay, chân bị tróc da và ngứa, Dũng nên làm gì sau mỗi buổi làm? Hãy chọn phương án mà em cho là cần thiết:
1. Rửa sạch tay chân rồi ngâm vào nước giấm pha loãng.
2. Rửa sạch tay chân rồi ngâm vào nước muối loãng.
3. Rửa sạch tay chân rồi ngâm vào nước pha một ít natri hiđrocacbonat. 
Trả lời: a. Vữa xây dựng có môi trường kiềm là môi trường ăn da. Việc da tiếp xúc trực tiếp với vữa đã gây ra tình trạng tróc ngứa.
b. Dũng nên rửa sạch tay chân rồi ngâm vào nước pha một ít giấm. 
5) Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của một số dung dịch các chất:
Dung dịch 
A
B
C
D
E
pH
10
3
2,1
7
8
Hãy dự đoán:
a. Dung dịch nào có thể là dịch vị dạ dày?( Dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohiđric là 0,032 mol/lít )
b. Dung dịch nào có thể là nước vôi trong?
c. Dung dịch nào có thể là dung dịch muối ăn?
d. Dung dịch nào có thể là giấm, nước chanh ép?
e. Dung dịch nào có thể là nước biển (biết nước biển làm quỳ tím chuyển xanh)?
Trả lời: 
a. Dịch vị dạ dày là dung dịch C.
b. Nước vôi trong là dung dịch A.
c. Dung dịch muối ăn D.
d. Dung dịch có thể là giấm hoặc nước chanh ép là B.
e. Nước biển, biết nước biển làm quỳ tím chuyển xanh là dung dịch E.
6) Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn:
A. Dung dịch natri hiđrocacbonat . B. Nước đun sôi để nguội.
C. Nước đường. D. Một ít giấm ăn.
Hãy chọn phương án đúng. Giải thích ngắn gọn.
Trả lời: Chọn đáp án A.
A. Dung dịch natri hiđrocacbonat. Dung dịch này có tác dụng trung hoà bớt môi trường quá axit. 
7) Nhiệt độ thùng vôi mới tôi lên tới 1500C và có pH = 13,1. Vì vậy nếu chẳng may bị ngã vào thùng vôi mới tôi thì người đó vừa bị bỏng do nhiệt, vừa bị bỏng do kiềm. Bỏng vôi mới tôi sẽ để lại những vết sẹo lồi, lõm hoặc loang lổ trong rất xấu. Nhưng nếu được sơ cứu kịp thời thì hậu quả để lại sẽ được giảm nhẹ rất nhiều.
 Hãy lựa chọn một phương pháp sơ cứu có hiệu quả nhất trong các phương pháp sau:
 1. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng giấm ăn dội lên.
 2. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi phủ kem đánh răng lên. 
 3. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng nước mắm đổ lên (nước mắm có pH< 7,0 ).
 4. Chỉ dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi.
Trả lời: a. -Vì vết bỏng do nhiệt nên phải làm mát nó.
- Vì vết bỏng do kiềm nên cần dùng thứ gì đó có tính axit để trung hoà.
- Giấm ăn có tính axit yếu, kem đánh răng có tính bazơ yếu, nước mắm có tính axit yếu, nước trung tính. Giữa giấm ăn và nước mắm, chọn chất nào?
+ Nước mắm có hàm lượng muối khá cao nên có thể gây xót cho vết bỏng.
+ Giấm ăn có thành phần chính là axit axetic với hàm lượng nhỏ (3 -5%). 
Þ Giấm ăn sẽ thích hợp hơn.
Vậy đáp án cho bài này là đáp án số 1.
8) Vì sao khi bị ong hoặc kiến đốt lại cần bôi vôi vào vết đốt?
Trả lời: Khi giải bài tập này HS biết rằng trong nọc ong, kiến hay một số lá ngứa như lá han có chứa axit gây bỏng rát ngứa, phồng da. Ngoài ra trong nọc ong còn có cả HCl, H3PO4, histamine, triptophan…nên bôi vôi vào thì vôi đã trung hoà các axit trong nọc ong và hiện tượng rát bỏng sẽ mất đi.
9) Hãy nêu biện pháp xử lí chất thải độc hại có chứa các chất: HCl, Cl2, CO2, CO, SO2 bằng phương pháp hoá học.
Trả lời: Khi giải bài tập này GV cần hướng dẫn HS hoạt động:
+ Phân tích đề bài để hiểu được nhiệm vụ đặt ra.
+ Phân loại các chất cần loại bỏ và xác định tính chất của chúng:
Có các chất có tính axit: HCl, Cl2, CO2, SO2.
Chất có tính khử: CO
+ Xácđịnh phương pháp xử lí: Cho các chất này tác dụng với chất khác để tạo ra chất ít độc hoặc không độc hại.
+ Xác định chất cụ thể:
Dùng chất có tính kiềm để khử các chất có tính axit, lựa chọn dung dịch nước vôi trong vừa rẻ vừa dễ kiếm.
Dùng chất có tính oxi hoá để khử CO, lựa chọn CuO.
+ Xây dựng qui trình khử. Quá trình khử được tiến hành theo các bước:
Dẫn hỗn hợp khí thải sục vào nước vôi trong dư, khử được: HCl, Cl2, CO2, SO2, còn lại khí CO.
Dẫn khí còn lại qua CuO nung nóng, sản phẩm phản ứng có tạo ra khí CO2.
Dẫn khí sau phản ứng với CuO qua nước vôi trong dư.
+ Kết luận về cách giải: Khử được hoàn toàn khí độc.
Trong chương trình hoá học phổ thông có nhiều nội dung kiến thức để GV xây dựng các bài tập thực tiễn giúp HS rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề thực tế có liên quan đến hoá học.
III.1.4. Sử dụng một số phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực.
Khi áp dụng PP tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống.Những PP thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan để minh hoạ lời giảng…vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các PPDH đã quen thuộc. Đồng thời cũng cần học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để tiến lên từng bước vững chắc. Chúng ta cần tập trung tìm hiểu, vận dụng,phát triển một số phương pháp sau:
a) Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơrixtic). Giáo viên tổ chức trao đổi ý kiến- kể cả tranh luận giữa GV với cả lớp, giữa trò với trò, thông qua đó mà HS nắm được tri thức mới.
Trong vấn đáp tìm tòi, hệ thống câu hỏi do GV đặt ra giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học. Trật tự logic của các câu hỏi hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính qui luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết. GV gíông như người tổ chức sự tìm tòi, còn HS thì giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Khi kết thúc cuộc đàm thoại HS có được niềm vui của sự khám phá. HS vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được PP nhận thức và phát triển tư duy. GV cần vận dụng các ý kiến của HS để kết luận vấn đề đặt ra có sự bổ sung, chỉnh lí. Như vậy HS sẽ hứng thú tự tin hơn vì thấy rằng trong kết luận của thày có phần đóng góp ý kiến của mình.
Ví dụ: Để nghiên cứu tính chất của Fe, Al; GV có thể dùng hệ thống câu hỏi như:
+ Fe và Al có phải là kim loại không?
+ Tính chất hoá học chung của kim loại gồm những phản ứng gì?	
+ Al và Fe có những tính chất hoá học nào giống nhau?
+ Những phản ứng hoá học nào chứng tỏ Al có độ hoạt động mạnh hơn Fe?
+ Hãy rút ra những nhận xét về tính chất giống nhau, khác nhau của Al, Fe?
+ Al, Fe có ở đâu trong tự nhiên? Làm thế nào để nhận ra nó?
+ Al, Fe có những ứng dụng quan trọng gì?
Sự dẫn dắt theo các câu hỏi trên có mất thêm thời gian hơn so với PP thuyết trình nhưng kiến thức HS lĩnh hội được sẽ chắc chắn hơn nhiều. Theo hướng dạy học tích cực GV có thể chia hệ thống câu hỏi thành các nhóm theo nội dung, hoạt động học tập của bài dạy và viết vào các phiếu học tập, phát cho HS. Học sinh trả lời vào phiếu và trình bày kết quả các câu hỏi một lúc thay vì từng HS trả lời từng câu một, do vậy sẽ tiết kiệm thời gian hơn.
b) Dạy học nêu và giải quyết vấn đề. 
Trong xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt thì khả năng phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thục tiễn là một năng lực cần thiết đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy tập cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề cần nhận thức trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm PPDH mà phải được đặt ra trong mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông.
Nét đặc trưng của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội kiến thức diễn ra thông qua quá trình giải quyết vấn đề.
Cấu trúc một bài học (hoặc 1 phần trong bài học) theo dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường gồm các bước:
+ Đặt vấn đề - xây dựng bài toán nhận thức;
+ Tạo tình huống có vấn đề;
+ Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh;
+ Phát biểu vấn đề cần giải quyết;
+ Giải quyết vấn đề đặt ra;
+ Đề xuất các giả thuyết;
+ Lập kế hoạch giải quyết vấn đề (theo các giả thuyết đặt ra);
+ Thực hiện kế hoạch giải;
+ Kết luận;
+ Thảo luận kết quả và đánh giá;
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu;
+ Phát biếu kết luận;
+ Đề xuất vấn đề mới.
Khâu quan trọng của PPDH này là tạo tình huống có vấn đề, điều chưa biết là yếu tố trung tâm gây ra sự hứng thú nhận thức, kích thích tư duy, tính tự giác tích cực trong hoạt động nhận thức của HS. Trong dạy học hoá học GV có thể sử dụng thí nghiệm hoá học, bài tập nêu vấn đề để tạo tình huống có vấn đề.
Như vậy trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề GV đưa HS vào các tình huống có vấn đề rồi giúp HS tự lực giải quyết vấn đề đặt ra. Bằng cách đó HS vừa nắm được tri thức mới vừa nắm được PP nhận thức tri thức đó, tư duy sáng tạo phát triển, HS còn có được khả năng phát hiện vấn đề và vận dụng kiến thức vào tình huống mới.
Việc áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề cần chú ý lựa chọn hình thức, mức độ cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS và nội dung cụ thể của mỗi bài học. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề có các mức độ như:
- Giáo viên nêu và giải quyết vấn đề.
- Giáo viên nêu vấn đề và tổ chức cho HS tham gia giải quyết vấn đề.
- Giáo viên nêu vấn đề và gợi ý cho HS đề xuất cách giải quyết vấn đề.
- Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống để HS phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Học sinh tự phát hiện vấn đề, tự lực giải quyết vấn đề và đánh giá.
Tuỳ vào trình độ nhận thức của HS mà GV áp dụng các mức độ cho phù hợp. Với lớp HS trung bình, GV nên áp dụng từ mức độ thấp nhất tương ứng với PP làm mẫu nêu vấn đề để HS nắm được PP nhận thức, cách nêu vấn đề, cách giải quyết vấn đề, cách lập luận, xây dựng giả thuyết… qua phần trình bày mẫu của GV. Sau đó GV nâng dần lên các mức độ cao hơn của PPDH nêu và giải quyết vấn đề.
c) Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ:
Phương pháp học tập hợp tác cho phép các thành viên trong nhóm chia xẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy được mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.T

File đính kèm:

  • docTL BDGV Chuan mon Hoa THCS-sau tham dinh (1).doc