Tài liệu Triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 dành cho cán bộ quản lý các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo

 c) Cơ sở vật chất được quan tâm và đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng được nhu

cầu học tập của học sinh trong độ tuổi và thực hiện đổi mới giáo dục ở cấp tiểu học.

 Toàn quốc hiện có 13.995 trường tiểu học (với 17.609 điểm trường), trong

đó số trường tiểu học công lập là 13.735 (giảm 1.052 trường so với năm học trước)

và 260 trường ngoài công lập; tỉ lệ trung bình trường tiểu học/xã là 1,25; tỉ lệ trung

bình điểm trường/trường tiểu học là 1,26; nhiều trường tiểu học có từ 3 đến 5 điểm

trường (chủ yếu ở các vùng miền núi).

- Số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên toàn quốc đạt 66 , trong đó có

1.946 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt tỉ lệ 13,9%.

 - Toàn quốc có 247.976 phòng học kiên cố, đạt 71.1%; phòng bán kiên cố,

đạt 24%, vẫn còn trên 5% phòng học tạm và mượn.

pdf198 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 dành cho cán bộ quản lý các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ợc thông tin trung thực, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt 
và sự tiến bộ của học sinh; qua đó, hướng dẫn hoạt động học tập và điều chỉnh hoạt 
động dạy học. 
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung và năng 
lực vật l được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn Vật lí. Đối 
tượng đánh giá là quá trình học tập, rèn luyện và sản phẩm của học sinh thông qua 
học tập môn Vật lí. 
Chương trình môn Vật lí chú trọng tập trung đánh giá mức độ hình thành và 
phát triển các năng lực chung và năng lực vật lí ở học sinh, coi trọng đánh giá năng 
lực giải quyết vấn đề và các kĩ năng thực hành, thí nghiệm. Cụ thể là thực hiện 
đánh giá nhận thức cốt lõi về: mô hình hệ vật l ; năng lượng và sóng; lực và 
trường; ngành nghề, lĩnh vực khoa học liên quan đến vật l ; kĩ năng tìm hiểu, 
nghiên cứu khoa học. chương trình môn Vật lí coi trọng đánh giá kĩ năng đề xuất 
các phương án, thực hiện thí nghiệm, thực hành; mức độ vận dụng kiến thức, kĩ 
năng giải thích một số hiện tượng vật l đơn giản, bước đầu giải quyết một số vấn 
đề thực ti n một cách khoa học, ứng xử thích hợp với môi trường thiên nhiên. 
2.13. Hóa học 
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm 
môn khoa học tự nhiên ở cấp THPT, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề 
nghiệp, sở th ch và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được 
những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, 
đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, 
Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục 
STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia 
trên thế giới. 
Quan điểm xây dựng chương trình môn Hoá học là: kế thừa và phát huy ưu 
điểm của chương trình hiện hành, đề cao tính thực ti n; tăng cường rèn luyện kĩ năng 
thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải 
quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực ti n, đáp ứng được yêu cầu của 
cuộc sống. Môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trên 
cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức hoá 
62 
học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học 
tập, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong thực 
ti n, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp. 
Mục tiêu giáo dục của môn Hoá học là hình thành, phát triển ở học sinh năng 
lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình 
thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế 
giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng 
các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển 
bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở th ch, điều 
kiện và hoàn cảnh của bản thân. 
Về yêu cầu cần đạt, môn Hoá học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực 
hoá học - một biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: 
nhận thức hoá học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến 
thức, kĩ năng đã học. 
Về nội dung giáo dục, chương trình môn Hóa học gồm 3 mạch nội dung cốt 
lõi: kiến thức cơ sở hóa học chung; kiến thức Hóa học vô cơ và kiến thức Hóa học 
hữu cơ. Trục phát triển chính của chương trình môn Hóa học là hệ thống các kiến 
thức cơ sở hóa học chung về cấu tạo chất và quá trình biến đổi hoá học là cơ sở lí 
thuyết chủ đạo để học sinh giải th ch được bản chất, nghiên cứu được quy luật hoá 
học ở các nội dung hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ ở mức độ nhất định. 
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi (70 tiết/ lớp/ năm), trong mỗi năm học, 
những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên và công nghệ được chọn học một 
số chuyên đề (35 tiết/ lớp/ năm). Mục tiêu của các chuyên đề này là nh m thực 
hiện yêu cầu phân hoá sâu, mở rộng nâng cao kiến thức; Tăng cường rèn luyện kĩ 
năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp học sinh hiểu rõ hơn 
các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học. 
Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những 
ngành nghề có liên quan đến hoá học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp 
sau này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá 
học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời. 
Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng sau: 
Định hướng hoạt động: Các hoạt động học tập của học sinh dựa trên các 
hoạt động trải nghiệm; Vận dụng, gắn kết với thực ti n và định hướng giải quyết 
63 
các vấn đề thực ti n nh m nâng cao sự hứng thú của học sinh, góp phần hình thành 
và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh mà môn học đảm nhiệm. 
Định hướng dạy học tích cực: Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy 
học nh m phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phù hợp với sự hình thành 
và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Kết hợp giáo dục STEM trong 
dạy học nh m phát triển cho học sinh khả năng t ch hợp các kiến thức kĩ năng của 
các môn học Toán - Kĩ thuật - Công nghệ và Khoa học (trong đó có Hóa học) vào 
việc nghiên cứu giải quyết một số tình huống thực ti n. 
Sử dụng các bài tập hoá học đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (bài tập mở, 
có nhiều cách giải,...), các bài tập có nội dung gắn với thực ti n, tăng cường bản 
chất hoá học, giảm các bài tập thiên về tính toán toán học. 
Đa dạng hoá các hình thức học tập, sử dụng công nghệ thông tin và các thiết 
bị dạy học một cách phù hợp, hiệu quả trong dạy học hoá học. 
Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình môn Hóa là cung cấp 
thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) của 
chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều 
chỉnh các hoạt động dạy học, quản l và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ 
của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Về hình thức đánh giá, giáo 
viên cần kết hợp các hình thức đánh giá như đánh giá ở lớp học, đánh giá quá trình, 
đánh giá tổng kết ở trường, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa 
phương và các kì đánh giá quốc tế. 
Về phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá, giáo viên cần kết hợp đa 
dạng các phương pháp đánh giá như tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng; đánh giá 
tình huống; đánh giá qua trắc nghiệm; đánh giá qua dự án và hồ sơ; đánh giá thông 
qua phản hồi và phản ánh; đánh giá thông qua quan sát. 
 Điểm mới về sử dụng thuật ngữ trong chương trình môn Hóa học lần này là 
chương trình sử dụng thuật ngữ theo khuyến nghị của IUPAC, có tham khảo tiêu 
chuẩn Việt Nam (TCVN 5529:2010 và 5530: 2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo 
lường Chất lượng), phù hợp với thực ti n Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu 
thống nhất và hội nhập. 
Để thực hiện tốt chương trình môn Hóa học cấp THPT, các trường cần có 
phòng học thực hành với các thiết bị dạy học tối thiểu đầy đủ, tạo điều kiện cho 
học sinh thực hiện các thí nghiệm và hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám phá khi 
64 
học môn Hóa học. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế hiện nay, tùy vào điều kiện 
cụ thể, các trường có thể chuẩn bị một số thiết bị dạy học tối thiểu về dụng cụ và 
hóa chất, các đồ dùng trực quan như: hệ thống sơ đồ, biểu bảng, học liệu điện tử 
có thể thay thế được thí nghiệm như sử dụng video thí nghiệm, thí nghiệm mô 
phỏng, thí nghiệm ảo,... với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật như máy t nh, 
máy chiếu (projector) và Internet. 
2.14. Sinh học 
Sinh học là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên ở cấp THPT, được 
lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. 
Môn Sinh học phát triển ở học sinh năng lực sinh học – biểu hiện đặc thù 
của năng lực khoa học tự nhiên, với các thành phần sau: nhận thức sinh học, tìm 
hiểu thế giới sống và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Môn Sinh học giáo dục 
cho học sinh tình yêu thiên nhiên, trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa 
dạng, phong phú của tài nguyên sinh vật trên Trái Đất; rèn luyện các đức tính 
chăm chỉ, trung thực trong học tập, trong tìm tòi, khám phá khoa học. 
Nội dung giáo dục cốt lõi của môn Sinh học bao quát các cấp độ tổ chức 
sống, gồm: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển. 
Kiến thức về mỗi cấp độ tổ chức sống bao gồm: cấu trúc, chức năng; mối quan hệ 
giữa cấu trúc, chức năng và môi trường sống; các đặc tính di truyền, biến dị, tiến 
hóa. Thông qua các chủ đề nội dung, chương trình môn học trình bày các thành tựu 
công nghệ sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lí ô nhi m môi trường, nông 
nghiệp và thực phẩm sạch; trong y - dược học. 
Bên cạnh nội dung sinh học cốt lõi là hệ thống các chuyên đề học tập được 
phát triển từ nội dung các chủ đề sinh học ứng với chương trình mỗi lớp 10, 11, 12. 
Các chuyên đề nh m mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, 
tìm hiểu ngành nghề để trực tiếp định hướng, làm cơ sở cho các quy trình kĩ thuật, 
công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến sinh học 
Các quan điểm xây dựng chương trình môn Sinh học: 
- Vừa kế thừa ưu điểm của chương trình môn Sinh học hiện hành, vừa được 
xây dựng theo định hướng tiếp cận với xu hướng quốc tế. 
- Chương trình môn Sinh học được xây dựng theo định hướng nghề nghiệp, 
chú trọng xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức 
sinh học chuyên sâu. 
65 
- Tăng cường hoạt động thực hành, ứng dụng trong đời sống và tìm hiểu 
công nghệ sinh học; kết hợp học trên lớp với hoạt động ngoại khoá trong môi 
trường tự nhiên và xã hội. 
Phương pháp dạy học môn Sinh học 
- Sinh học là khoa học thực nghiệm, vì vậy thực nghiệm là phương pháp 
nghiên cứu , đồng thời cũng là phương pháp đặc trưng. Thực hành trong phòng thí 
nghiệm, phòng học bộ môn, ngoài thực địa là phương pháp, hình thức dạy học cơ 
bản của môn Sinh học. 
- Giáo viên có thể tham khảo một số phương pháp đặc trưng dạy học sinh 
học như dạy học dự án ứng dụng công nghệ sinh học; dự án tìm hiểu các vấn đề 
sinh học trong thực ti n; dạy học thông qua thực hành trong phòng thực hành, 
ngoài thực địa; dạy học sử dụng các thí nghiệm ảo; dạy học thông qua tham quan 
các cơ sở sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, các nhà máy sản xuất các sản 
phẩm sinh học; dạy học thông qua nghiên cứu khoa học. 
Đánh giá kết quả học tập trong chương trình môn Sinh học: 
- Nh m đánh giá mức độ đạt được yêu cầu cần đạt cần có sự kết hợp kiểm 
tra, đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính với đánh giá định 
lượng.; phối hợp nhiều hình thức khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện nội dung, 
năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất. 
- Tích hợp đánh giá kiến thức với đánh giá kĩ năng tiến trình ,đánh giá năng 
lực giải quyết vấn đề nhận thức và thực ti n. Đây là phương thức hiệu quả đặc 
trưng cho đánh giá năng lực học sinh. 
Về thiết bị dạy học: 
- Chương trình môn Sinh học đổi mới theo hướng phát triển kĩ năng gắn lí 
thuyết với thực hành, học lí thuyết b ng thực hành. Với yêu cầu đó, cần trang bị các 
thiết bị, phương tiện dạy học đa dạng về chủng loại: tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật 
thật, dụng cụ, vật liệu, hoá chất, thiết bị kĩ thuật nghe nhìn, các loại máy móc. Thiết 
bị dạy học chủ yếu được kế thừa những gì đã trang bị cho chương trình hiện hành. 
- Mỗi trường học cần có phòng thực hành thí nghiệm, phấn đấu để có phòng 
bộ môn hiện đại, vườn thực nghiệm. Trong hòan cảnh thiết bị chưa đủ, các trường 
cần phối hợp với các cơ sở có thiết bị hiện đại tạo điều kiện cho học sinh học tập. 
2.15. Công nghệ 
66 
Trong mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ, khoa học hướng tới khám 
phá, tìm hiểu, giải thích thế giới; còn công nghệ, dựa trên những thành tựu của 
khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra 
trong thực ti n, cải tạo thế giới, định hình môi trường sống của con người. 
Trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ cho học sinh được 
thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học và 
môn Công nghệ ở cấp THCS và cấp THPT. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai 
đoạn giáo dục cơ bản, là môn học lựa chọn thuộc nhóm Công nghệ và Nghệ thuật 
trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 
Cùng với Toán học, Khoa học tự nhiên, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy 
giáo dục STEM ở phổ thông – một trong những xu hướng giáo dục đang được coi 
trọng tại Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới. 
Chương trình môn Công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công 
nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm 
việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn 
ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học 
và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, 
các năng lực chung; thực hiện các nội dung xuyên chương trình như phát triển bền 
vững, biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tài chính,... 
Năng lực công nghệ 
Chương trình giáo dục công nghệ được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát 
triển chương trình môn Công nghệ hiện hành; cập nhật những xu hướng quốc tế về 
giáo dục công nghệ phổ thông; coi trọng giáo dục hướng nghiệp trong môn học 
trên cả hai phương diện định hướng và trải nghiệm nghề; tiếp cận giáo dục STEM 
và phản ánh được tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 
67 
Chương trình môn Công nghệ có bốn mạch nội dung chính gồm: Công nghệ và 
đời sống; Lĩnh vực sản xuất chủ yếu; Thiết kế và đổi mới công nghệ; Công nghệ và 
hướng nghiệp. Trong đó, có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học 
sinh đều phải học, có những nội dung có t nh đặc thù, chuyên biệt nh m đáp ứng 
nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, 
vùng miền. 
 Ở tiểu học, học sinh được khám phá thế giới kĩ thuật, công nghệ thông qua 
các chủ đề đơn giản về công nghệ và đời sống, một số sản phẩm công nghệ trong 
gia đình mà học sinh tiếp xúc h ng ngày, an toàn với công nghệ trong gia đình; 
được trải nghiệm thiết kế kĩ thuật, công nghệ thông qua các hoạt động thủ công kĩ 
thuật, lắp ráp các mô hình kĩ thuật đơn giản. 
Ở THCS, học sinh được trang bị những tri thức về công nghệ trong phạm vi 
gia đình; những nguyên l cơ bản về các quá trình sản xuất chủ yếu; hiểu biết ban 
đầu về tư duy thiết kế; phương pháp lựa chọn, trải nghiệm nghề cùng với thông tin 
về các nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu thông qua các chủ đề: 
Công nghệ trong gia đình; Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản; Công nghiệp và thiết kế 
kĩ thuật; Công nghệ và hướng nghiệp. Cuối cấp THCS, ngoài các nội dung cốt lõi 
mà tất cả học sinh đều phải học, học sinh được lựa chọn học các nội dung khác 
nhau phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và hứng thú của bản thân, phù hợp với đặc 
điểm và điều kiện của mỗi địa phương. 
Nội dung môn Công nghệ trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp 
chú trọng tới những kiến thức tổng quan, đại cương và định hướng nghề về kĩ 
thuật, công nghệ thông qua các nội dung về bản chất của công nghệ, vai trò và ảnh 
hưởng của công nghệ với đời sống xã hội, mối quan hệ giữa công nghệ với các lĩnh 
vực khoa học khác; các tri thức, năng lực nền tảng của lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ 
thuộc một trong hai định hướng Công nghiệp và Nông nghiệp mà học sinh lựa 
chọn sau khi tốt nghiệp. 
Dạy học môn Công nghệ, cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật 
dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực và phù hợp với sự hình thành và 
phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh; coi trọng học tập dựa trên hành động, 
trải nghiệm; coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực 
ti n nh m nâng cao hứng thú học tập của học sinh. 
68 
Giáo viên và học sinh cần khai thác có hiệu quả hệ thống các thiết bị dạy học 
tối thiểu theo nguyên lí thiết bị, phương tiện dạy học là nguồn tri thức về đối tượng 
công nghệ. Cần coi trọng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa; khai thác lợi thế 
của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học trên các phương diện lưu trữ 
tri thức, đa phương tiện, mô phỏng, kết nối, môi trường học tập. 
Khi đánh giá kết quả giáo dục, cần sử dụng đa dạng các phương pháp, hình 
thức đánh giá khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện học sinh; chú trọng đánh giá 
b ng quan sát trong đánh giá theo tiến trình và đánh giá theo sản phẩm. Với mỗi 
nhiệm vụ học tập, tiêu ch đánh giá được thiết kế đầy đủ, dựa trên yêu cầu cần đạt 
và được công bố ngay từ đầu để định hướng cho học sinh trong quá trình thực hiện 
nhiệm vụ học tập; công cụ đánh giá phải phản ánh được yêu cầu cần đạt nêu trong 
mỗi chủ đề, mạch nội dung. 
Cần có sự kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; trong đó, 
đánh giá quá trình phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và tích hợp vào 
trong các hoạt động dạy học, đảm bảo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; 
khuyến khích tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. 
Để triển khai thành công chương trình này, giáo viên cần thay đổi mạnh mẽ 
nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục công nghệ ở phổ thông. Các cơ sở giáo dục 
cần đảm bảo đội ngũ giáo viên dạy công nghệ đủ về số lượng, được đào tạo đúng 
chuyên môn. Với các trường sư phạm, bên cạnh đào tạo giáo viên ngành Sư phạm 
Kĩ thuật Công nghiệp và Sư phạm Kĩ thuật Nông nghiệp, cần sớm triển khai đào 
tạo giáo viên ngành Sư phạm Công nghệ. 
Các cơ sở giáo dục cần được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị dạy 
học tối thiểu theo yêu cầu; cần thiết kế, triển khai phòng học bộ môn Công nghệ 
theo định hướng thực hành và trải nghiệm, kết nối và hỗ trợ với hoạt động giáo dục 
STEM, nghiên cứu khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học, vận dụng kiến 
thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực ti n. 
2.16. Tin học 
Môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng 
tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại thông tin, kết nối 
và toàn cầu hóa; hỗ trợ đắc lực học sinh tự học và tập nghiên cứu; tạo cơ sở vững 
chắc cho việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật số, phục vụ phát triển nội dung kiến 
thức mới, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại cho tất cả các môn học. 
69 
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, vị trí, vai trò của môn Tin học 
có nhiều thay đổi: Từ lớp 3 đến lớp 9 Tin học là môn bắt buộc có phân hóa (trong 
chương trình hiện hành là môn tự chọn); Ở cấp THPT, Tin học là môn học được 
lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh, phân hóa 
theo 2 định hướng “Tin học ứng dụng“ và “Khoa học máy t nh” (trong chương 
trình hiện hành không phân hóa). 
Môn Tin học sứ mạng giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tin 
học với năm thành phần là: sử dụng và quản l các phương tiện công nghệ thông tin 
và truyền thông; ứng xử phù hợp trong môi trường số; giải quyết vấn đề với sự hỗ 
trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và 
truyền thông trong học tập và tự học; hợp tác trong môi trường số. Đồng thời, 
thông qua nội dung học tập và phương pháp tổ chức hoạt đông học tập, môn Tin 
học góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển 
cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong 
chương trình tổng thể. 
Chương trình môn Tin học chọn lọc các nội dung cơ bản của ba mạch kiến 
thức hòa quyện:Học vấn số hóa phổ thông (Digital Literacy, viết tắt: DL), Công 
nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology, viết 
tắt: ICT) và Khoa học máy tính (Computer Science, viết tắt: CS); quan tâm đúng 
mức đến nội dung về đạo đức, văn hóa, pháp luật và ảnh hưởng của tin học lên xã

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_trien_khai_chuong_trinh_giao_duc_pho_thong_nam_2018.pdf