Tâm lí học lứa tuổi học sinh tiểu học

 Có khả năng điều khiển hoạt động tâm lí bản thân như ngồi im, chăm chú nghe giảng, không tự do làm theo những gì mình thích, làm việc theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Khả năng điều khiển hoạt động tâm lí của trẻ có tác dụng tích cực trong việc hình thành năng lực học tập sau này:
+ Tập trung ngồi học thời gian liên tục từ 30 – 35 phút.
+ Chuyển từ tính tò mò muốn biết nhiều thứ thành tính ham biết ham học.
+ Kiềm chế được tính hiếu động, tính bộc phát và có khả năng chuyển chúng thành tính năng động trong việc thực hiện kĩ cương nề nếp, nội quy của lớp học.
+ Phát triển được độ tinh nhạy và sức bền của vận động bàn tay. Để thực hiện một cách gọn gàng các thao tác vận động của bàn tay khi tập viết

ppt15 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 4814 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Tâm lí học lứa tuổi học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC NHÓM 1 1. NĂNG KHIẾU CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Năng khiếu là điều kiện để trẻ em dễ dàng thành công và có thành tích khác thường về 1 loại hình hoạt động cụ thể nào đó, thường thì mỗi học sinh có khả năng ở một mức độ nhất định. Các nhà tâm lí học giả thuyết năng khiếu có cấu trúc riêng của nó, cấu trúc của năng khiếu khác với cấu trúc của tài năng và năng khiếu có thể trở thành tài năng hay không là tùy thuộc vào việc phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu. Mọi trẻ em dù có năng khiếu hay không đều cần được hưởng thụ nền giáo dục toàn diện lành mạnh, đều tạo điều kiện để phát triển một cách tự nhiên Chính vì lẽ đó, vấn đề phát triển và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc giáo dục học sinh, cần có chế độ quan tâm đúng mức vấn đề năng khiếu để giúp các em phát triển trở thành người tài cho xã hội. 2. Sự chín muồi của trẻ đến trường 6 tuổi chuẩn bị học lớp 1 Cơ thể của con người là nền tảng vật chất của trí tuệ, tâm hồn.Từ xa xưa khi bàn về con người một số nhà hiền triết đã nói: ”Một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh” là nói đến mục tiêu, là sự định hướng đối với mọi người. Người xưa thường nói: “sức khỏe là vốn quý nhất của con người” người thời nay cũng như vậy, nhưng sức khỏe của con người được hiểu theo nghĩa rộng, đầy đủ hơn, đó là sự khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần Xét về tâm lí trẻ em 6 tuổi của Việt Nam ta, các nhà khoa học chuyên nghiệp và thực tiễn trong mấy năm qua cho thấy, đến độ tuổi này trẻ em đủ độ chín để vào học lớp 1 2.1 Sự chín muồi của trẻ đến trường 6 tuổi Sự chín muồi đến trường hay là tâm lí sẵn sàng đi học lớp 1 của trẻ 6 tuổi cũng là phản ánh tính quy luật của sự phát triển mỗi đời người. ……… Vào học lớp 1 là một bước ngoặt, là dấu mốc quan trọng từ đó các em biết tiếp nhận “chân trời” mới. Để thực hiện sứ mệnh lớp 1 trẻ em cần chuẩn bị tâm lí học sẵn sàng để đi học, sự sẵn sàng này được tạo lập nên bởi những yếu tố: + Nhu cầu hình thức được hình thành ở trẻ em 6 tuổi biểu hiện ở sự thích thú đến trường. Những trẻ em khác tuy chưa có điều kiện tới lớp mẫu giáo lớn, chưa được chuẩn bị tự giác từ phía người lớn, nhưng một cách tự nhiên tự phát các em có nhu cầu đi học+ Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tới mức cần cho việc thực hiện hoạt động học ở những ngày đầu đi học. Có khả năng điều khiển hoạt động tâm lí bản thân như ngồi im, chăm chú nghe giảng, không tự do làm theo những gì mình thích, làm việc theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Khả năng điều khiển hoạt động tâm lí của trẻ có tác dụng tích cực trong việc hình thành năng lực học tập sau này:+ Tập trung ngồi học thời gian liên tục từ 30 – 35 phút.+ Chuyển từ tính tò mò muốn biết nhiều thứ thành tính ham biết ham học.+ Kiềm chế được tính hiếu động, tính bộc phát và có khả năng chuyển chúng thành tính năng động trong việc thực hiện kĩ cương nề nếp, nội quy của lớp học.+ Phát triển được độ tinh nhạy và sức bền của vận động bàn tay. Để thực hiện một cách gọn gàng các thao tác vận động của bàn tay khi tập viết ….. ……. Trong thực tế thì không phải mọi trẻ em đều đi học từ lớp 1 lúc 6 tuổi mà một bộ phận nhỏ do điều kiện và sự phát triển tâm sinh lí thường đi học lớp 1 chậm hơn 1 đến 2 năm. Điều này đòi hỏi giáo viên dạy lớp 1 tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp 2.2 Sự chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học Thời nay, nhiều bậc cha mẹ, nhiều trường mầm non, lớp mẫu giáo có sự chuẩn bị để các em đến trường tiểu học vào lớp 1 thuận lợi, kết quả tốt. Tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào người lớn cũng biết thực hiện đúng và lành mạnh việc chuẩn bị cho con em sẵn sàng đi học. Có những hướng khác nhau trong việc thực hiện những vấn đề này: + Hướng đúng đắn lành mạnh là chuẩn bị cho trẻ dù ở lớp mẫu giáo lớn hay ở nhà , tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1. Đó là việc tổ chức cho trẻ những hoạt động vui chơi phù hợp với lứa tuổi nhằm hình thành cho trẻ những nét tâm lý. + Khuynh hướng khác không được lành mạnh đó là lớp 1 hóa cho trẻ em còn ở mẫu giáo lớn. Cách thức này là sự đốt cháy giai đoạn dẫn đến tình trạng lợi bất cập hại sẽ nhận thấy trong quá trình trẻ học lớp 1 - Trẻ em từ chủ thể nhân vật trung tâm của hoạt động học bị đặt vào vị trí học sinh “lưu ban” , những điều cần học trong giai đoạn đầu và cả năm học lớp 1 do các em được học trước và biết cả rồi nên các em không thích thú học tập - Học sinh lớp 1 được đánh giá kết quả học tập bằng điểm số ngay từ đầu năm , những em học trước thường được điểm cao sinh ra tính chủ quan kiêu căng với những bạn chưa được học trước - Những học sinh không được học trước trong mối tương quan so sánh về thực hiện kĩ năng thường bị giáo viên cho điểm thấp sinh ra tự ti mặc cảm - Lớp 1 thường có từ 30 – 40 học sinh với những khởi điểm rất khác nhau sẽ đẩy giáo viên vào tình thế khó xử, thường khó tránh khỏi sự thiếu công bằng trong việc đánh giá học sinh. Một số địa phương hiện nay vẫn chưa đủ điều kiện tổ chức cho trẻ 5 tuổi đến mẫu giáo lớn, các bậc cha mẹ cũng không quan tâm chuẩn bị cho con em tâm lý để vào học lớp 1, những trẻ em này sẽ gặp khó khăn. Nếu điều kiện của nhà trường khó khăn thiếu thốn, giáo viên dạy không đạt yêu cầu thì những trẻ em này khó đạt kết quả trong học tập sinh ra chán học, bỏ học 2.3 Sự thích nghi học đường của học sinh lớp 1 Trẻ em đến tuổi đi học được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học, đến trường các em được tổ chức thực hiện các hoạt động một cách có hợp lý thì từng bước các em có tiến bộ đạt kết quả cao có cuộc sống lành mạnh. Sẽ không còn khái niệm học sinh lưu ban, trẻ em học mỗi năm 1 lớp là bình thường. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, mọi điều kiện dành cho giáo dục, mọi nhân tố tham gia vào quá trình sư phạm còn chưa được chuẩn hóa đòi hỏi sự nổ lực cao của giáo viên và học sinh thì có một bộ phận trẻ em phải học 2 năm mới qua 1 lớp thì đó là chuyện bình thường Giáo dục cần thực chất, cần tôn trọng sự thực chứ không thể duy ý chí không nên chạy theo thành tích.  Với học sinh tiểu học, môi trường học tập và vui chơi lành mạnh sẽ giúp các em tiếp thu tốt, đạt kết quả cao trong học tập, phát huy được tài năng, năng khiếu của bản thân Bài thuyết trình của nhóm 1 đến đây là hếtChân thành cảm ơn sự chú ý theo dõi của GV và tập thể lớp…. 

File đính kèm:

  • ppttam li hoc lua tuoi hoc sinh tieu hoc.ppt