Tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập toán phần số học học kỳ I cho học sinh lớp 6 trường THCS Tam Lư Huyện Quan Sơn bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hết chương

Đề số 1:

Câu 1: Viết tập hợp B các số tự nhiên có một chữ số

Câu 2: Viết tập hợp M các chữ cái trong từ “ SAPA”

Câu 3: Cho hai tập hợp: A = { 2; 4;6;8} và B = {0;3;6}

a) Dùng kí hiệu để ghi các phần tử thuộc A mà không thuộc B.

b) Viết các tập C các phần tử vừa thuộc A và vừa thuộc B.

Đề số 2:

Câu 1: Cho hai tập hợp: A = {a,b}; B = {c,d,e}

Viết tất cả các tập hợp có hai phần tử, trong đó có một phần tử thuộc A, một phân tử thuộc B.

Câu 2: Cho tập hợp C = {x N/ x < 7}

Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử.

Câu 3: Viết tập hợp D là số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 10.

 

doc10 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập toán phần số học học kỳ I cho học sinh lớp 6 trường THCS Tam Lư Huyện Quan Sơn bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hết chương, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
 Ngay từ ngày đầu tiên ngồi trên ghế nhà trường học sinh đã bắt đầu làm quen và được học bộ môn Toán, cùng với sự gia tăng kiến thức ở tất cả các môn học thì bộ môn Toán ngày càng đòi hỏi ở hoc sinh tính cần cù và chịu khó. Không những học sinh phải nắm chắc lý thuyết mà đòi hỏi các em phải biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết tốt ba mức độ của bài tập từ nhận dạng, thông hiểu và vận dụng để làm tốt được điều này đòi hỏi ở các em trong giờ học trên lớp phải thật sự tập trung nghe giảng, giải các bài tập trên lớp và đặc biệt quan trọng trong việc học tập bộ môn Toán chính là việc giải các bài tập ở nhà. Sau một thời gian giảng dạy tại đơn vị bản thân tôi nhận thấy các học sinh mà mình giảng dạy ở trên lớp sau khi học xong lý thuyết khi được giao bài tập ngay trên lớp thì số lượng các em làm được bài lại cao hơn sau khi học xong một vài hôm và khi kiểm tra vở bài tập của các em tôi thấy việc làm bài tập của các em ở nhà là rất ít sau khi tìm hiểu lý do dẫn đến điều đó bản thân tôi thấy có nhiều nguyên nhân và lý do nhưng có thể nói một trong nhưng nguyên nhân đó chính là yếu tố học bài cũ và làm bài tập ở nhà của các em còn tương đối ít và thậm chí là không học bài cũ và không làm bài tập chính vì những lý do trên bản thân tôi đã quyết định chọn đề tài: Tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập toán phần số học học kỳ I cho học sinh lớp 6 trường THCS Tam Lư Huyện Quan Sơn bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hết chương.Làm đề tài nghiên cứu của mình.
Sau khi học kỳ I kết thúc thông qua bài kiểm tra học kỳ, các bài kiểm tra định kỳ và kết quả tổng kết tôi thấy giải pháp thay thế đã cho hiệu quả rõ ràng.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao ý thức trong việc học bài và làm bài tập ở nhà và đồng thời tăng độ chính xác trong việc giải các bài tập.
Việc thực hiện giải các bài tập đầy đủ và chính xác là một trong những yếu tố quyết định toàn bộ đến thành quả của việc học tập bộ môn Toán vì chỉ có giải các bài tập một cách đầy đủ và thường xuyên thì mới giúp các em hình thành được kĩ năng giải Toán và vận dụng vào việc làm bài có kết quả cao trong các kỳ thi.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu được triển khai ở khối lớp 6 trường THCS Tam Lư Huyện Quan Sơn.
4. Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương nhau đó là 
Nhóm 1: Học sinh lớp 6A.
Nhóm 2: Học sinh lớp 6B.
Chọn nhóm 1 là nhóm thực nghiệm và nhóm 2 là nhóm đối chứng
Nhóm 1 được áp dụng giải pháp thay thế cho giải pháp thông thường(giải pháp thông thường là Học xong lý thuyết giao bài tập về nhà và thỉnh thoảng kiểm tra)
Nhóm 2 sử dụng giải pháp thông thường.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp: - Phương pháp thống kê.
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Phương pháp thực nghiệm.
Giải pháp mà bản thân tôi sử dụng đó chính là sử dụng thẻ báo cáo hết chương thay vì chỉ giao bài tập và kiểm tra vào các buổi học hôm sau một vài học sinh.
 Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương nhau: 
Nhóm 1: Học sinh lớp 6A.
Nhóm 2: Học sinh lớp 6 B.
 Bắt đầu ngay từ bài học đầu tiên sau khi học xong lý thuyết tôi giao bài tập và nhắc học sinh sau khi học hết chương Thầy giáo sẽ phát cho các em phiếu báo cáo kiến thức.
6. Thời gian nghiên cứu.
Bắt đầu từ tháng 10 năm 2013
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
 Trên cơ sở giải các bài tập thường xuyên và liên tục là cở sở để các em ghi nhớ kiến thức và hình thành được các kĩ năng trong học toán và giải toán, sau khi học lý thuyết ở trên lớp bản thân tôi nhận thấy khã năng nhận thức của học sinh là tương đối tốt tuy nhiên đến tiết học sau thì các em lại quên rất nhiều và đặc biệt là hệ thống bài tập ở nhà các em làm rất ít chính vì yếu tố đó đã là động lực để bản thân tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Dựa trên điều kiện thực tế , đặc biệt qua năm học 2012 – 2013 là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp và sau kì thi khảo sát chất lượng đầu năm học bản thân tôi quyết định chon đề tài này làm đề tài nghiên cứu của bản thân.
III GIẢI PHÁP TỔ CHỨC
1. Hiện trạng: 
Theo thói quen lâu nay của các em sau khi học trên lớp thầy giáo hướng dẫn làm bài trên lớp thì các em làm bài, về nhà các em thường làm bài rất ít hoặc có thể thậm chí là không làm bài và học bài.
2. Giải pháp thay thế:
Tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập toán phần số học học kỳ I cho học sinh lớp 6 trường THCS Tam Lư Huyện Quan Sơn bằng việc sử dụng thẻ báo cáo hết chương 
3.Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài nghiên cứu
 a. Nghiên cứu về tính yêu thích trong học tập bộ môn Toán
 b .Nghiên cứu những sai lầm thường mắc phải trong giải toán của học sinh lớp 6.
 c. Nghiên cứu về kĩ năng giải toán các bài tập dạng tính toán của học sinh lớp 6.
4.Vấn đề nghiên cứu: 
Bắt đầu từ buổi học đầu tiên:
Thẻ báo cáo số 1:
Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
Nội dung thẻ báo cáo.
I. Kiến thức cần nhớ: 
 Tổng hợp kiến thức cần nhớ của chương I.
Nội dung chính: 
ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tập hợp
Các phép toán
Tính chất chia hết, dấu hiệu chia hết
Số nguyên tố,hợp số
UCLN, BCNN
+Cách viết tập hợp
+ Các phép toán
+ Dấu hiệu chia hết:2,3,5,9,11
+khái niệm Số nguyên tố, hợp số
+ khái niệm UCL, BCNN cách viết kí hiệu
+Cách đặt tên tập hợp
+ Tính chất của các phép toán
+ Tính chất chia hết của một tổng,một hiệu
+ Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
+ Tìm UCLN,BCNN bằng các cách
+ Tập con
+ Giao ,hợp của hai tập hợp
II. Bài tập: 
 1. Các bài tập ôn tập chương I trong sách giáo khoa:
 2. Bài tập bổ sung:
Đề số 1: 
Câu 1: Viết tập hợp B các số tự nhiên có một chữ số
Câu 2: Viết tập hợp M các chữ cái trong từ “ SAPA” 
Câu 3: Cho hai tập hợp: A = { 2; 4;6;8} và B = {0;3;6}
a) Dùng kí hiệu để ghi các phần tử thuộc A mà không thuộc B.
b) Viết các tập C các phần tử vừa thuộc A và vừa thuộc B.
Đề số 2:
Câu 1: Cho hai tập hợp: A = {a,b}; B = {c,d,e}
Viết tất cả các tập hợp có hai phần tử, trong đó có một phần tử thuộc A, một phân tử thuộc B.
Câu 2: Cho tập hợp C = {x N/ x < 7}
Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử.
Câu 3: Viết tập hợp D là số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 10.
Đề 3:
Câu 1: Viết tập hợp bằng cách liệt kê phần tử:
A = {x N/ 5x <10};
B = {yN/ 10 y 15}
Câu 2: Từ thành phố A đến thàng phố B có thể đi bằng ô tô hoặc tàu hoả hoặc máy bay; từ thành phố B đến thành phố C có thể đi bằng máy bay hoặc tàu thuỷ. Viết tập hợp các phương tiện có thể đi từ thành phố A đến thành phố C.
Câu 3: Cho tập hợp A = {1; 2;3}. Viết tập hợp các số có ba chữ số khác nhau mà mỗi chữ số là một phần tử của A.
Bản thân tôi chuẩn bị các phiếu này sẵn sau tiết dạy phát riêng cho hai học sinh thuộc nhóm thực nghiệm và yêu cầu các em về làm tiết Toán ngày hôm sau nộp.
Thẻ báo cáo số 2:
Bài 2: Tập hợp số tự nhiên:
Nội dung thẻ báo cáo : 
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Tập hợp các số tự nhiên: N = {0;1;2;3;.....}
2. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 . N* = {1;2;3;4;5;...}
3. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị, số liền trước, số liền sau:
II. Bài tập:
1. Làm bài tập SGK
2. Bài tập bổ sung:
Đề số 1: 
Câu1: Nêu tính chất đặc trưng của tập hợp:
A = { 0; 5;10; 15; ...;95; 100}
Câu2:Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê phần tử:
B = {x N / 10 x < 15}
Câu 3: Viết tập hợp ba số tự nhiên liên tiếp mà có một số là 100.
Đề số 2:
Câu 1. Viết tập hợp bằng cách liệt kê phần tử;
A= {x N*/ x < 10}
Câu 2. Nêu tính chất đặc trưng của tập hợp:
B = {11; 13; ...; 97; 99}
Câu 3. Viết tập hợp C gồm 5 số lẻ liên tiếp mà số lớn nhất là 63
Thẻ báo cáo số 3:
Bài 3: Ghi số tự nhiên:
Nội dung thẻ báo cáo : 
I. kiến thức cần nhớ:
Kí hiệu: = 10.a + b chỉ một số có hai chữ số trong hệ thập phân
a,b A = {0;1;2;3;...9}; a 0}
 = 100a + 10b+ c ; a,b,c A, a 0
II. Bài tập.
1. Làm bài tập SGK
2. Bài tập bổ sung.
Đề số 1.
Câu 1: Cho tập hợp A = {3;6;9}
Viết tất cả các số có hai chữ số mà mỗi chữ số là phần tử của tập hợp A.
Câu2: Có bao nhiêu số có hai chữ số?
Viết tất cả các số có hai chữ số cần dùng bao nhiêu chữ số 1?
Đề số 2:
Câu 1: Dùng ba số 0;1;2 viết tất cả các số , các chữ số khác nhau 
Câu 2: Chứng tỏ + = 11(a+b); a,b A = {1;2;3;....;8;9}
Câu 3: Viết số sau thành số la mã: 17; 28
Câu 4: Viết tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số phải dùng bao nhiêu chữ số 9?
Thẻ báo cáo số 4:
Nội dung thẻ báo cáo : 
I. Kiến thức cần nhớ.
1. Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử và cũng có thể không có phần tử nào.
2. Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng kí hiệu là
3. Nếu mọi phần tử thuộc tập A đều thuộc tập B thì ta nói tập A là tập con của tập hợp B kí hiệu A B 
4. Nếu A B và B A thì ta nói A = B
II. Bài tập:
1. Bài tập SGK
2. Bài tập bổ sung:
Đề 1.
Câu 1: Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số?
Câu 2: Cho tập hợp A = {0;1;2;3}, viết tất cả các tập con có hai phần tử của tập hợp A.
Câu 3. Tính số phần tử của tập hợp B = { 0;5;10; ...; 2010}
Đề 2: 
Câu 1: Cho tập hợp A = {1;2;3;4}. Viết tất cả các tập con của A
Câu2: CHo tập hợp B = {1;4;7; ...;2011}. Tính số phần tử của tập hợp B.
Câu 3: Cho tập hợp A. Cách viết nào sau đây là đúng.
Đề 3: 
Câu1: Tập hợp các số có hai chữ số và tận cùng 5, có bao nhiêu phần tử?
Câu2: Một cuốn sách có 300 trang. Cần dùng bao nhiêu chữ số để đánh số các trang của cuốn sách?
Câu3; Cho tập hợp X = {0;1;2;3;4}. Viết tất cả các tập con có ba phần tử của X.
Thẻ báo cáo số 5:
* Bài tập:
Đề 1:
Câu 1: Tìm UCLN và BCNN của 15,35,50.
Câu 2: Viết tập hợp các số tự nhiên x chia hết cho cả 2: 3 và 5, biết 300 x < 400
Câu 3: Tìm chữ số x, y sao cho số chia hết cho cả 5 và 9
Câu 4: Tìm chữ số x sao cho số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.
Câu 5: Số học sinh của trường chưa tới 1000 em . Nếu cho học sinh xếp hàng, mỗi hàng xếp 15; 16 hoặc 18 thì vừa đủ. Tính số học sinh của trường.
Đề số 2: 
Câu 1: Tìm x, biết: ( 10 – 4x ) + 120 : 23 = 1 + 42
Câu 2: Viết tập hợp các số tự nhiên x sao cho: 257 -162 x < 35: (23- 3)
Câu 3: Tìm các chữ số x;y sao cho chia hết cho cả 2; 5 và 9.
Câu 4: Có 133 quyển vở; 80 bút bi; 170 tập giấy. Sau khi chia đều thành các phần thì còn dư 13 quyển vở; 8 bút bi và 2 tập giấy. Tính số phần và mỗi thứ trong một phần.
Đề số 3
Câu 1: một số tự nhiên a chia cho 3 dư 2; chia cho 7 dư 6. Tìm số dư của phép chia a cho 21.
Câu 2: Tìm chữ số a,b để số chia cho 2 và 3; chia cho 5 có dư là 1.
Câu 3: Tìm số tự nhiên x nhỏ nhất( khác 0) và x chia hết cho 12; 15 và 18. 
Câu 4: Tìm hai số tự nhiên ( khác 0) a và b; biết UCLN(a;b) = 2 và a+b =10
Câu 5: TÌm UCLN và BCNN của 372 và 156
Thẻ báo cáo số 6: 
Nội dung: Kiến thức chương số nguyên: 
1. Tổng hợp kiến thức cần nhớ chương số nguyên.( yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức)
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
+ Tập hợp số nguyên
+ Giá trị tuyệt đối của số nguyên 
+ Các phép toán trong tập số nguyên
2. Giải các bài tập ôn tập chương II.
3. Giải các đề sau: 
Thẻ báo cáo số 7:
Đề số 1: 
Câu 1: Tính
a) A= 625 – ( 61 -17).12 + (27 +24) : 17
b) B = -126 –(42 – 5)2 +870 : 29.
Câu 2: Tìm x, biết:
a) 72.5 – ( 2x + 1) = 630 : 9 b) ( 10 -4x) +120: 23 = 17
Câu 3: Tìm x Z, biết:
( x+1) +(x+2) +…+(x+9) +(x+10) = 5
Đề số 2: 
Câu 1: Tính tổng các số nguyên thỏa mãn: -5 x 3.
Câu 2: Tính: ( -5) +( 2) ++ 
Câu 3: Tìm x, biết: ( x -10) +( x-9) +…(x -1) = -2015
Câu 4: Tìm các số nguyên x,y sao cho ( x-3).(2y +1) = 7
Câu 5: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: A = với x 
này)
Thẻ báo cáo số 8:
Đề 1: 
Câu 1: Tính.
a) A = 625 – ( 61 – 17).12 +( 27 +24) : 17
b) B = -126- ( 42 – 5)2+ 870 : 29
Câu 2: Tìm x, biết:
a) 72.5- (2x+1) = 630:9 b) (10 -4x) +120:23 = 17
Câu 3: Tìm x Z, biết:
(x+1)+(x+2)+ …+( x+9) +(x+10) = 5
Đề số 2: 
Câu 1: tính tổng các số nguyên thỏa mãn: -5 x 3.
Câu 2: Tính: (-5) + 2+ + 
Câu 3: Tìm x, biết: ( x -10) + ( x –9) +…+( x -1) = -2015
Câu 4: Tìm các số nguyên x,y sao cho ( x – 3)( 2y +1) = 7.
Câu 5: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: A = + 5 với x Z 
( các chương tiếp theo tôi tiến hành tương tự như các chương trên đối với lớp này)
C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
Giả thuyết nghiên cứu:
 Sử dụng thẻ báo cáo cho các chương sẽ làm tăng tỉ lệ hoàn thành bài tập và độ chính xác trong giải bài tập toán.
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
1. Khách thể nghiên cứu: 
Tôi lựa chọn hai lớp và chia thành hai nhóm
Nhóm 1: Học sinh lớp 6.( nhóm thực nghiệm)
Nhóm 2: Học sinh lớp 9B.( nhóm đối chứng)
Hai lớp này là hai lớp có điểm kiểm tra khảo sát đầu năm tương đương nhau. Vậy qua các đặc điểm trên có thể nói hai nhóm tương đương nhau
Tôi lấy kết quả của bài kiểm tra khảo sát đầu năm học làm kết quả trước tác động
2.Thiết kế :
Tôi chọn hai nhóm trên để kiểm chứng, thông qua điểm kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm trước tác động, Thông qua bài kiểm tra giữa học kỳ I và cuối học kỳ I làm căn cứ để kiểm tra. Do đó tôi sử dụng phép kiểm chứng T- Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả: 
 Đối chứng
Thực nghiệm 
TBC
6,0
6,3 
p =
0,135
p = 0,135 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2):
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm 
O1
Sử dụng thẻ báo cáo hết chương
O3
Đối chứng
O2
Không sử dụng thẻ báo cáo hết chương.
O4
ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
3. Quy trình nghiên cứu: 
	 * Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Đối với nhóm đối chứng: Dạy như thông thường sau khi học xong giao bài tập về nhà và buổi học sau kiểm tra lần lượt.
-Đối với nhóm thực nghiệm Sau khi dạy xong tiết, xong chương học phát cho các em một thẻ báo cáo với mẫu như trên.
Thời gian thực nghiệm
Bắt đầu tư tiết học đầu tiên cho đến hết học kỳ I
4 Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi khảo sát đầu năm học do phòng Giáo dục ra đề thi chung cho các trường. 
	Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kỳ I
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
II.PHÂN TÍCH VÀ BÀN LUẬN:
1.Kết quả:
Bảng 3. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
ĐTB
7,21
8,09
Độ lệch chuẩn
0,93
0,72
Giá trị P của T- test
0,00003
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,9
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00003, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày đến điểm TBC của nhóm thực nghiệm là tương đối lớn.
Giả thuyết của đề tài “sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày trong giờ học môn Toán làm nâng cao kết quả học tập của học sinh” đã được kiểm chứng. 
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
2.Phân tích dữ liệu:
 Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,09, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,21. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,88; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00003< 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
3. Bàn luận:
Hạn chế:
 Nghiên cứu này sử dụng sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có sự chuẩn bị tương đối mất nhiều thơi gian và đặc biệt là nếu ứng dụng rộng rãi thì rất tốn kém kinh tế.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 
1. Kết luận:
 	Việc sử dụng thẻ báo cáo hàng ngày đã nâng cao được ý thức học tập của các em và đặc biệt là số lượng bài tập ở nhà của các em đã làm đầy đủ và từng bước các bài tập các em đã làm chính xác hơn vì vậy đã nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với bộ môn Toán. 
2. Khuyến nghị
	Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như cung cấp kinh phí để giáo viên sử dụng in thẻ báo cáo( Nguồn kinh phí có thể lấy VD: Tiền hỗ trợ học tập.......)
	Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết, dành nhiều thời gian hơn nữa cho công tác giảng dạy.	Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên dạy học môn Tự nhiên ở vùng cao để nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Quan sơn, ngày 16 tháng 04 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Giáo viên:
 Nguyễn Hữu Phú
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Chuẩn kiến thức kĩ năng
Đề kiểm tra toán 6 tập 1, tập 2
Bài tập nâng cao toán 6
kiến thức cơ bản toán 6

File đính kèm:

  • docToan THCS - Nguyen Huu Phu - THCS Tam Lu - Quan Son.doc