Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
– Đường cong Lorenz càng gần đường thu nhập bình quân bao nhiêu thì sự phân phối thu nhập càng công bằng bấy nhiêu và ngược lại, đường cong Loren càng xa đường thu nhập bình quân bao nhiêu thì phân phối thu nhập càng bất công bằng bấy nhiêu.
– Để đo lường cụ thể hơn mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, người ta sử dụng hệ số GiNi:
Trong thực tế không thể có phân phối thu nhập hoàn toàn công bằng cũng như hoàn toàn bất công bằng. Do đó, hệ số GiNi luôn luôn lớn hơn 0 nhỏ hơn 1.
Hệ số GiNi càng nhỏ thì chứng tỏ phân phối thu nhập càng công bằng hay càng bất công bằng?
Hệ số GiNi càng lớn thì chứng tỏ phân phối thu nhập như thế nào?
học viện ctQG Hồ Chí Minh viện kinh tế và phát triển ****** đề cương bài giảng về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội GS, TS Hoàng Ngọc Hoà 1- Quan niệm về công bằng xã hội theo nghĩa rộng. Công bằng xã hội theo nghĩa rộng là một giá trị cơ bản có tính định hướng trong việc thoả mãn nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên xã hội, được thực hiện thông qua mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, phù hợp với những điều kiện kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội nhất định. Trong đó, công bằng xã hội về kinh tế là cơ sở. I- công bằng xã hội 2- Công bằng xã hội về kinh tế trong điều kiện của nước ta hiện nay là: Công bằng về cơ hội tiếp cận với các nguồn lực phát triển kinh tế; Công bằng về cơ hội được lựa chọn và tham gia các hoạt động kinh tế; Công bằng trong phân phối kết quả sản xuất và phân phối thu nhập: Theo kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế. Theo lao động và sự đóng góp của các yếu tố khác vào kết quả sản xuất kinh doanh. Theo phúc lợi xã hội. Trong đó, phân phối theo số lượng và chất lượng lao động là cơ bản. Vậy phân phối theo lao động cần được hiểu như thế nào? Phân phối theo lao động là phân phối phần quĩ giành cho tiêu dùng cá nhân. Tổng sản phẩm xã hội được tạo ra gồm: C + V + M phải được chia như sau: Trừ đi khoản bù đắp hao phí sản xuất là C. Phần còn lại (V + M) gọi là Thu nhập quốc dân hay là giá trị gia tăng. Thu nhập quốc dân = V + M phải: Giành một phần làm quỹ tích luỹ xã hội để duy trì sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Giành một phần làm quỹ tiêu dùng xã hội để chi tiêu công cộng cho đời sống cộng đồng. Phần còn lại của thu nhập quốc dân là quĩ tiêu dùng cá nhân. Quỹ tiêu dùng cá nhân được phân phối theo lao động. Để đo lường mức độ công bằng và bất công bằng trong phân phối thu nhập, các nhà kinh tế thường căn cứ vào số liệu thống kê về mức thu nhập mà các nhóm dân cư khác nhau nhận được để phản ánh. Phương pháp chung phổ biến hiện nay là sử dụng đường cong Lorenz và hệ số GiNi để đo lường. Đường cong Lorenz: là đường cong mang tên của nhà thống kê học người Mỹ (Conrad Lorenz). Lorenz đã đưa ra việc sử dụng các số liệu thống kê để đo lường mức độ công bằng và bất công bằng trong phân phối thu nhập. Lorenz đã chia dân số của một nước thành 10 nhóm bằng nhau theo mức thu nhập tăng dần của mỗi nhóm nhận được trong tổng thu nhập quốc dân. II- Đo lường về mức độ công bằng và bất công bằng trong phân phối thu nhập Giả sử số liệu thu nhập của 10 nhóm dân cư của một nước như sau: Từ bảng trên cho thấy, mức độ bất công bằng thu nhập trong phân phối ở nước này rất cao. Điều đó thể hiện ở chỗ 10% dân số có thu nhập cao nhất chiếm tới 28,5% Tổng thu nhập của toàn xã hội, trong khi đó 10% dân số có thu nhập thấp nhất chỉ chiếm 1,8% Tổng thu nhập của toàn xã hội. Như vậy, thu nhập của nhóm cao nhất gấp 15,5 lần thu nhập của nhóm thấp nhất. Biểu diễn những số liệu trên lên đồ thị, ta nhận được một đường cong gọi là đường cong Lorenz. Đường cong Lorenz được minh hoạ trên đồ thị bằng cách trên trục tung biểu thị tỷ lệ % thu nhập của mỗi nhóm dâ cư; trục hoành biểu thị tỷ lệ % của các nhóm dân cư sắp xếp theo thứ tự mức thu nhập tăng dần, nối các giao điểm lại sẽ hình thành nên đường cong Lorenz. Đường cong Lorenz chỉ ra tỷ lệ % của tổng thu nhập cộng dồn theo tỷ lệ phần trăm của các nhóm dân cư cộng dồn. Đường cong Lorenz gặp đường thu nhập bình quân tại điểm B và D vì 0% dân cư sẽ có 0% thu nhập và 100% dân cư đương nhiên sẽ có 100% thu nhập. Hình dạng đường cong này chỉ ra mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Đường cong Lorenz càng gần đường thu nhập bình quân bao nhiêu thì sự phân phối thu nhập càng công bằng bấy nhiêu và ngược lại, đường cong Loren càng xa đường thu nhập bình quân bao nhiêu thì phân phối thu nhập càng bất công bằng bấy nhiêu. Để đo lường cụ thể hơn mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, người ta sử dụng hệ số GiNi: Trong thực tế không thể có phân phối thu nhập hoàn toàn công bằng cũng như hoàn toàn bất công bằng. Do đó, hệ số GiNi luôn luôn lớn hơn 0 nhỏ hơn 1. Hệ số GiNi càng nhỏ thì chứng tỏ phân phối thu nhập càng công bằng hay càng bất công bằng? Hệ số GiNi càng lớn thì chứng tỏ phân phối thu nhập như thế nào? Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mối quan hệ biện chứng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. 1- Thống nhất. III- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 1.1- Mục tiêu chung của tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là đều nhằm phát triển xã hội mà trung tâm là phát triển nhân tố con người. 1.2- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cơ bản và tiên quyết tạo ra của cải vật chất làm cơ sở cho việc thực hiện công bằng xã hội. Tạo điều kiện để tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Tạo điều kiện để xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, tạo điều kiện cho mọi thành viên đều có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực và tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. Tăng dự trữ quốc gia, giải quyết biến động lớn của đất nước do thiên tai, địch hoạ gây ra, kịp thời trợ giúp cho những nhóm dân cư dế bị tổn thương có cơ hội vượt qua hiểm nguy. Tăng kinh phí cho phát triển khoa học, công nghệ để tăng năng lực sản xuất cho phát triển. Tạo kinh phí cho việc giải quyết các vấn đề xã hội như: đầu tư giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao,... nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, thực hiện các chính sách xã hội, chiến lược dân số, xoá đói giảm nghèo... Nếu không có tăng trưởng kinh tế thì có điều kiện để thực hiện được công bằng xã hội hay không? 1.3- Công bằng xã hội kích thích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Công bằng xã hội được thực hiện Khơi dậy tính tích cực, sáng tạo của người lao động, tạo động lực phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội, ổn định xã hội, tạo nên sự đồng thuận. CBXH được thực hiện sẽ tập hợp, phát huy được mọi nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Công bằng xã hội không được thực hiện sẽ dẫn tới giảm sút tính tích cực trong lao động sáng tạo, làm nảy sinh những mâu thuẫn, xã hội rối ren, thậm chí dẫn tới xung đột xã hội. Do đó không thể có tăng trưởng kinh tế cao và ổn định 2- Mâu thuẫn 2.1- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để thực hiện công bằng xã hội, nhưng không tự phát đưa đến công bằng xã hội, vì: Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phân phối nguồn lực sản xuất theo cơ chế thị trường (tối ưu) nó không quan tâm tới phân phối kết quả sản xuất có công bằng hay không. Chênh lệch giữa các ngành và các vùng miền. Trong nhiều trường hợp để tập trung cho tăng trưởng kinh tế phải dồn nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế. Do đó, đầu tư cho xã hội bị hạn chế làm ảnh hưởng tới việc thực hiện công bằng xã hội. Vậy, điều kiện đủ để thực hiện được công bằng xã hội là phải có sự điều tiết của Nhà nước và sự tham gia của cộng đồng dân cư. Điều tiết của Nhà nước thực hiện bằng cách phân phối lại thu nhập thông qua 3 công cụ: Chính sách thuế. Trợ cấp chính phủ: tăng thu nhập người nghèo bằng những phương thức thích hợp. Phúc lợi xã hội. 2.2- Công bằng xã hội có tác dụng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu thái quá - thiên về đảm bảo phúc lợi xã hội thì sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế, nó làm triệt tiêu động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chẳng hạn để có ngân sách cho đảm bảo phúc lợi xã hội thì phải tăng sự điều tiết của Nhà nước và của dân cư. Điều tiết của Nhà nước: thuế cao sẽ làm giảm đầu tư, mất động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều tiết của cộng đồng dân cư: thông qua các phong trào đến ơn đáp nghĩa, quỹ cộng đồng. Nếu huy động quá mức sức dân cũng ảnh hưởng đến đầu tư cho tăng trưởng kinh tế. Sự điều tiết của Nhà nước và của dân cư phải luôn quan tâm thoả đáng đến cả 2 mục tiêu: tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Trong điều kiện nước ta hiện nay phải coi tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện công bằng xã hội. III- quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội Vì những lẽ trên đây, trong công cuộc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế đất nước theo mô hình thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đối với nước ta hiện nay chúng ta phải coi tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả là mục tiêu bức thiết và tiến bộ, công bằng xã hội là mục tiêu cơ bản. Do đó, mỗi chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội phải bao hàm được cả hai mục tiêu đó và phải gắn được tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội một cách hợp lý, hài hoà. Chính vì vậy mà Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng ta đã khẳng định”tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Công bằng xã hội thể hiện cả ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng”. Đại hội Đảng lần thứ VIII, tư tưởng trên đây tiếp tục được quán triệt và làm rõ: “tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện cả ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh thêm: “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. 1- Tạo môi trường cho thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tạo môi trường pháp lý để kinh doanh bình đẳng, công bằng. Đồng bộ hoá pháp lý để tạo cơ chế chính sách chung thống nhất cho mọi thành phần kinh tế. Xây dựng khung pháp lý hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Xây dựng nền hành chính quốc gia mạnh, có hiệu lực, hiệu quả: cải cách thể chế, cải cách bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phát triển tài chính công. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Hoàn thiện chính sách tài chính theo hướng công bằng, hiệu quả và công khai, minh bạch. Cải cách hệ thống thuế: giản đơn, thống nhất, không phân biệt nâng dần thuế trực thu, hoàn thiện thuế gián thu... Thực hiện chính sách tiền tệ tích cực: ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát. IV- Giải pháp Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội Tạo môi trường xã hội thuận lợi. Tạo điều kiện để mọi đối tượng đều có thể và cần phải tham gia vào quá trình phát triển, đồng thời đều được hưởng những lợi ích thoả đáng từ quá trình phát triển. Thực hiện công bằng trong giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế. Tăng cường quy chế dân chủ cơ sở, mở rộng đối thoại dân - cơ quan nhà nước. Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng có những hoàn cảnh khó khăn. 2- Phát triển ngành, lĩnh vực để tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn: đưa khoa học - công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư, đào tạo lao động, phát triển ngành nghề... Phát triển các ngành có công nghệ sử dụng nhiều lao động và đồng thời đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng nghèo, xã nghèo, tạo cơ hội cho mọi đối tượng đều tiếp cận được với các nguồn lực dịch vụ công cộng. 3- Đẩy nhanh xoá đói giảm nghèo. Xoá đói giảm nghèo là việc làm vừa phân phối lại thu nhập để thực hiện công bằng xã hội, vừa nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xét ngắn hạn, xoá đói giảm nghèo ảnh hưởng tới nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Xét dài hạn thì việc xoá đói giảm nghèo chính là tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Cần phải nâng cao trình độ cho người nghèo: kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ đào tạo, khuyến nông, lâm, chuyển giao kỹ thuật. Thực hiện tốt các chương trình kinh tế - xã hội có liên quan tới lao động - việc làm - thu nhập - xoá đói giảm nghèo. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2010: Tín dụng cho người nghèo. Chuyển giao công nghệ. Đầu tư cơ sở hạ tầng theo Quyết định 135. Giao quyền sử dụng đất và miễn thuế sds đất đối với người nghèo. 4- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa thu nhập trực tiếp và phúc lợi xã hội. Tiêu dùng nếu tăng quá mức thì tích luỹ giảm, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Ngược lại nếu tiêu dùng giảm quá mức, thì tích luỹ tăng, đạt được tăng trưởng kinh tế trước mắt, nhưng xét về dài hạn thì tăng trưởng kinh tế không bền vững. Nếu phúc lợi tăng, thu nhập trực tiếp giảm, mất động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu giảm phúc lợi quá mức thì thu nhập trực tiếp tăng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng sẽ làm nảy sinh các vấn đề xã hội. Cần phải: Tiếp tục tăng tích luỹ và có chính sách tiêu dùng hợp lý. Cải cách chính sách tiền lương và thu nhập: Phúc lợi xã hội. Xã hội hoá phúc lợi xã hội. Thực hiện toàn diện chính sách bảo hiểm xã hội. 5- Thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền, ngành và các tầng lớp đa dạng cư. Hệ thống toàn diện và dài hạn: chấo nhận chênh lệch - từng bước khắc phục Công bằng: xét về bản chất và xác định đến cùng phân phối theo lao động và theo đóng góp là công bằng. Phát triển: trong điều kiện nhất định có thể ưu tiên phát triển vùng, ngành dù chưa đóng góp nhiều hoặc không thể đóng góp nhiều. Từng bước tiệm cận và thực hiện ngày càng tốt hơn công bằng xã hội.
File đính kèm:
- DECUONGBAIGIANGTT&CBXH.ppt