Tập huấn đánh giá thường xuyên

Có ý kiến cho rằng theo Thông tư 32 trước đây, môn Tiếng Việt chỉ đánh giá bằng điểm số.

Thầy /cô đồng ý hay không đồng ý nhận định trên? Vì sao?

 

ppt35 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 5964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn đánh giá thường xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tổ chuyên môn Phòng GDĐT Bình Long TẬP HUẤN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN (Theo TT 30/2014/BGDĐT) Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học là sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy và cách thức đánh giá học sinh. Hoạt động đánh giá là một chuỗi các hoạt động: quan sát, theo dõi, trao đổi, phỏng vấn,kiểm tra, nhận xét, tư vấn hướng dẫn, động viên… Nội dung đánh giá học sinh bao gồm: Đánh giá quá trình học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đánh giá sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. GV lâu nay quen đánh giá bằng điểm số chưa coi trọng việc nhận xét, nay chuyển sang đánh giá thường xuyên chỉ bằng nhận xét, nhận xét như thế nào, Làm thế nào để đưa ra được lời nhận xét ngắn gọn, xúc tích, chính xác mà lại không trùng lặp, nhàm chán.  Để có lời nhận xét xác đáng, hiệu quả đối với học sinh thì giáo viên phải dựa vào đâu để đánh giá, đối chiếu với chuẩn kiến thức kỹ năng như thế nào, cấu trúc lời nhận xét? những từ ngữ phổ biến dùng trong lời NX. ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN (Theo TT 30/2014/BGDĐT) MÔN TIẾNG VIỆT Tổ chuyên môn Phòng GDĐT Bình Long 1. Thầy /cô cho biết ý kiến của mình như thế nào về : 	Quan sát, theo dõi, nhận xét, đánh giá thường xuyên (hướng dẫn, giúp đỡ để HS tiến bộ) so với việc chấm bài như trước đây? ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 2. Hàng ngày thầy /cô có quan sát, theo dõi học sinh trong lúc làm bài không? Thầy /cô nhận xét, sửa lỗi, hướng dẫn giúp đỡ học sinh như thế nào? 3. Trường hợp trong lớp có vài HS chưa học tốt Toán, TV thì hàng ngày thầy /cô làm thế nào để mấy em đó có thể làm Toán,TV tốt hơn? 	 ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 3. Theo thầy /cô thì việc học sinh biết sửa lỗi khi làm bài để tiến bộ quan trọng hơn hay là điểm số của bài đó quan trọng hơn? Vì sao? 4. Việc thầy /cô chỉ nhận xét hàng ngày giúp các em biết tự đánh giá, sửa lỗi để tiến bộ có tốt hơn việc thầy /cô chỉ chấm điểm hàng ngày không? Có đỡ gây áp lực cho HS và phụ huynh không? ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN Hoạt động 1: So sánh đánh giá thường xuyên bằng nhận xét của Thông tư 32 và Thông tư 30 Hoạt động 2: Trao đổi nhanh Môn Tiếng Việt đã thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, tuy nhiên kết hợp cho điểm và sử dụng chủ yếu là kĩ thuật bài kiểm tra. Nay, căn cứ vào yêu cầu hoạt động học tập để nhận xét thường xuyên mức độ hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động 3: Nghiên cứu tài liệu + Căn cứ vào các biểu hiện quá trình hình thành năng lực, phẩm chất của HS. + Căn cứ vào thực tế học tập của HS: - Hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiêm vụ (kiến thức, kĩ năng) của bài học, của môn học; - Thực hành, vận dụng được hay chưa thực hành vận dụng được các kiến thức, kĩ năng của bài học, môn học. - Quá trình học tập tiến bộ hay chưa tiến bộ. Hoạt động 4: Xây dựng các tiêu chí đánh giá thường xuyên bằng nhận xét trong môn Tiếng Việt (20 phút) Nội dung: 	Thực hành xây dựng nội dung nhận xét và cách nhận xét các bài trong tuần, cuối tháng, nhận xét bằng lời nói trực tiếp, viết vào phiếu, vở, Học bạ, Sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Cách thực hiện: 	Mỗi nhóm chọn 1 tuần trong CT Tiếng Việt lớp 2 để xây dựng và trình bày trước lớp. Hoạt động 5. Thực hành GIỚI THIỆU MỘT SỐ KĨ THUẬT SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊNQUAN SÁT, HS TỰ ĐÁNH GIÁ, ĐẶT CÂU HỎI CÓ MỤC ĐÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC, SẢN PHẨM, CHTNKQ, TỰ LUẬN GIỚI THIỆU MỘT SỐ KĨ THUẬT SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN * Trong từng giờ học, giáo viên tiến hành một số việc như sau: - Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học; - Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh; - Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn trong giờ học. VD: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình vẽ trong SGK, nêu số lượng con chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính…; HS nêu số lượng con chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính…; GV nghe, quan sát học sinh nêu, chỉnh sửa cho HS cách nói phù hợp, ví dụ: + Nếu HS chỉ nói “một con chim”, GV chỉnh sửa là: “em hãy nói có một con chim”, “có hai con mèo”, “có ba bông hoa”; ... + GV có thể động viên: đúng rồi, em giỏi lắm, cô khen em; em nói đúng rồi, cả lớp khen bạn nào; + GV chỉnh sửa: em nói là có một con chim (chứ không phải là có môộc con chim”)… - GV nêu yêu cầu làm bài tập 1, hướng dẫn HS viết các số 1, 2, 3 theo mẫu; quan sát HS viết, nhận xét, giúp đỡ và hướng dẫn: + Em viết số 2 chưa đẹp, em nên viết số 2 như sau: viết dấu hỏi ở trên và dấu ngã ở dưới; em viết số 3 rất đẹp; + Em viết lại số 3 nhé: nửa trên bé hơn nửa dưới thì số 3 sẽ đẹp hơn; + Cô cầm tay giúp em viết số 3 cho đẹp nhé… - GV nêu yêu cầu làm bài tập 2, quan sát HS làm bài, có thể có nhận xét: + Em quan sát lại xem có mấy con vịt? (nếu em đó nói số con vịt chưa đúng); + Em viết các số rất đẹp; + Cô thấy các em viết số đồ vật vào ô trống rất đúng, cô khen cả lớp; + Cô cho cả lớp xem một số bài các bạn viết số đúng và rất đẹp… - GV nêu yêu cầu làm bài tập 2, quan sát HS làm bài, nhận xét: + Em vẽ chấm tròn to hơn như chấm tròn bên cạnh sẽ đẹp hơn; + Em vẽ đúng và đẹp đấy… - Trong quá trình theo dõi HS làm bài, GV quan sát vở HS và đánh dấu “đ” bằng mực đỏ vào những bài HS làm đúng cùng với lời khen, nhận xét: 	Hôm này cô thấy các em làm bài tốt, cô khen cả lớp, vẫn còn một số bạn viết số chưa đẹp, viết bài chưa được sạch, giờ sau các em cố gắng hơn. 	Có thể nhận xét vào một số vở: em cần viết số đẹp hơn, em cần giữ vở sạch hơn, em cần làm bài nhanh hơn… - Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ: + Bạn làm bài đúng rồi; + Bạn đọc số đúng, rõ ràng; + Bạn đọc số (5) còn ngọng, bạn đọc lại nhé: “năm”. + Bạn viết số rất đẹp; + Bạn viết số 5 bị ngược; bạn viết số 5 như thế này này. + Bạn còn giữ vở chưa sạch. Chúc các thầy, cô thực hiện tốt các yêu cầu của Thông tư 30 trong năm học 2014 - 2015 

File đính kèm:

  • pptSlide DGTX môn TV.ppt
Bài giảng liên quan