Tập huấn để nâng cao năng lực về đánh giá học sinh tiểu học

I. Đánh giá thường xuyên

1. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

2. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh

3. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh

 

 

 

 

 

 

ppt9 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Tập huấn để nâng cao năng lực về đánh giá học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOVỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC Hoài Ân, ngày 08/10/2014 I. HOẠT ĐỘNG 1 THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN 1. Chia nhóm, làm quen các thành viên trong nhóm, bầu Trưởng nhóm, Thư kí. 2. Thành lập Hội đồng tự quản - Bầu Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch. - Thành lập các Ban, bầu các Trưởng ban. 3. Thống nhất Nội quy lớp học II. HOẠT ĐỘNG 2 CHIA SẺ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN BẰNG NHẬN XÉT Ở LỚP 1 TẠI ĐỊA PHƯƠNG Thảo luận nhóm về: 1. Đối tượng tham gia đánh giá thường xuyên 2. Nội dung nhận xét 3. Cách nhận xét, cách ghi nhận xét. III. HOẠT ĐỘNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN BẰNG NHẬN XÉT THEO QUAN ĐIỂM MỚI I. Đánh giá thường xuyên 1. ĐGTX là ĐG trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. 2. Trong ĐGTX, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp HS vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm HS trong học tập, rèn luyện. III. HOẠT ĐỘNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN BẰNG NHẬN XÉT THEO QUAN ĐIỂM MỚI I. Đánh giá thường xuyên 1. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học 2. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh 3. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh III. HOẠT ĐỘNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN BẰNG NHẬN XÉT THEO QUAN ĐIỂM MỚI Đánh giá thường xuyên Giáo viên đánh giá: a) Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học, GV tiến hành một số việc như sau: - Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, nhóm HS theo tiến trình dạy học; - Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với HS hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của HS về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của HS; - Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của HS; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của HS không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ; III. HOẠT ĐỘNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN BẰNG NHẬN XÉT THEO QUAN ĐIỂM MỚI Đánh giá thường xuyên Giáo viên đánh giá: b) Hàng tuần, GV lưu ý đến những HS có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để HS biết cách hoàn thành; c) Hàng tháng, GV ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những HS chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng; d) Khi nhận xét, GV cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp HS tự tin vươn lên; đ) Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên. IV. HOẠT ĐỘNG 4 NGHIÊN CỨU VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT TRONG ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN I. Nghiên cứu ví dụ về nhận xét trong đánh giá thường xuyên (Môn toán) II. Thảo luận nhóm về: 1. Nội dung nhận xét 2. Cách nhận xét 3. Hình thức nhận xét III. Thực hành xây dựng nội dung nhận xét các bài trong tuần, cuối tháng V. HOẠT ĐỘNG 5 NGHIÊN CỨU VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT TRONG ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC I. Nghiên cứu ví dụ về nhận xét trong đánh giá thường xuyên (Môn ....) II. Thảo luận nhóm về: 1. Nội dung nhận xét 2. Cách nhận xét 3. Hình thức nhận xét III. Thực hành xây dựng nội dung nhận xét các bài trong tuần, cuối tháng Trân trọng cảm ơn ! 

File đính kèm:

  • pptTập huấn Thông tư 30 Đà Nẵng sáng 20.9.ppt