Tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu - Bài: Sơ cứu gãy xương

* Dấu hiệu toàn thân:

Sốc: Do đau và mất máu

 Biểu hiện da tái lạnh, vã mồ hôi, tụt huyết áp

Mất máu:

 Khi gãy xương, các mạch máu bị đứt, máu chảy khỏi lòng mạch vào trong các bó cơ xung quanh ổ gãy hoặc chảy ra ngoài

 Vỡ xương chậu có thể mất 1.500 – 2.000ml máu

 Gãy xương đùi có thể mất 1.000 – 1.500 ml máu dù không chảy ra ngoài

 

pptx18 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu - Bài: Sơ cứu gãy xương, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THƯỜNG 
TẬP HUẤN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU 
BÀI: 
SƠ CỨU GÃY XƯƠNG 
Nội dung 
Dấu hiệu nhận biết gãy xương 
Nguyên nhân gãy xương 
Nguy cơ 
Cách xử trí 
1. Dấu hiệu nhận biết * Dấu hiệu tại chỗ : 
Gãy xương kín: 
Gãy xương không rách da 
Đau tại điểm gãy, vùng bị gãy sưng nề 
Giảm hoặc mất vận động 
Biến dạng, cong vẹo chi 
Vùng tổn thương bầm tím, sưng nề 
Có tiếng lạo xạo xương gãy 
Nếu ở chân: có thể thấy chân bên gãy ngắn hơn bên lành 
Gãy xương hở: 
Ngoài dấu hiệu như gãy xương kín còn có thêm: 
Rách da, đứt cơ, chảy máu 
Có thể đầu xương gãy hở ra ngoài, dịch tủy xương chảy ra 
* Dấu hiệu toàn thân: 
Sốc: Do đau và mất máu 
	Biểu hiện da tái lạnh, vã mồ hôi, tụt huyết áp 
Mất máu: 
	 Khi gãy xương, các mạch máu bị đứt, máu chảy khỏi lòng mạch vào trong các bó cơ xung quanh ổ gãy hoặc chảy ra ngoài 
	 Vỡ xương chậu có thể mất 1.500 – 2.000ml máu 
	 Gãy xương đùi có thể mất 1.000 – 1.500 ml máu dù không chảy ra ngoài 
2. Nguyên nhân 
Tai nạn lao động 
Tai nạn sinh hoạt 
Tai nạn giao thông 
Tai nạn thể thao 
3. Nguy cơ 
Xương gãy làm tổn thương cơ, dây thần kinh và mạch máu 
Gãy xương hở có nguy cơ nhiễm trùng cao 
Nạn nhân rất đau và mất máu, có thể choáng, ngất, dẫn đến hậu quả tàn phế hoặc tử vong 
4. Xử trí 
* Nguyên tắc xử trí: 
Không kéo, nắn, lắc xương gãy 
Dùng nẹp cố định 1 khớp phía trên, 1 khớp phía dưới ổ gãy. 
Nếu không có nẹp, có thể thay thế thanh gỗ, miếng bìa cứng hoặc những vật tương tự để cố định. 
Có thể cố định cánh tay vào thân người, chi gãy vào chi lành để cố định 
* Nguyên tắc xử trí: 
Gãy xương có tổn thương phần mềm, mạch máu, cần sơ cứu chảy máu trước rồi mới cố định xương 
Nếu gãy xương hở, không kéo, đẩy xương vào trong gây nhiểm khuẩn. Không đặt nẹp trực tiếp lên chỗ gãy hở. 
Tư thế cố định: 
+ Chi trên: cẳng tay vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay hướng vào thân nạn nhân 
+ Chi dưới: duỗi thẳng 
* Xử trí một số trường hợp gãy xương 
Gãy xương cẳng tay: 
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ 
1. Gạc cuộn, dùng để buộc, cố định xương khớp, băng vết thương . 
2. Nẹp gỗ, chiều dài từ khớp khuỷu đến hết chiều dài chi 
3. Bông, vải hoặc giấy mềm 
để lót vùng tì đè 
4. Khăn tam giác 
(Có thể thay thể bằng gạc cuộn). Dùng treo tay, cố định vào thân người 
* Xử trí một số trường hợp gãy xương 
- Bước 2: Tiến hành cố định 
1. Đặt nẹp, lót bông hoặc vải ở cổ tay 
2. Lót vải mềm vùng khuỷu tay, đầu nẹp 
3. Buộc dây, cố định nẹp 
* Xử trí một số trường hợp gãy xương 
4. Treo tay trước ngực và cố định cẳng tay vào thân người bằng băng tam giác 
Bước 3 
Kiểm tra mạch phía dưới vị trí cố định xem máu có lưu thông 
Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất 
Gãy xương cánh tay 
Thực hiện các bước tương tự như gãy xương cẳng tay: 
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ 
Bước 2: Tiến hành cố định 
1 nẹp từ quá khuỷu tay đến quá vai 
1 nẹp từ trong hõm nách đến quá khớp khuỷu 
Buộc dây trên, dưới ổ gãy và 1 dây sát hõm nách, 1 dây sát khớp khuỷu 
Cố định cánh tay vào thân người bằng băng tam giác 
Bước 3: Kiểm tra tuần hoàn và vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế 
Gãy xương cẳng chân 
Thực hiện các bước tương tự như gãy xương cẳng tay: 
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ 
Bước 2: Tiến hành cố định 
2 nẹp: Nẹp ngoài có chiều dài từ khớp háng đến quá gót chân, nẹp trong có chiều dài tự bẹn đến quá gót chân, bề rộng của nẹp 2/3 bề rộng của chi 
Rải và buộc 5 dây: 2 dây trên và dưới ổ gãy, 1 dây sát bẹn, 1 dây trên dầu gối, 1 dây ở cổ chân 
Cố định chân gãy vào chân lành 
Bước 3: Kiểm tra tuần hoàn và vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế 
Gãy xương đùi 
Thực hiện các bước tương tự như gãy xương cẳng tay: 
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ 
Bước 2: Tiến hành cố định 
đặt 2 nẹp: nẹp ngoài từ hõm nách đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân, bề rộng nẹp = 2/3 bề rộng của chi 
Rải và buộc 9 dây: 
+ 2 dây trên và dưới ổ gãy 
+ 1 dây dưới khớp gối; 1 dây cổ chân 
+ 1 dây sát bẹn, 1 dây ngang xương hông, 1 dây ngang ngực 
+ 2 dây cố định chi gãy vào chi lành 
Bước 3: Kiểm tra tuần hoàn và vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế 
Lưu ý: 
Đừng quên mang găng và rửa tay sạch sẽ trước và sau khi sơ cứu vết thương chảy máu 
Không nên cho nạn nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì để tránh bị sặc, trừ phi được phép của các chuyên gia và bác sỹ 
Ăn thịt gà, thịt bò gây dò xương: Hiện tượng dò xương là biểu hiện của viêm nhiễm do vi khuẩn, không liên quan đến việc ăn gì 
Đắp lá giúp xương nhanh lành hơn: Cơ chế liền xương là tự nhiên, việc liền nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí gãy, kiểu gãy, người bị nạn có bệnh lý kèm theo không. Da có cấu tạo đặc biệt, các thuốc khó ngấm trực tiếp qua da vào xương được, việc bỏ bột cố định và đắp lá gây nhiều nguy cơ di lệch và tạo khớp giả cản trở liền xương sau này 
Quá trình liền xương và vết thương cần nhiều protein và năng lượng. Vì vậy, cần 1 chế độ dinh dưởng đủ chất, vitamin và khoáng chất 

File đính kèm:

  • pptxtap_huan_kien_thuc_ky_nang_so_cap_cuu_bai_so_cuu_gay_xuong.pptx