Tập huấn làm đề thi trắc nghiệm - Đậu Văn Phúc

*) Xác định số điểm cho từng mức độ nhận thức để đảm bảo cho phân phối điểm có dạng tương đối chuẩn dựa trên nguyên tắc: mức độ nhận thức cơ bản nên có tỷ lệ điểm số cao hơn hoặc bằng các mức độ nhận thức khác.

 

ppt48 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn làm đề thi trắc nghiệm - Đậu Văn Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tập huấn làm đề thi trắc nghiệmNgười trình bày: Đậu Văn Phúc Phòng KT&KĐCL-Sở GD&ĐT Nghệ An I. đặt vấn đề	Hình thức thi Trắc nghiệm đã được các nước trên thế giới thực hiện từ nhiều năm nay, ở nước ta được bắt đầu từ năm học 2005-2006 với môn Ngoại ngữ; năm học 2006-2007 với 4 môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học và Ngoại ngữ (trong Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và Kỳ thi tuyển sinh vào ĐH-CĐ). Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng hình thức thi Trắc nghiệm đã thể hiện được nhiều ưu điểm nhất là trong việc chống tiêu cực. Trắc nghiệm là phương pháp thi mà trong đó đề thi thường gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết, sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt đối với từng câu. Có nhiều kiểu câu trắc nghiệm khác nhau nhưng người ta thường dùng câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Đợt tập huấn này nhằm mục đích Hướng dẫn phương pháp ra đề thi, kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm. II. Yêu cầu, tiêu chí, qui trình ra đề kiểm tra 1. Yêu cầu của đề kiểm tra: a) Nội dung bao quát chương trình đã học; b) Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ ở các mức độ đã được qui định trong chương trình môn học, cấp học; c) Đảm bảo tính chính xác, khoa học; e) Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh. d) Phù hợp với thời gian kiểm tra; 2. Tiêu chí của đề kiểm tra: a) Nội dung không nằm ngoài chương trình b) Nội dung rải ra trong chương trình c) Có nhiều câu hỏi trong một đề d) Tỷ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ ở từng môn học; e) Các câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề; g) Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành cho câu hỏi. 3. Qui trình ra đề kiểm tra a) Xác định mục tiêu, mức độ và hình thức kiểm tra. Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với các mục tiêu dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra nhằm đánh giá khách quan trình độ học sinh. Đồng thời, thu thập các thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý giáo dục b) Thiết lập bảng 2 chiều - Lập một bảng 2 chiều: trong đó, một chiều thể hiện nội dung, một chiều thể hiện các mức độ nhận thức cần kiểm tra - Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của bảng. - Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra. *) Xác định số điểm cho từng nội dung căn cứ vào tổng số tiết qui định trong phân phối chương trình và mức độ quan trọng của nội dung đó.  *) Xác định số điểm cho từng mức độ nhận thức để đảm bảo cho phân phối điểm có dạng tương đối chuẩn dựa trên nguyên tắc: mức độ nhận thức cơ bản nên có tỷ lệ điểm số cao hơn hoặc bằng các mức độ nhận thức khác. - Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của bảng hai chiều. *) Xác định thời gian, số điểm tương ứng cho mỗi phần; *) Xác định số điểm, số lượng câu hỏi cho từng ô của bảng 2 chiều. Nhìn chung, càng nhiều câu hỏi ở mỗi nội dung, mỗi nhận thức thì kết quả đánh giá càng có độ tin cậy cao; hình thức câu hỏi đa dạng và tránh được sự nhàm chán đồng thời tạo hứng thú, khích lệ học sinh tập trung làm bài. - Cần lưu ý hai vấn đề: *) Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào hình thức câu hỏi, số điểm và thời gian dành cho ô tương ứng trong bảng hai chiều; *) Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có số điểm như nhau c) Thiết kế câu hỏi theo bảng hai chiều Căn cứ vào bảng hai chiều, người ra đề thiết kế câu hỏi cho đề kiểm tra.Cần xác định rõ nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được qui định trong chương trình môn học III. Các yêu cầu đối với câu trắc nghiệm  III.1 Cấu trúc của câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có hai phần. - Phần đầu (được gọi là phần dẫn): nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi. - Phần sau là các phương án để chọn (được đánh dấu bằng các chữ cái A,B,C,D), trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng, các phương án khác đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh. Nếu không nắm vững kiến thức về vấn đề đã nêu, thí sinh sẽ không nhận biết được trong các phương án để chọn đâu là phương án đúng. Ví dụ: Tích của 20 và 5 làA. 25 B. 15 C. 100 D. 4 III.2. Các yêu cầu đối với câu trắc nghiệm (CTN) 1) Phần dẫn của câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt rõ ràng chỉ một vấn đề muốn nói đến.  Tích của 20 và 5 là A. 25 B. 15 C. 100 D. 4 2) Phần dẫn của câu trắc nghiệm nên dùng dạng bỏ lửng (chưa hoàn chỉnh); hạn chế dùng câu hỏi. Tích của 20 và 5 là bao nhiêu? A. 25 B. 15 C. 100 D. 4 3) Phần lựa chọn gồm 4 câu trả lời (A,B,C,D) trong đó chỉ có duy nhất một câu trả lời đúng; những câu trả lời còn lại là câu trả lời sai (câu nhiễu). Đặc biệt lưu ý loại bỏ CTN có 2 câu trả lời đúng như nhau trở lên hoặc không có câu trả lời nào đúng Tích của 20 và 5 làA. 25 B. 102 C. 100 D. 4 Tích của 20 và 5 là A. 25 B. 15 C. 10 D. 4 4) Các câu lựa chọn, kể cả câu nhiễu đều phải thích hợp với vấn đề đã nêu và hấp dẫn như nhau. Tích của 20 và 5 là A. 25 B. 15 C. 100 D. 4  5) Nếu phần dẫn của CTN là câu bỏ lửng thì các lựa chọn phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về nội dung. Tích của 20 và 5 là A. 25 B. 15 C. 100 D. 4 6) Tránh những câu lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết.	 Tích của 20 và 5 là A. 10,7 B. 15 C. 100 D. 4 	 7) Câu lựa chọn đúng không nên dài hơn hoặc ngắn hơn hẳn các câu lựa chọn khác. Tích của 20 và 5 là A. bằng 25 B. lớn hơn 100 C. 100 D. nhỏ hơn 100  8) Câu lựa chọn đúng và các câu nhiễu cần đồng nhất, có độ khó ngang nhau. Tích của 20 và 5 là A. 25 B. 15 C. 100 D. 4 Tích của 20 và 5 là A. 25 B. 15 C. (20+5).(20:5) D. 4 9) Tránh tình trạng: câu lựa chọn đúng được viết với những ý tưởng đầy đủ, chính xác; ngược lại, các câu nhiễu được diễn đạt cẩu thả với những ý tưởng tầm thường. Tích của 20 và 5 là A. 0 B.1 C. 100 D. 2  10) Phải thận trọng và rất hạn chế dùng các cụm từ “Tất cả đều đúng” hay “Tất cả đều sai” làm câu lựa chọn. Tích của 20 và 5 là A. 25 B. 15 C. 100 D. Tất cả đều đúng 11) Tránh dùng dạng phủ định (KHÔNG) và không dùng 2 lần phủ định liên tiếp trong một câu CTN. Tích của 20 và 5 là A. 25 B. 15 C. 100 D. Không phải là số không chia hết cho 10 12) Trong câu trắc nghiệm phải đảm bảo tính chính xác, khoa học; không nên đặt ra những vấn đề không thể xẩy ra trong thực tế. 13) Tránh những khái niệm, nội dung được trình bày khác nhau trong các bộ sách giáo khoa. 14) Tránh những câu hỏi định lượng làm thí sinh mất nhiều thì giờ giải bài. 15) Trong CTN định lượng, phải thống nhất cấp độ chính xác của các số liệu. 16) Trong câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt ngắn gọn, sáng sủa. Từ ngữ được dùng phải là phổ biến đối với các đối tượng học sinh. Nên bỏ bớt những câu chữ, chi tiết không cần thiết. 17) Không đặt câu lựa chọn đúng ở một vị trí cố định, thường xuyên (A hoặc B...) IV. Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng hai chiều. Cảm ơn các đồng chí đã chú ý theo dõi. 

File đính kèm:

  • ppttap huan thi trac nghiem.ppt