Tập huấn nâng cao năng lực về đánh giá học sinh Tiểu học

Giáo viên không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên đối với học sinh. Đây là một thay đổi lớn!

 Việc đánh giá học sinh cấp Tiểu học được thực hiện trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học. Giáo viên tiến hành một số việc như quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học.

 Giáo viên có thể nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh. Giáo viên quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

 

 

ppt15 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 7045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Tập huấn nâng cao năng lực về đánh giá học sinh Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 	- Thông tư 30 là bước đột phá đổi mới giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trước đòi hỏi cấp thiết của Đảng của Chính phủ về một nền Giáo Dục Việt Nam tiên tiến hiện đại. 	- Thực hiện nghị quyết 29 của Đảng là phải đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện. Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn nên Bộ GD&ĐT chọn đổi mới cách đánh giá học sinh là phù hợp nhất. 	- Quan trọng hơn cách đổi mới đánh giá học sinh nhằm hướng tới quyền lợi người học, giảm bớt áp lực học tập cho học sinh. Mang đậm tinh nhân văn, coi trọng giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ tự tin hơn về bản thân, phát huy được tính tích cực tự giác, giao tiếp tốt, biết hợp tác và biết tự quản tự phục vụ... Thực hiện cách đánh giá học sinh theo thông tư 30 là giúp cho giáo viên thay đổi phương pháp dạy học- yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Hơn nữa, thông tư 30 đặt niềm tin và trao quyền chủ động rất lớn cho giáo viên, cho nhà trường. Ban đầu, có thể gặp khó khăn, nhưng nếu xác định được: đánh giá là để giúp học sinh học tốt hơn, thì thông qua tìm hiểu cách đánh giá, cùng nhau trao đổi sinh hoạt chuyên môn, qua thực tiễn giáo viên sẽ biết được mình phải đánh giá như thế nào, nhận xét ra sao đối với từng học sinh. 	 Mục đích đánh giá 	Nhằm giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ. Giáo viên có thể đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.	Việc đánh giá nhằm giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.	Ngoài ra, việc đánh giá còn giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh. Nguyên tắc đánh giá Đánh giá sự tiến bộ của học sinh coi trọng việc động viên , khích lệ phát huy năng lực Đánh giá toàn diện theo 3 tiêu chí: KTKN – NL – PC. Tích hợp đánh giá của GV, PHHS, HS nhưng GV vẫn quan trọng nhất. Đánh giá sự tiến bộ của hs nên không so sánh giữa hs với hs, không tạo tâm lý, áp lực cho trẻ. Những điểm giống và khác Thông tư 32 so với thông tư 30 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ THÔNG TƯ 30 Giáo viên không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên đối với học sinh. Đây là một thay đổi lớn! 	Việc đánh giá học sinh cấp Tiểu học được thực hiện trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học. Giáo viên tiến hành một số việc như quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học. 	Giáo viên có thể nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh. Giáo viên quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ. 	Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành; Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng; 	Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên. Điều đặc biệt là giáo viên không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên. Phụ huynh, học sinh cùng tham gia đánh giá 	Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ. 	Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư. Nội dung nhận xét: Theo 3 tiêu chí tại điều 5 Các kỹ thuật đánh giá và cách ghi nhận xét. Kỹ thuật đánh giá: Thông tư 32 - Quan sát, phân tích, theo dõi, đặt câu hỏi, sản phẩm của học sinh. Thông tư 30 Quan sát theo dõi, KT nhanh, phỏng vấn nhanh, Sản phẩm của học sinh; Sự tương tác HS- HS; Phụ huynh kết hợp đánh giá và biện pháp hỗ trợ. 	1. Nhận xét bằng lời GV vẫn thường xuyên nhận xét trong tiến trình của mỗi bài học. 	2. Nhận xét bằng cách ghi nhận xét ( Nhận xét thường xuyên ghi vào vở và nhận xét cuối tháng, cuối kỳ, cuối năm ghi vào sổ điểm, học bạ). Giáo viên nhận xét học sinh bằng cách ghi nhận xét hoặc nhận xét bằng lời Cách đánh giá bằng nhận xét Cách ghi nhận xét vở học sinh. Ghi ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, chính xác nêu bật được những điểm nổi bật hoặc lỗi chưa đạt được bài học và biện pháp hỗ trợ. Nhận xét phải mang tính động viên khích lệ, đánh giá được mức độ học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng và mức độ năng lực vận dụng kiến thức... Phù hợp với mục tiêu bài học. Quan tâm đến tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập để kịp thời giao nhiệm vụ hoặc giúp đỡ để HS đạt yêu cầu theo khả năng của HS và bài học. 	1. Cách đánh giá bằng nhận xét cuối tháng trong sổ theo dõi chất lượng Đối với GVBM cũng đánh giá như GVCN theo 3 tiêu chí quy định nêu được mức độ hoàn thành môn học, biện pháp cụ thể giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành. 	2. Cách đánh giá định kì trong sổ theo dõi chất lượng.( Đọc kỹ phần hướng dẫn trang đầu của sổ) Lưu ý: - Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì. Đề bài phù hợp theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Bài kiểm GV phải sửa lỗi,nhận xét ưu khyết điểm và cho thang điểm 10 không cho điểm thập phân, không cho điểm không(0) Tổng hợp đánh giá Theo hướng dẫn tại điều 10 Xét hoàn thành chương trình lớp học. Như hướng dẫn tại điều 11. Những trường hợp HS chưa hoàn thành một trong 3 tiêu chí hay một trong những môn đánh giá định kì bằng điểm số GV cần chú ý giúp đỡ nhiều lần nếu vẫn chưa đạt thì báo cáo Hiệu trưởng để quyết định cho lên lớp hay ở lại. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho GVCN tiếp tục bồi dưỡng trong hè nếu trong hè vẫn chưa đạt thì GVCN năm tiếp sau phải có trách nhiệm giúp đỡ để học sinh hoàn thành. Do vậy phần ghi điểm trong học bạ môn học chưa hoàn thành thì chưa ghi điểm, hoàn thành thời điểm nào thì ghi điểm và ghi nhận xét hoàn thành chương trình tại thời điểm đó. Xét thi đua khen thưởng- Học sinh giỏi lĩnh vực nào GV lập danh sách đề nghị lên Hiệu trưởng khen lĩnh vực đó. Khen bao nhiêu, khen thế nào do Hiệu trưởng toàn quyền quyết định. Lời khen đảm bảo phải làm nổi bật được thành tích của học sinh đạt được trong lĩnh vực đó. Cách ghi Học bạ. - Theo hướng dẫn trang đầu tiên của học bạ. Cách xếp loại VSCĐ.  

File đính kèm:

  • pptTap huan nang cao nang luc hoc tap cho HS tieu hoc.ppt