Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 20, 21: Giảng văn tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

 

1. Hoàn cảnh sáng tác:

 

 

 

- Sau khi lãng đạo nhân dân tổng khởi nghĩa thắng lợi, ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội. Tại nhà 48- Hàng Ngang, Người soạn “Tuyên ngôn độc lập”.

- Trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, trước âm mưu trở lại của thực dân Pháp, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình- Hà Nội, thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 20, 21: Giảng văn tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 20-21: Giảng văn
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
 - Nắm được quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh, hoàn cảnh ra đời và đặc trưng thể loại của văn bản “tuyên ngôn độc lập”.
 - Thấy được nghệ thuật viết văn chính luận sắc sảo, mẫu mực của Hồ Chí Minh qua bản “Tuyên ngôn độc lập.”
.
B. Phương pháp, phương tiện:
 - Phương pháp: Kết hợp các phương pháp trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
 - Phương tiện: Sách giáo khoa, thiết kế bài giảng, máy chiếu.
C. Bài cũ: 
Giải ô chữ với nội dung: Một trong những tiền đề chung cho sự phát triển của văn học Việt Nam 1945- 1954? Giải các từ hàng ngang sẽ tìm được từ khoá là: HIỆN THỰC CÁCH MẠNG. 
GV nhấn mạnh để dẫn nhập vào bài mới: Hiện thực Cách mạng thời kì này vô cùng phong phú, sinh động, đã khơi nguồn cảm hứng và là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chương. Cách mạng Tháng tám thành công có thể xem là sự kiện đầu tiên được phản ánh sinh động qua tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. 
D. Bài mới:
TG
HĐ CỦA GV- HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác phẩm:
TT1: HS trình bày những hiểu biết của mình về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
TT2: GV nhận xét, nhấn mạnh bối cảnh thù trong giặc ngoài, khả năng thực dân Pháp đang lăm le quay trở lại nước ta.
TT3: GV yêu cầu HS tìm hiểu: Bản “Tuyên ngôn độc lập” “viết cho ai?”
TT4: HS trả lời, GV nhận xét, kết luận.
TT5: HS tiếp tục tìm hiểu: “Tuyên ngôn độc lập” “viết để làm gì?”
TT6: HS trả lời, GV nhận xét, uốn nắn, kết luận.
TT7: HS phân chia bố cục của văn bản.
TT8: HS xem đoạn phim và nghe băng lời đọc “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
HĐ 2: Hướng dẫn HS phân tích phần 1: Đặt vấn đề.
TT1: GV phát vấn, HS tìm hiểu:
- HCM đặt vấn đề bằng cách nào?
- Tác dụng của cách đặt vấn đề ấy?
TT2: GV uốn nắn, nhấn mạnh cách lập luận khéo léo, đầy thuyết phục của tác giả.
TT2: HS tìm hiểu:Không dừng lại ở sự trích dẫn, Hồ Chí Minh còn “Suy rộng ra”. Phân tích ý nghĩa của sự suy rộng ra ấy là gì?
TT4: GV nhận xét, kết luận.
TT5: GV mở rộng liên hệ:Lời nhận xét của nhà văn Mĩ La-dy Bô-stơn về cách dịch của Bác: “Tất cả mọi người đàn ông” dịch thành “Tất cả mọi người”: “Chỉ bằng một sự thay đổi nhỏ, Hồ Chí Minh đã giải phóng cho cả một nửa nhân loại”.
TT6: HS đánh giá chung về phần đặt vấn đề của văn bản. GV nhận xét, kết luân chung.
TT7: GV mở rộng, liên hệ lời nhận xét của nhà văn Cu Ba về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Những ai muốn biêt thế nào là một con người thực sự, vẻ đẹp của thế giới ở đâu, sự chiến thắng của chân lí trên trái đất ở nơi nào, mùa xuân ở đâu, xin mời đến thăm cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hiện diện mẫu mực của một con người anh hùng trong thời đại của chúng ta”
 (Rơ-nê Đơ Pê-strê - nhà văn Cu Ba)
HĐ3: Dặn dò tiết sau:
- Nắm chắc nội dung bài học.
- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng ) về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh qua phần Đặt vấn đề của bản “Tuyên ngôn độc lập”.
- Đọc kĩ và tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của các phần còn lại.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Sau khi lãng đạo nhân dân tổng khởi nghĩa thắng lợi, ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về Hà Nội. Tại nhà 48- Hàng Ngang, Người soạn “Tuyên ngôn độc lập”.
- Trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, trước âm mưu trở lại của thực dân Pháp, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình- Hà Nội, thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
2. Đối tượng:
- Đồng bào cả nước.
- Nhân dân toàn thế giới, đặc biệt là các nước Mĩ, Pháp.
3. Mục đích , ý nghĩa:
- Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Khẳng định quyêt tâm bảo vệ nền tự do, độc lập dân tộc, đập tan mọi luận điệu xảo trá của kẻ thù.
3. Bố cục: 3 phần:
Phần 1: “Hỡi đồng bàochối cãi được”:Đặt vấn đề.
Phần 2: “Thế màđộc lập”: Giải quyết vấn đề.
Phần 3: Còn lại: Kết thúc vấn đề.
II. PHÂN TÍCH:
Đặt vấn đề:
- Trích dẫn -“TNĐL” của Mĩ.
 - “TNDQ-NQ” của Pháp.
à Đó là những chân lí đã được thừa nhận.
è+ Thái độ tôn trọng những danh ngôn bất hủ.
 + Lấy lời lẽ tổ tiên người Mĩ, Pháp để nói với người Mĩ, Pháp hiện tại- dùng “gậy ông đập lưng ông”.
 + Đặt ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập ngang hàng nhau, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
 + Dùng chân lí đã được thừa nhận để làm cơ sở vững chắc cho bản TNĐL của nước Việt Nam.
- “Suy rộng ra”
 + Từ quyền con người nâng lên thành quyền của dân tộc.
 + Thể hiện đóng góp sáng tạo cho lí luận của phong trào giải phóng các dân tộc trên thế giới.
4Tiểu kết:
 Đặt vấn đề một cách khéo léo, Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở vững chắc làm nền tảng cho bản TNĐL. Đoạn văn thể hiện nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của tác giả.

File đính kèm:

  • docTUYEN NGON DOC LAP.doc
  • wavOpen.wav
  • mpgTNDL.MPG
  • pptTUYEN NGON DOC LAP.ppt
  • pptTuyen ngon doc lap-t20.ppt
  • wavTYPE.WAV