Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết học: Tuyên ngôn Độc Lập

 Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp (1776) và của Mỹ (1791)  Làm cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn độc lập Việt Nam. Vì hai bản tuyên ngôn đó đã trở thành những danh ngôn bất hủ. Lẽ phải, chân lý ở hai bản tuyên ngôn đó đã được công nhận. Từ quyền con người  Bác mở rộng, nêu bật quyền độc lập, tự do của các dân tộc (đóng góp của Bác trong phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới).

 Thể hiện thái độ tôn trọng những danh ngôn bất hủ của Pháp, Mỹ, nhắc nhở họ đừng phản bội tổ tiên mà vấy bùn lên lá cờ nhân đạo, tiến quân xâm lược Việt Nam.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết học: Tuyên ngôn Độc Lập, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuyên Ngôn Độc lậpHồ Chí MinhGiáo viên thực hiện:Phan Thị HườngQuảng trường Ba Đình(Số 48 – Hàng ngang)Bác Hồ đang đọc Tuyên Ngôn Độc LậpTìm hiểu chung2. Giá trị lịch sử, giá trị văn học.3. Thể loại4. Đối tượng và̀ mục đích của Tuyên ngôn độc lập5. Bố cục.1. Hoàn cảnh sáng tác.Chủ tich Hồ Chí Minh đọc TNĐLCâu hỏi thảo luận:Vì sao Bác lấy hai bản tuyên ngôn của Pháp, Mỹ mở đầu cho bản tuyên ngôn của mình? Ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn đó? Nhận xét cách lập luận của Hồ Chí Minh trong phần mở đầu?II. Đọc hiểuPhần 1 Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp (1776) và của Mỹ (1791)  Làm cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn độc lập Việt Nam. Vì hai bản tuyên ngôn đó đã trở thành những danh ngôn bất hủ. Lẽ phải, chân lý ở hai bản tuyên ngôn đó đã được công nhận. Từ quyền con người  Bác mở rộng, nêu bật quyền độc lập, tự do của các dân tộc (đóng góp của Bác trong phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới). Thể hiện thái độ tôn trọng những danh ngôn bất hủ của Pháp, Mỹ, nhắc nhở họ đừng phản bội tổ tiên mà vấy bùn lên lá cờ nhân đạo, tiến quân xâm lược Việt Nam. Khẳng định cuộc CMVN, nền độc lập của Việt Nam, bản tuyên ngôn của nước VN cũng ngang hàng với Pháp, Mỹ (niềm tự hào dân tộc). Khẳng định tất cả các dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng để nêu bật quyền độc lập của dân tộc VN. Cách lập luận: chặt chẽ, sắc sảo, vừa cương quyết lại vừa khóe léo bằng thủ pháp nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”  tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc làm tiền đề cho những phần còn lại.Phần 2a. Vạch trần tội ác và âm mưu xảo trá của thực dân Pháp Thực dân Pháp kể công khai hóa: Bản tuyên ngôn đã phủ nhận bằng cách tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp một cách toàn diện: Chính trị:Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ, Tắm máu các phong trào yêu nước, cách mạng.Thi hành chính sách ngu dân, đầu độc nhân dân bằng rượu cồn và thuốc phiện Chia rẽ đất nước thành 3 kỳ. Kinh tế:Bóc lột nhân dân đến tận xương tủy.Độc quyền in giấy bạc, ngoại thương, khai thác nguyên liệuKìm hãm tư sản dân tộc phát triển Thực dân Pháp kể công bảo hộ: Bản tuyên ngôn chỉ rõ đó không phải là công mà là tội. Phản bội đồng minh Tội:Bán nước ta hai lần cho NhậtGiết người VN yêu nước đứng về phe Đồng minh để đánh Nhật Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng. Bản tuyên ngôn khẳng định: “Sự thật là Pháp đã phản bội Đồng Minh, đầu hàng Nhật”, “Sự thật là nhân dân ta lấy lại nước VN từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”  Khẳng định Đông Dương không còn là thuộc địa của Pháp vì thế chúng không có quyền trở lại VN.Liệt kê tội ác từ xa tới gần. Từ khái quát đến cụ thể. Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi cảm và nhiều động từ mạnh kết hợp với điệp từ “chúng” tạo nên một bản cáo trạng đanh thép, hùng hồn về tội ác toàn diện của kẻ thù  làm cho nhân dân trên thế giới thấy rõ hành động trái với chính nghĩa và nhân đạo của thực dân Pháp, đồng tình với cuộc cách mạng giành độc lập của dân tộc Việt Namb. Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta: Là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân:Giải phóng dân tộc, đánh đuổi Pháp, Nhật giành độc lậpGiải phóng giai cấp, đánh đổ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ Nhân dân VN đứng về phe Đồng Minh chống phát xít Nhật và giành lại độc lập từ tay Nhật chứ không phải tay Pháp Thái độ khoan hồng bao dung của nhân dân VN. Chứng tỏ người VN yêu chuộng đạo lý, yêu hòa bình chính nghĩa nhưng chính thưc̣ dân Pháp, buộc nhân dân ta đứng dậy đấu tranh  giá trị nhân bản sâu sắc. Cách lập luận: chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn với những câu văn ngắn gọn, súc tích xen kẽ với những câu phức hợp; dùng nhiều hình ảnh gợi cảm xúc; nhiều phương thức liên kết; với những chứng cứ xác thực, cụ thể không thể chối cãi được  xác lập cơ sở thực tiễn cho quyền độc lập của nước VN. Phần 3 Dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn Bác đã trịnh trọng tuyên bố: Thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp. Xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất Việt Nam. Xóa bỏ mọi hiệp ước mà Pháp đã ký với Việt Nam.Tuyên bố VN hoàn toàn độc lập tự do, có chủ quyền. Đó là điều thiêng liêng bất khả xâm phạm. Khẳng định quyết tâm giữ vững độc lập tự do của toàn dân tộc VN như một lời thề sắt đá thiêng liêng, như một lời cảnh báo để thực dân Pháp coi chừng  thể hiện niềm tự hào dân tộc.III. Tổng kết – Luyện tập Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; lý lẽ đanh thép; chứng cứ xác thực, cụ thể; giọng văn hùng hôn, thay đổi linh hoạt; ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm  Bản tuyên ngôn xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn mang tầm tư tưởng lớn, tiên tiến của thời đại. Tuyên ngôn độc lập là văn kiện vô giá là tiếng nói trí tuệ sắc sảo của một tấm lòng nhân ái bao la. Tuyên ngôn độc lập tạo cơ sở pháp lý để các nước công nhận nền độc lập và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.Cơ sở pháp lý: trích hai bản tuyên ngôn Pháp, Mỹ́Cơ sở thực tiễn: bác bỏ những luận điệu xảo trá của Pháp: tố cáo tội ác của Pháp và quá trình đấu tranh của nhân dân ta.Tuyên bố độc lập. Tạo nên một cấu trúc chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.Hãy vẽ sơ đồ thể hiện cấu trúc của bản tuyên ngôn độc lập. Nhận xét về sơ đồ đó

File đính kèm:

  • ppttuyen ngon doc lap.ppt
  • mp3TuyenngonDL_Vietnam.mp3