Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết học: Vợ nhặt

 

• 2/Vẻ đẹp tình người và niềm tin vào tương lai của những người nghèo đói:

• - Bối cảnh sống tạo nên tình huống độc đáo của câu chuyện : Tràng nhặt được vợ giữa ngày đói; mẹ Tràng và anh yêu thương, đùm bọc người phụ nữ nghèo được nhặt về làm vợ. Cả nhà vui vẻ trong tình thương đầm ấm và hướng về sự đổi đời trong tương lai.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết học: Vợ nhặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DAK LAK Trường THPT Trường ChinhGiáo án dự thi Tổ Ngữ VănVỢ NHẶT -Kim Lân-I/Tìm hiểu chung: 1/ Nhà văn Kim Lân (1920 - 2007):- Kim Lân là một trong những cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. -Ơng thường viết về cảnh quê, người quê với một vốn hiểu biết sâu sắc, cảm động và một tấm lòng thiết tha hiếm có.-Tác phẩm tiêu biểu: (SGK).  Kim Lân sáng tác rất ít2/ Xuất xứ :- Vợ nhặt : là một truyện ngắn in trong tập truyện “Con chó xấu xí” của KimLân.Tác phẩm được Kim Lân sáng tác ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. 3/Cốt truyện và chủ đề tác phẩm:- Cốt truyện : Câu chuyện kể về cuộc sống của những người dân nghèo ở xóm ngụ cư và việc Tràng (nv chính ) “nhặt” được vợ chỉ vài cái bánh đúc. Đ ể rồi gia đình anh (mẹ Tràng, vợ Tràng và Tràng ) đã yêu thương, đùm bọc nhau giữa ngày đói khổ năm 1945, cùng hướng về sự đổi đời trong tương lai.4/Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”: * Vợ nhặt” là một nhan đề có nhiều nghĩa:-Nhan đề này gây cho người đọc một sự chú ý đặc biệt về việc anh Tràng “nhặt vợ” một cách dễ dàng.-Nhan đề “vợ nhặt”thể hiện thân phận con người bị rẻ rúng trong xã hội cũ,nhất là vào năm đói 1945 : vợ mà có thể “nhặt”được như rơm như rác bên đường=> Đây là một tựa đề độc đáo phù hợp với nội dung tác phẩm. 5. Bố cục:Cĩ thể chia làm 5 phần:Từ đầu đến “Ấy thế mà thành vợ chồng”.Tiếp theo cho đến “rồi cùng đẩy xe bị về”.Tiếp theo đến “lược một đoạn” Tiếp theo đến “Tâm trí mọi người” Phần kết thúc Tác phẩmII/ Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: A/Bức tranh hiện thực ngày đói và vẻ đẹp tình người , niềm tin vào tương lai của người dân nghèo xóm ngụ cư: 1/ Bức tranh hiện thực ngày đói ở xóm ngụ cư : a/ Không gian năm đói: - “Vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. - “Mùi đốt  khét lẹt”. - Âm thanh tiếng quạ vang lên thê thiết.. Thê lương, ảm đạm .b/Con người năm đói: - “Bồng bế dắt díu nhau như những bóng ma”. - “trẻ em ngồi ủ rũ, không buồn nhúc nhích”. - “người chết như ngả rạ”.  Đau thương, tang tóc. - Kim Lân sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với nghệ thuật so sánh để tái hiện một cách cụ thể bối cảnh của câu chuyện : đó là một khung cảnh thê lương, ảm đạm và tang tóc. Sự sống và cái chết không có ranh giới, trần gian mấp mé bờ vực của âm phủ, cõi âm tràn vào cõi dương2/Vẻ đẹp tình người và niềm tin vào tương lai của những người nghèo đói:- Bối cảnh sống tạo nên tình huống độc đáo của câu chuyện : Tràng nhặt được vợ giữa ngày đói; mẹ Tràng và anh yêu thương, đùm bọc người phụ nữ nghèo được nhặt về làm vợ. Cả nhà vui vẻ trong tình thương đầm ấm và hướng về sự đổi đời trong tương lai.a/ Nhân vật Tràng và việc nhặt vợ của anh: a1.Cảnh ngộ của Tràng : - Nghèo, xấu xí thô kệch và có phần dở hơi. - Cần cù làm thuê kiếm sống để nuôi mẹ già. - Hay cười, vui vẻ với trẻ con.=>Bất hạnh, tội nghiệp nhưng tốt bụng.a2 .Diễn biến tâm trạng của Tràng khi có vợ: -Việc Tràng có vợ: + Chỉ qua một câu nói đùa và bốn bát bánh đúc giữa ngày đói . + Lấy vợ không cưới hỏi, không biết tên và gia cảnh của vợ mà vì cùng cảnh đói nghèo. +Nồi cám ngày đói đủ làm cỗ tân hôn. Tình huống tình cờ, bất ngờ :đùa mà thành thật- một tình huống cười ra nước mắt. a3û . Tâm trạng của Tràng khi nhặt vợ và đưa vợ về nhà : - Lúc đầu : Tràng tỏ ra lo lắng trước cảnh nghèo “thóc gạo này mà còn đèo bòng”. - Sau đó :Anh chấp nhận đưa người phụ nữ về nhà ra mắt mẹ với một tâm trạng lâng lâng hạnh phúc ,ngượng ngịu, bối rối. +Nét mặt “phớn phở”. +Hai “mắt sáng lên lấp lánh”. +Miệng “tủm tỉm cười một mình”Khởi đầu trong Tràng có một sự thay đổi về tâm lý và tình cảm. a4 Tâm trạng và hành động của Tràng sau một ngày có vợ:- Tràng thấy: + Vui sướng và hạnh phúc và “nên người”. + Yêu thương gắn bó với ngôi nhà của mình hơn. + Phải có trách nhiệm với gia đình, với mẹ, với vợ và những đứa con anh sau này. +Tin vào sự đổi đời ở tương lai. =>Những biểu hiện trong suy nghĩ và hành động trên của Tràng thể hiện sự thay đổi số phận,tính cách của anh :Từ khổ đau sang hạnh phúc; từ chán đời sang yêu đời; từ ngây dại sang ý thức- một sự “phục sinh trong tâm hồn” Tràng đã thể hiện được giá trị lớn lao của hạnh phúc. b/Nhân vật bà cụ Tứ :- Cụ Tứ là một bà mẹ nghèo, từng trải và giàu tình thương con.-Khởi đầu : + Khi nhìn thấy một người đàn bà lạ trong nhà mình, cụ ngỡ ngàng, ngạc nhiên. +Trạng thái ngỡ ngàng của cụ được thể hiện bằng một lọat những câu nghi vấn diễn ra trong tâm lý của bà: + “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?”.+Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con trai mình thế kia?”.+ “Sao lại chào mình bằng U?...Ai thế nhỉ?”. + “Ô hay thế là thế nào nhỉ?”.-> Sự cùng quẫn về hồn cảnh đã đánh mất ở người mẹ sự nhạy cảm vốn có trước hạnh phúc của con mình.-Khi hiểu ra là Tràng đã có vợ :+ “Bà lão cúi đầu im lặng”- Sự im lặng đầy nội tâm với bao xót xa, lo thương lẫn lộn. + Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo, tạo thành một trạng thái tâm lý triền miên day dứt: bà nghĩ đến bổn phận làm mẹ chưa tròn, nghĩ đến ông lão, đến con gái út, nghĩ đến nỗi khổ của đời mình, nghĩ đến tương lai của vợ chồng Tràng : “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. -Phải ăn cháo cám mà bà mẹ vẫn khen ngon. Chi tiết này tưởng là nghịch lý, nhưng lại phù hợp với quy luật với tâm lý và tình cảm của người mẹ trước hạnh phúc của con : niềm vui và hạnh phúc của con đã giúp người mẹ biến đắng chát thành ngọt ngào. - Chọn h/ả nồi cháo cám ,Kim Lân muốn chứng minh cho chất NGƯỜI : trong bất kỳ hòan cảnh nào ,tình nghĩa và hy vọng của con người vẫn không thể bị tiêu diệt. Con người vẫn muốn sốngcho ra sống.c/ Nhân vật người vợ nhặt:- Ngoại hình : héo hon, tàn tạ. -Hồn cảnh : nghèo,đói, lấy chồng vì cần một chỗ nương tựa, cần miếng ăn và sự sống. -Tính cách: + Trước khi làm vợ Tràng: chị liều lĩnh,chao chát. + Khi làm vợ :Chị tỏ ra lễ phép, đảm đang, hiền hậu, biết thu vén gia đình và có hiểu biết về thời sự. B/Những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm1. Cách đặt nhan đề tác phẩm: “Vợ nhặt” có ý nghĩa sâu sắc trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm: trong hòan cảnh đói nghèo, giá trị hạnh phúc của con người thật rẻ rúng và tội nghiệp. 2/Cách xây dựng tình huống truyện mới lạ, độc đáo. Anh Tràng nghèo khổ, xấu xí, dở hơi lấy được vợ giữa ngày đói bằng cách nhặt về và họ sống hạnh phúc Một cuộc hôn nhân bé mọn giữa thảm họa lớn của dân tộc .3/Ngôn ngữ kể chuyện dân giã,mộc mạc phù hợp với đời sống tâm hồn, tình cảm của người dân lao động. III/ TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP:1, Ghi nhớ: (SGK).2, Luyện tập:1,: Sưu tầm những tranh ảnh, tài liệu về nạn đĩi năm Ất Dậu – 1945.2, Làm bài tập vận dụng :Hãy chứng minh rằng: Vợ nhắt là một bài ca về tình người của những con người nghèo khổ. IV :Củng cố và dăn dị:- Nắm vững kiến thức cơ bản của bài học: ( tác giả, xuất xứ, hòan cảnh ra đời, cốt truyện và chủ đề tác phẩm.Đắc biệt chú ý đến giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua hệ thống nhân vật trung tâm).-Học thuộc những từ ngữ, câu văn, đọan văn tiêu biểu trong tác phẩm để minh họa khi phân tích.

File đính kèm:

  • pptGiao an du thi Vo nhat.ppt
Bài giảng liên quan