Thiết kế kế hoạch bài học môn tự nhiên và xã hội lớp 1 theo hướng dạy học tích cực

I.MỤC TIÊU :

 Sau bài học, học sinh biết :

 - Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng.

 - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ.

 - Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ.

 - Giáo dục môi trường – Giáo dục kĩ năng sống : Kĩ năng kiên định, phê phán (Hoạt động 3), kĩ năng giao tiếp ( thảo luận nhóm)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Giáo viên : Máy chiếu, máy tính, giáo án điện tử, thẻ 2 mặt ( xanh và đỏ ), tranh ảnh, vật thật về các loại cây gỗ.

 Học sinh: Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, tranh, vật thật về cây gỗ.

 

 

ppt20 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 24476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Thiết kế kế hoạch bài học môn tự nhiên và xã hội lớp 1 theo hướng dạy học tích cực, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I.MỤC ĐÍCH  Thiết kế kế hoạch bài học nhằm mục đích: - Giúp giáo viên có một bài giảng đạt hiệu quả cao, dễ dàng xử lí các tình huống có thể xảy ra trong tiết học. - Giúp học sinh tiếp thu kiến thức bài giảng một cách nhẹ nhàng và khắc sâu kiến thức. II.YÊU CẦU Khi thiết kế kế hoạch bài học, giáo viên cần : - Giáo viên phải nắm bắt được cấu trúc chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. - Nắm bắt về nội dung kiến thức của từng chủ đề, từng bài giảng theo chuẩn kiến thức kĩ năng và đảm bảo: tính hệ thống, tính chuẩn mực, tính vừa sức với học sinh. - Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài dạy, phù hợp đặc trưng bộ môn. - Chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học và các hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. III. LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 được cấu trúc từ 3 chủ đề : Con người và Sức khỏe - Xã hội - Tự nhiên, những chủ đề rất gần gũi với học sinh tiểu học. Để phù hợp với từng bài giảng chúng ta cần lựa chọn những phương pháp phù hợp phát huy tốt tính tích cực của học sinh. Hiện nay dạy học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột là một trong những phương pháp dạy học tích cực, gây được nhiều hứng thú học tập cho học sinh, kích thích tính sáng tạo, khả năng tự học cho học sinh rất cao. IV. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC 1. Xác định mục tiêu bài học Sau bài học học sinh hiểu biết được gì về kiến thức, kĩ năng, thái độ( sách giáo viên nêu rõ) 2. Chuẩn bị Việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học cho cả giáo viên học sinh là quan trọng cần chuẩn bị chu đáo ( tranh, ảnh, bảng nhóm, thẻ từ, máy chiếu, các câu hỏi thảo luận…) IV. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC 3. Phần kiểm tra bài cũ: - Chuẩn bị các câu hỏi bài tập đơn giản cho cá nhân học sinh và cho tập thể lớp để kiểm tra kiến thức học sinh. - Những câu hỏi bài tập này có thể liên quan đến bài dạy mới. Giáo viên nhớ nhận xét động viên học sinh, khích lệ học sinh kịp thời, cho học sinh tự nhận xét, đánh giá sau đó giáo viên chốt, chuyển sang bài mới bằng một lời giới thiệu bài ngắn gọn và thu hút. IV. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC 4. Các hoạt động dạy học: Các hoạt động dạy học phải rõ ràng, có tên hoạt động, mục tiêu và cách tiến hành từng hoạt động. Hiện nay phương pháp dạy học có sử dụng PP Bàn tay nặn bột trong môn Tự nhiên và xã hội là một trong những phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả cao gây được nhiều hứng thú học tập cho học sinh, nhưng không phải bài nào cũng có thể áp dụng được. Chúng ta hãy nghiên cứu và lựa chọn. Sau đây là một thiết kế bài học cho một tiết dạy trong môn TNXH lớp 1: Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ I.MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh biết : - Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng. - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ. - Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ. - Giáo dục môi trường – Giáo dục kĩ năng sống : Kĩ năng kiên định, phê phán (Hoạt động 3), kĩ năng giao tiếp ( thảo luận nhóm) II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Máy chiếu, máy tính, giáo án điện tử, thẻ 2 mặt ( xanh và đỏ ), tranh ảnh, vật thật về các loại cây gỗ. Học sinh: Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, tranh, vật thật về cây gỗ. Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài : Cây gỗ III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC : Khởi động: Trò chơi “Tôi bảo” Hoạt động 1: Trò chơi “Hoa khoe sắc” Mục tiêu : Củng cố kiến thức bài : “Cây hoa’’. Cách tiến hành : HS lựa chọn bông hoa mình thích và khám phá bí mật sau mỗi bông hoa. - Hoa mai: Cây hoa gồm những bộ phận nào?( rễ, thân, lá.) - Hoa cúc: Hãy kể tên các loại hoa mà em biết?(hoa cúc, hoa hồng, hoa lan,hoa vạn thọ…) - Hoa phượng : Em hãy nêu lợi ích của cây hoa?( dùng để trang trí, làm cảnh, làm nước hoa, làm thuốc…) Nhận xét. Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ Hoạt động 1 Mục tiêu : Củng cố kiến thức bài : “Cây hoa’’. Bài tập : ( tập thể) HS bày tỏ ý kiến cá nhân bằng cách giơ thẻ; nếu tán thành giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh. 1. Cây hoa gồm rễ, thân, lá, hoa. (thẻ đỏ) 2. Cây hoa chỉ dùng để trang trí, không dùng làm thuốc được. (thẻ xanh) GV: Vì sao em không tán thành? HS trả lời, HS khác nhận xét.Gv nhận xét. 3. Chúng ta không nên ngắt hoa, bẻ cành ở nơi công cộng. (thẻ đỏ) GV: Vì sao em chọn thẻ đỏ? HS trả lời, HS khác nhận xét.GV nhận xét. GV nhận xét chung. Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ Giới thiệu bài : GV chỉ vào vật thật và hỏi : “ Đố các con cái bàn, cái ghế các con đang ngồi được làm bằng gì ?( Bằng gỗ.) GV: Ngoài việc sử dụng cây gỗ để đóng bàn, ghế, cây gỗ còn có rất nhiều ích lợi khác. Để biết chúng được trồng ở đâu, cây gỗ có những bộ phận nào còn có những ích lợi gì nữa. Hôm nay, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu qua bài “Cây gỗ” nhé! GV ghi bảng cá nhân – đồng thanh. Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ Hoạt động 2 : Bàn tay nặn bột Mục tiêu : Tìm hiểu về cây gỗ Cách tiến hành: Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát - Tiết trước cô đã dặn các con về hỏi bố mẹ cây gỗ và sưu tầm tranh ảnh, cây gỗ rồi. Bây giờ ai xung phong kể cho cô và cả lớp nghe. - GV cho HS lần lượt kể tên một số cây gỗ mà em biết ( cây bạch đàn, cây tràm, cây tùng, cây xà cừ…) - GV : Các cây gỗ rất khác nhau, đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc, hình dạng, kích thước nhưng cây gỗ đều có chung về mặt cấu tạo. Vậy cây gỗ gồm những bộ phận nào? ( HS nghe, suy nghĩ để chuẩn bị tìm tòi, khám phá) Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ Hoạt động 2 : Bàn tay nặn bột Mục tiêu : Tìm hiểu về cây gỗ Cách tiến hành: Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát Bước 2 : Hình thành biểu tượng ban đầu qua hình vẽ về cây gỗ HS làm việc cá nhân thông qua hình vẽ về cây gỗ – ghi lại những hiểu biết của mình về các bộ phận chính của cây gỗ vào vở ghi chép thí nghiệm ( HS có thể viết hoặc vẽ hình ) Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ Hoạt động 2 : Bàn tay nặn bột Mục tiêu : Tìm hiểu về cây gỗ Cách tiến hành Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát Bước 2 : Hình thành biểu tượng ban đầu Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi : GV cho HS làm việc theo nhóm 4 . Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của một cây gỗ . Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu hỏi về cấu tạo của cây gỗ. GV chốt lại các câu hỏi của các nhóm : Nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học ( GV có thể ghi bảng ): Ví dụ : - Lá cây gỗ như thế nào ? ( xum xuê) - Cây gỗ có thân cứng hay mềm? (cứng) - Cây gỗ có nhiều rễ không ? ( nhiều) - Cây gỗ cao hay thấp?(có cây cao, cây thấp) Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ Hoạt động 2 : Bàn tay nặn bột Mục tiêu : Tìm hiểu về cây gỗ Cách tiến hành: Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát Bước 2 : Hình thành biểu tượng ban đầu Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi : Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi, khám phá . GV hướng dẫn, gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi qua việc quan sát cây gỗ (vật thật – tranh) Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ Hoạt động 2 : Bàn tay nặn bột Mục tiêu : Tìm hiểu về cây gỗ Cách tiến hành Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát Bước 2 : Hình thành biểu tượng ban đầu Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi : Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi, khám phá Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát , thảo luận . GV cho HS vẽ các bộ phận chính của một cây gỗ vào vở. HS nêu các bộ phận của cây gỗ(vật thật – tranh). GV hướng dẫn HS so sánh và đối chiếu hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không ? HS nêu – giơ tay. GV gọi 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một cây gỗ. GV cho HS so sánh cây gỗ với cây rau : Thư giãn : Hát múa bài “Lý cây xanh” Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ Hoạt động 3 : Làm việc với SGK Mục tiêu : - HS biết kể tên các loại cây gỗ. Nơi sống của chúng. - Biết được ích lợi của cây gỗ đối với đời sống con người. - Giáo dục môi trường – giáo dục kĩ năng sống : HS có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá, từ chối lời rủ rê bẻ cành, ngắt lá, phê phán hành vi đó. Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ Hoạt động 3 : Làm việc với SGK Cách tiến hành: - GV cho HS mở Sách giáo khoa (trang 50, 51) . - 1 học sinh đọc to câu hỏi trong SGK. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi : Câu 1 : Cây gỗ được trồng ở đâu? ( HS nêu) Câu 2 : Kể tên các cây gỗ trong sách trang 50, 51 - GV cho HS thảo luận nhóm 4 : Kể tên các cây gỗ mà em biết? - Liên hệ thực tế trường em : - Nêu ích lợi của cây gỗ đối với đời sống con người? - Sau khi các nhóm báo cáo, GV cho HS quan sát hình ảnh các cây gỗ và nói tên (một số cây ngoài SGK) : - HS nêu ích lợi của cây gỗ, sau đó GV cho HS quan sát tranh minh họa về ích lợi đó. Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ - GV chốt ý : Giáo dục môi trường – kĩ năng sống : Cây gỗ đem lại rất nhiều ích lợi cho cuộc sống con người… Vì thế, các con phải làm gì để bảo vệ cây gỗ ? (Không được bẻ cành, ngắt lá cây và phải luôn tưới cây, chăm sóc cho cây) Khi các bạn rủ rê bẻ cành , bứt lá, đánh đu … em phải làm gì ? (từ chối lời rủ rê bẻ cành, ngắt lá và phê phán hành vi sai trái đó.) Liên hệ : Trường có rất nhiều cây gỗ em phải làm gì để bảo vệ cây gỗ ? (không bẻ cành, đánh đu…) Tự nhiên và xã hội lớp 1Bài: Cây gỗ Hoạt động 4 : Trò chơi “ Vườn cổ tích”. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học. Cách tiến hành: HS chọn các nhân vật : thần đèn, phù thủy, cô tiên và trả lời câu hỏi : Câu 1 : Cây gỗ gồm những bộ phận nào ? (rễ, thân, lá.) Câu 2 : Cây gỗ được trồng để làm gì? (Cây gỗ được trồng để lấy gỗ, làm đồ dùng và làm nhiều việc khác…) Câu 3 : Kể tên một số cây gỗ mà em biết ? (Cây chò chỉ, cây bằng lăng, cây dầu, cây bạch đàn, cây tràm, cây tùng, cây xà cừ…) GV cho HS xem một đoạn Clip ngắn và đoán tên cây gỗ trong đoạn phim?(rừng tràm) GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem trước bài : “ Con cá’’. 	 Trường Tiểu học Tam 

File đính kèm:

  • pptthiet ke bai day.ppt