Thơ Đường trong nhà trường PTTH
I. “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”
1. Phương pháp đọc diễn cảm
Giọng đọc chậm rãi, buồn, trong sáng thể hiện sự da diết,bâng khuâng khi đưa tiễn.
2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh nguyên tác - dịch thơ:
3. Phương pháp trực quan
GV cho HS xem một số tư liệu hình ảnh về nhà thơ Lí Bạch và bài thơ “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”. Chú ý giới thiệu bản tiếng Hán và phần dịch nghĩa để HS bước đầu nắm được khái quát bài thơ.
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 09/13/14 ‹#› Chào mừng Thầy và các bạn đến với bài thuyết trình Đề tài: Thơ Đường trong nhà trường PTTH 1. Phương pháp đọc diễn cảm Với các tác phẩm thơ Đường luật, việc đọc giữ một vai trò hết sức quan trọng. Trong quá trình đọc thơ Đường luật, người đọc phải tìm cho được mạch cảm xúc chủ đạo, ngôn ngữ, giọng điệu, nhạc điệu… để có cách đọc cho phù hợp. GV cần hướng dẫn cho HS có kỹ năng đọc chính xác, tiếp theo GV hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm. B. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH 2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Giúp học sinh so sánh đối chiếu nguyên tác với bản dịch nghĩa, bản dịch thơ để có điều kiện hiểu rõ, hiểu chính xác nội dung, dụng ý của tác giả. Việc phân tích thơ Đường luật quả là phức tạp, cần có sự đối chiếu nguyên bản chữ Hán, với bản dịch nghĩa, dịch thơ, để hiểu một cách tường tận ý nghĩa bài thơ và đánh giá tác phẩm một cách đúng đắn. B. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH 3. Phương pháp dạy học trực quan Là phương pháp dạy học giúp cho HS có cơ sở để phát triển tư duy logic, tư duy trừu tượng và năng lực sáng tạo trong văn học. GV cần lưu ý lựa chọn những phương tiện phù hợp với bài dạy để đem lại chất lượng dạy học cao hơn. Ngoài ra, giáo viên có thể vận dụng phương tiện hiện đại như ứng dụng công nghệ thông tin. B. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH 4. Phương pháp phân tích - Khi phân tích thơ Đường, cần lưu ý các nội dung: + Phân tích thể thơ, niêm luật + Chỉ ra được phép đối ngẫu và niêm luật của nó. + Phân tích theo bố cục luật thơ. Thông thường là trong tiết giảng thơ Đường luật trên lớp GV hay phân tích cắt ngang theo bố cục (đối với bài thơ tứ tuyệt gồm có bốn phần: khai- thừa – chuyển – hợp; đối với bài thơ bát cú cũng có bố cục bốn phần 2/2/2/2 gồm: đề - thực – luận – kết). Tuy nhiên, khi phân tích kết cấu của một bài thơ Đường luật phải bám sát vào thực tế của văn bản, không nên áp đặt cái khuôn bốn phần đó vào bất cứ bài nào. B. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH 5. Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là một phương pháp quan trọng trong việc nâng cao các kỹ năng làm việc theo nhóm của HS. Đồng thời cũng rèn luyện năng lực tư duy, phán đoán, kỹ năng phân tích, giải quyết một vấn đề cho HS khi dạy học Ngữ văn. - Bước 1: GV đưa ra hệ thống câu hỏi cho các nhóm thảo luận trong một thời gian cụ thể. - Bước 2: Các nhóm thảo luận và trình bày vấn đề đã thảo luận. - Bước 3: GV tổng kết và nêu nhận xét. B. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH 6. Phương pháp tích hợp Tích hợp đọc hiểu văn bản với tiếng Việt: + Cách 1: Ta có thể yêu cầu học sinh trả lời giải thích nghĩa của các yếu tố Hán Việt ngay sau khâu đọc văn bản (GV có thể kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng việc tổ chức hoạt động thi giải nghĩa từ trong học sinh) + Cách 2: Ta có thể lồng phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong khi phân tích văn bản. Phân tích đến đâu giáo viên có thể lồng ghép cho học sinh đọc phần giải thích các yếu tố Hán Việt có liên quan. - Tích hợp văn: liên hệ bài thơ đang dạy với các bài thơ cùng thể loại. B. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu (Lí Bạch) C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH I. “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” 1. Phương pháp đọc diễn cảm Giọng đọc chậm rãi, buồn, trong sáng thể hiện sự da diết,bâng khuâng khi đưa tiễn. 2. Phương pháp so sánh, đối chiếu So sánh nguyên tác - dịch thơ: 3. Phương pháp trực quan GV cho HS xem một số tư liệu hình ảnh về nhà thơ Lí Bạch và bài thơ “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”. Chú ý giới thiệu bản tiếng Hán và phần dịch nghĩa để HS bước đầu nắm được khái quát bài thơ. C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH I. “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” 4. Phương pháp phân tích a. Hai câu đầu: - GV: Đọc hai câu đầu, em nhận thấy thời gian, nơi tiễn, nơi đến của Mạnh Hạo - GV: Ngoài ra, trong hai câu đầu còn một hình ảnh tả thiên nhiên rất đẹp, theo em đó là hình ảnh nào và ý nghĩa của hình ảnh đó? b. Hai câu cuối: - GV: Hình ảnh nào giúp em liên tưởng đến người ra đi? - GV: Theo em, “duy kiến” và “trông theo” có gì khác nhau không? - GV: Từ “trường giang” gợi cảm giác gì? Bản dịch bỏ mất từ này có làm mất đi nét nghĩa của từ không? C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH I. “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” 5. Hoạt động nhóm 6. Phương pháp tích hợp * Khai thác bài thơ luật Đường dựa vào tìm hiểu vần, địa danh, hình ảnh: - GV: Trong bài thơ nói đến những địa danh nào? - GV: Hình ảnh cánh buồm ngày càng xa gợi lên điều gì? * Khai thác bài thơ luật Đường dựa vào tìm hiểu luật đối lập, đồng nhất - GV: Em hãy chỉ ra sự đối lập và đồng nhất trong bài thơ? * Khai thác bài thơ Đường dựa vao nghệ thuật “ý tại ngôn ngoại” C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH II. “Thu hứng” Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâmVu Sơn Vu Giáp khí tiêu sâmGiang gian ba lãng kiêm thiên dũngTái thượng phong vân tiếp địa âmTùng cúc lưỡng khai tha nhật lệCô chu nhất hệ cố viên tâmHàn y xứ xứ thôi đao xíchBạch Ðế thành cao cấp mộ châm. (Đỗ Phủ) C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH II. “Thu hứng” Phương pháp đọc diễn cảm Giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, đọc đúng về nhịp điệu, các từ gieo vần với nhau. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc 4 câu đầu với giọng mạnh mẽ, 4 câu sau thì đọc giọng chậm rãi, trầm lắng, da diết. khi đọc cần hình dung nhập tâm vào tâm trạng của tác giả là một người xa quê, muốn về mà không được. C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH II. “Thu hứng” 2. Phương pháp so sánh đối chiếu Giáo viên có thể đưa ra hệ thống câu hỏi gọi mở giúp học sinh phát hiện ra những chỗ trong bản dịch thơ chưa sát: - GV: Cảnh thu ở 2 câu đề được miêu tả như thế nào? So sánh bản dịch thơ, dịch nghĩa, phiên âm? - GV: Cảnh thu ở 2 câu thực được miêu tả như thế nào? So sánh bản dịch thơ, dịch nghĩa, phiên âm? - GV: Ở câu 5 bản dịch thơ đã sát với nguyên tác chưa? C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH II. “Thu hứng” 3. Phương pháp trực quan Ta có thể vận dụng Phương pháp này chiếu tranh ảnh video về tác giả, tác phẩm và hình ảnh cảnh mùa thu ở Trung Quốc. Qua đó có thể thu hút được học sinh chú ý hơn về bài giảng của giáo viên. C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH II. “Thu hứng” 4. Phương pháp phân tích Ta có thể phân tích theo nhiều hướng khác nhau, tùy theo cách lựa chọn của mỗi giáo viện: - Phân tích chỉ ra số câu chữ, niên luật. - Chỉ ra phép đối ngẫu hứng và tác dụng của nó. - Phân tích theo bố cục luật thơ( cắt ngang). a. Bốn câu đầu: - GV: Cảnh thu ở hai câu đề và thực được tác giả miêu tả như thế nào? - GV: So sánh với bản dịch thơ đã dịch sát với nguyên tác chưa? GV: Em có nhận xét gì về không khí cảnh thu? C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH II. “Thu hứng” 4. Phương pháp phân tích b. Bốn câu thơ sau: - GV: So với 4 câu đầu cảnh thu ở đây có gì khác? - GV: Tại sao khi nhìn khóm cúc nở hoa lại rơi dòng lệ cũ? Tác giả rơi lệ là vì lý do gì? - GV: Đối chiếu với nguyên tác thì bản dịch thơ chưa chuyển dịch được từ ngữ, hình ảnh nào? Em hiểu thế nào về cảnh ngộ của nhà thơ? - GV: Ở hai câu kết có hình ảnh thơ nào đặc sắc? Em hãy phân tích? C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH II. “Thu hứng” 5. Hoạt động nhóm 6. Phương pháp tích hợp - Tích hợp Đọc hiểu văn bản với Tiếng việt tức là cho học sinh tìm hiểu giải nghĩa các yếu tố Hán Việt, các từ khó trong văn bản, để giúp học sinh nắm được nghĩa từ Hán Việt cho học sinh. - Tích hợp văn: Liên hệ với bài thơ đang dạy học với các bài thơ cùng loại đã được học. C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH III. “Hoàng Hạc lâu” Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ, Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu. Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, Bạch vân thiên tải không du du. Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, Phương thảo thê thê Anh Vũ châu. Nhật mộ hương quan hà xứ thị, Yên ba giang thượng sử nhân sầu. (Thôi Hiệu) C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH III. “Hoàng Hạc lâu” Phương pháp đọc diễn cảm - Với bài thơ thơ này, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ này chậm rãi, nhẹ nhàng để thể hiện rõ cái sầu buồn man mác của bài thơ. 2. Phương pháp so sánh đối chiếu So sánh nguyên tác - dịch thơ: - So sánh đối chiếu giũa bản phiên âm với bản dịch thơ của nhà thơ Tản Đà. C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH III. “Hoàng Hạc lâu” 3. Phương pháp trực quan Đối với phương pháp này, giáo viên có thể đưa vào bài học 1 số hình ảnh trực quan sinh động liên quan tới bài thơ như :hình ảnh lầu Hoàng hạc ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc; hình ảnh nhà thơ Thôi Hiệu; hình ảnh con hạc vàng…. C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH III. “Hoàng Hạc lâu” 4. Phương pháp phân tích: Hai câu đầu: GV: Đọc hai câu thơ đầu, em nhận thấy không gian ở đây như thế nào?Không gian đó góp phần thể hiện điều gì? b. Hai câu ba, bốn: - GV: chỉ ra sự di chuyển thời gian trong hai câu thơ? c. Hai câu 5,6 GV: Dụng ý của tác giả khi nhắc đến bãi cỏ Anh Vũ và hàng cây Hán Dương là gì? d. Hai câu cuối: - GV: Có ý kiến cho rằng, chữ “sầu” ở cuối bài thơ đã kết đọng cảm hứng của bài thơ. Ý kiến của em? C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH III. “Hoàng Hạc lâu” 6. Phương pháp tích hợp: - GV: yêu cầu học sinh tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán việt có trong bài thơ. - GV: Theo em có sự liên hệ gì giữa hai bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu và bài thơ “Hoàng Hạc lau tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch? - GV: có sự tương quan nào giữa bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ và bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu? C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH Cảm ơn Thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe!
File đính kèm:
- PowerPoint Tho Duong trong nha truong PTTH.pptx