Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Mức độ liên hệ: Là mức độ tích hợp cho các bài học có nội dung gần gũi để liên hệ, giáo dục sử dụng năng lượng TK&HQ ( ví dụ: Bài: Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công - lớp 1; Bài: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và cấm xe đi ngược, bài: Gấp thuyền phẳng đáy không mui, bài: Gấp thuyền phẳng đáy có mui -lớp 2; Bài: Gấp tàu thuỷ hai ống khói, bài: Làm quạt giấy tròn - lớp 3; Bài:Ích lợi của việc trồng cây rau, hoa, bài: Lắp xe ô tô tải -lớp 4; Bài: Lắp xe cần cẩu, bài: Lắp xe ben, bài: Lắp máy bay trực thăng -lớp 5.) . . .

 

ppt14 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 6327 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TẬP HUẤN Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Môn: MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA VIỆC TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TK&HQ: 	Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Nó là một quá trình lâu dài, phải được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong cộng đồng. 	Trường Tiểu học là nơi chúng ta có thể gửi thông điệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tốt nhất đến học sinh lứa tuổi 6-11 tuổi. 	Đội ngũ học sinh tiểu học nếu được giáo dục tốt sẽ là lực lượng hùng mạnh nhất trong hoạt động giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Việc đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào cấp tiểu học giúp cho các em học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng ngay từ nhỏ.  Tích hợp nội dung giáo dục sự dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là dạy cách giáo dục học sinh tiểu học biết tiết kiệm năng lượng chứ không phải dạy cách tiết kiệm năng lượng. HOẠT ĐỘNG 1:  Mục tiêu tích hợp giáo dục sự dụng năng lượng TK&HQ vào môn Thủ Công, môn Kĩ thuật ở TH. Kiến thức: Kĩ năng Thái độ: Biết một số loại năng lượng. Ích lợi của việc tiết kiệm năng lượng. Một số cách tiết kiệm năng lượng. Hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng. Biết quý trọng, có thái độ tích cực, có ý thức sự dung năng lượng TK&HQ MỤC TIÊU Lưu ý: 	 	- Học sinh chỉ cần biết một số năng lượng cần thiết hàng ngày xung quanh chúng ta (nước, điện, than…) không cần biết định nghĩa năng lượng là gì? Hay thế nào là năng lượng? 	- Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng TK & HQ một cách nhẹ nhàng vào các bài học môn Thủ công, Kĩ thuật không những đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri thức môn học mà còn hình thành cho các em có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với việc sử dụng năng lượng TK & HQ. 1. TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ VÀO MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT TIỂU HỌC NHƯ THẾ NÀO? 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ VÀO MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT TIỂU HỌC. HOẠT ĐỘNG 2 1. TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ VÀO MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT TIỂU HỌC: 	1.1. Tích hợp vào các bài học trên lớp: HOẠT ĐỘNG 2 Có hai mức tích hợp: Mức độ bộ phận: Là mức độ tích hợp cho các bài học có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng TK&HQ ( Ví dụ: Bài: Cắt, dán và trang trí ngôi nhà - lớp 1; Bài: Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống, Bài: Nấu cơm, Bài: Luộc rau - lớp 5) . . . Mức độ liên hệ: Là mức độ tích hợp cho các bài học có nội dung gần gũi để liên hệ, giáo dục sử dụng năng lượng TK&HQ ( ví dụ: Bài: Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công - lớp 1; Bài: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và cấm xe đi ngược, bài: Gấp thuyền phẳng đáy không mui, bài: Gấp thuyền phẳng đáy có mui -lớp 2; Bài: Gấp tàu thuỷ hai ống khói, bài: Làm quạt giấy tròn - lớp 3; Bài:Ích lợi của việc trồng cây rau, hoa, bài: Lắp xe ô tô tải -lớp 4; Bài: Lắp xe cần cẩu, bài: Lắp xe ben, bài: Lắp máy bay trực thăng -lớp 5.) . . . Lưu ý: 	 - Lựa chọn các bài học có khả năng tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng TK&HQ. - Xác định mức độ, nội dung tích hợp trách áp đặt, gò bó và quá tải đối với học sinh. Đảm bảo mục tiêu bài học đồng thời đảm bảo mục tiêu giáo dục sử dụng năng lượng TK&HQ. Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho chọc sinh kiến thức về sử dụng năng lượng TK&HQ, có ý thức và kĩ năng sống, học tập, tiết kiệm trong môi trường phát triển bền vững. - Khi tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng tự nhiên, hài hoà, đúng mức, trách lan man, sa đà, gượng ép không phù hợp với đặc trưng bộ môn. 	1.2 Tích hợp bằng cách tổ chức các hoạt động khác theo chủ đề môn học gắn với giáo dục sử dụng năng lượng TK&HQ. 	Tổ chức vào các buổi học thứ hai đối với học sinh các trường học 2 buổi/ ngày hoặc vào các buổi học ngoại khoá. (Ví dụ: Hoạt động: Tái sử dụng rác thải để làm đồ chơi; hoạt động: Tiết kiệm chất đốt trong nấu ăn; hoạt động: Trò chơi “xe tiết kiệm nhiên liệu”; hoạt động: Trò chơi đóng vai tuyên truyền viên nhỏ về các đề tài: Tiết kiệm giấy, tiết kiệm vải, tiết kiệm củi, ga, tiết kiệm xăng dầu chạy xe. 	Ngoài ra còn có các hoạt động hổ trợ khác như: 	+Trao đổi hội chợ. 	+ Sinh hoạt theo chủ đề. 	 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ: 	Sử dụng các phương pháp dạy học của bộ môn, nhưng lưu ý một số vấn đề sau: Lưu ý: 	2.1. Phương pháp thảo luận: Qua phương pháp dạy học này, giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về sự dụng năng lượng TK&HQ. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm. 	2.2. Phương pháp quan sát: Qua quan sát tranh ảnh, vật mẫu, thực tế môi trường xung quanh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội những tri thức cần thiết về giáo dục sự dụng năng lượng TK&HQ. 	2.3 Phương pháp trò chơi: Tùy nội chủ đề của môn học, GV có thể chọn và tổ chức phù hợp để lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả. 	 HOẠT ĐỘNG 3  	 1. XEM QUA 2 GIÁO ÁN MINH HỌA TRONG TÀI LIỆU ĐỂ SO SÁNH VÀ PHÁT HIỆN CÓ GÌ KHÁC SO VỚI GIÁO ÁN KHI CHƯA SOẠN TÍCH HỢP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TK&HQ 2. HỌC VIÊN TRÌNH BÀY. 3. BAN NỘI DUNG CHỐT LẠI. HOẠT ĐỘNG 4THỰC HÀNH SOẠN GIÁO ÁN 	Mỗi nhóm soạn 1 bài (chỉ soạn mục tiêu và hoạt động có lồng ghép sử dụng năng lượng TK&HQ). 	 	+ N 1: Bài lớp 1. 	+ N 2: Bài lớp 2. 	+ N 3: Bài lớp 3.	 	+ N 4: Bài lớp 4. 	+ N 5: Bài lớp 5. 	 	 ( Nhóm tự chọn bài ) - Từng nhóm trình bày. Bổ sung. - Chốt lại của Ban nội dung. Kết luận Những yêu cầu của tích hợp:Không quá tải, nhẹ nhàng có hiệu quả, không làm nặng nội dung lên, nói thực tế. Hầu như bài nào cũng có nội dung tích hợp tiết kiệm năng lượng, tuỳ theo cách khai thác của giáo viên và đưa vào hoạt động nào cho phù hợp. - Tích hợp nội dung giáo dục sự dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là dạy cách giáo dục học sinh tiểu học biết tiết kiệm năng lượng chứ không phải dạy cách tiết kiệm năng lượng. 

File đính kèm:

  • pptSU DUNG NANG LUONGTCKT TIEU HOC.ppt