Tiết 5 – Bài 5: Thực hành: thoát hơi nước và nhận biết chất khoáng
THÍ NGHIỆM I : Đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh:
Bước 1: Để cân ở trạng thái cân bằng
Bước 2: Đặt lên cân 1 lá cây, cân khối lượng ban đầu (P1 g) để lá thoát hơi nước trong 15 phút. Cân lại khối lượng của lá (P2 g).
Bước 3: Tính diện tích lá: dùng tờ giấy to (A3 hoặc tờ báo) đo cắt hình vuông cạnh 1 dm2. Cân miếng giấy cắt hình vuông được khối lượng (A g). Đặt lá lên hình vuông vẽ chu vi lá được khối lượng (B g). Tính diện tích lá (S):
Tiết 5 – Bài 5: Thực hành: THOÁT HƠI NƯỚC VÀ NHẬN BIẾT CHẤT KHOÁNG A MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức: - Học sinh thấy rõ được hiện tượng thoát hơi nước qua lá. - Phân biệt tác dụng các loại phân hoá học chính. 2 Kĩ năng: - Học sinh biết làm thí nghiệm đo cường độ thoát hơi nước. - Biết phân biệt vai trò độ tan của từng loại phân hoá học. B CHUẨN BỊ 1. GV: Cân đĩa, đồng hồ bấm dây, khay thí nghiệm: cốc thuỷ tinh, đũa, nước cất. 2. HS: Mẫu các loại phân hoá học: urê, SA, NPK, kali, lân. Giấy báo, bút chì, kéo, thước, lá cà phê. C THỰC HÀNH 1 Ổn định 2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 10’ cách tính lượng phân bón theo 1 thu hoạch định trước. 3 Thực hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Phân lớp thành 4 tổ ở 4 dãy bàn thí nghiệm. - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh: mẫu phân hoá học, lá cà phê,... - GV hướng dẫn chi tiết các thao tác thí nghiệm I, sau đó cho từng tổ tiến hành làm thí nghiệm Cho mỗi tổ nhận khay thí nghiệm gồm: 3 cốc thuỷ tinh, 3 đũa thuỷ tinh, nước cất. GV hướng dẫn cho các dạng phân hoá học vào từng cốc và yêu cầu từng tổ tiến hành thí nghiệm như sau : - Quan sát màu sắc, hình dạng. - Hoà vào nước cất khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh để nhận biết độ tan. - Nêu được vai trò của từng loại phân hoá học. - Vai trò của từng loại phân đối với cây trồng ở địa phương: cà phê, chè, rau I . THÍ NGHIỆM I : Đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh: Bước 1: Để cân ở trạng thái cân bằng Bước 2: Đặt lên cân 1 lá cây, cân khối lượng ban đầu (P1 g) để lá thoát hơi nước trong 15 phút. Cân lại khối lượng của lá (P2 g). Bước 3: Tính diện tích lá: dùng tờ giấy to (A3 hoặc tờ báo) đo cắt hình vuông cạnh 1 dm2. Cân miếng giấy cắt hình vuông được khối lượng (A g). Đặt lá lên hình vuông vẽ chu vi lá được khối lượng (B g). Tính diện tích lá (S): S = B g x 1dm2 : A g = dm2 Bước 4 : Đo cường độ thoát hơi nước (I) I = (P1 – P2 ) x 60 : 15 x S = g/dm2/h II. THÍ NGHIỆM II : Nhận biết các loại phân hoá học chính : 1. Phân kali: Dạng tinh thể nhỏ màu trắng, đỏ (giống muối ớt) hoà vào nước tan chậm có lớp ván. 2. Phân urê: Dạng viên nhiều cạnh màu trắng đục hoà vào nước tan nhanh, nước rất lạnh. 3. Phân super lân: Dạng bột màu xám (giống xi măng) hoà vào nước khó tan, lắng cặn thành 1 lớp. 4 Dặn dò: - Thao tác phải cẩn thận chính xác - Làm tường trình báo cáo thí nghiệm theo từng đơn vị tổ ở cuối tiết. D KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Nhìn chung kết quả ở các lớp khá tốt, riêng lớp 11A4 thực hành vào tiết 5 bị mất điện nên quan sát chưa được rõ.
File đính kèm:
- tiet 5.doc