Tiết 57. Bài 54: Ô nhiễm môi trường

* Kĩ năngbài học.

 HS biết quan sát kênh hình phát hiện kiến thức

* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục.

 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, hậu quả cảu ô nhiễm môi trường ở địa phương và thế giới.

 - Kĩ năng hợp tác trong nhóm.

 - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng trình bày ý kiến trước tổ, lớp .

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhminh | Lượt xem: 8163 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Tiết 57. Bài 54: Ô nhiễm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIÁO ÁN TÍCH HỢP CÁC BỘ MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Tiết 57. Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
a. Môn Sinh học
	- Học sinh nêu được ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
	- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
b. Môn Hóa học
	Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: Khí CO2, CO, SO2, NO2 được tích hợp nhiều bài trong môn Hóa 8, Hóa 9; ví dụ Hóa 9 - Bài 2: Một số oxit quan trọng, Bài 27: Các bon...
c. Môn Vật lý
	 Các tác nhân lý học có thể gây ô nhiễm môi trường được vận dụng vào môn vật lý 6,7,8,9; ví dụ Vật lý 6: Bài 26: Sự bay hơi và ngưng tụ, Vật lý 7: Sự nhiễm điện do cọ sát, Vật lý 9: Truyền tải điện năng đi xa.
d. Môn Địa lý
	 Địa lý 7: Bài 17- Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
đ. Môn Giáo dục
	 Môn GDCD 6; 7: Biết tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. ( bài 3 GDCD 6: Tiết kiệm; bài 4 GDCD 7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên)	
HS cần có năng lực vận dụng kiến thức của các vấn đề đặt ra:
- Thứ nhất: Đối với khái niệm ô nhiễm môi trường ngoài khái niệm trong sách giáo khoa giáo viên yêu cầu các em nhớ lại và cung cấp thêm khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường đã được học ở môn Công nghệ để các em hiểu sâu hơn về vấn đề này
- Thứ hai: Ở phần II Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
Ở phần 1: Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Cần giúp các em tích hợp kiến thức môn Hóa học để nắm bắt được các loại khí thải có hại như: CO, SO2, CO2, NO2… Từ đó hiểu được nguồn gốc phát sinh các loại khí thải đó
Ở phần 2: Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học cần phải vận dụng tối đa các kiến thức Hóa học và Công nghệ để biết và tìm hiểu nguồn gốc của các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp, các chất độc hóa học như Điôxin, DDT… 
Ở phần 3: Ô nhiễm do chất phóng xạ cần giúp học sinh vận dụng kiến thức môn Vật lí, Hóa học để giúp học sinh hiểu được chất phóng xạ là gì, hậu quả của việc rò rỉ chất phóng xạ ở các nhà máy điện nguyên tử và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.
Cần giúp các em sử dụng kiến thức Vật lý để nắm được nguyên lý hoạt động của việc sử dụng nguồn năng lượng gió (cối xay gió) và năng lượng ánh sáng mặt trời. Nắm được chu trình hoạt động của sơ đồ xử lý nước thải ở các nhà máy, xí nghiệp. Đồng thời ứng dụng kiến thức môn Công nghệ để tìm hiểu các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, xây dựng mô hình trồng rau sạch an toàn và hiệu quả… hoặc đối với biên pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn cần kết hợp với kiến thức môn Vật lí để giúp các em hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.
2. Mục tiêu kĩ năng
* Kĩ năng bài học.
	 HS biết quan sát kênh hình phát hiện kiến thức
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục.
	- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường ở địa phương và thế giới.
	- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
	- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng trình bày ý kiến trước tổ, lớp	.
3. Mục tiêu thái độ
	- Biết bảo vệ cây xanh – lá phổi của trái đất và cây xanh cũng là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho sự sống trên trái đất.
	- Tích cực tham gia các chương trình tuyên truyền – vận động phòng chống ô nhiễm môi trường và phong trào trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
- Hưởng ứng và tham gia vác chương trình: Cuộc sống xanh. Có thái độ sống bảo vệ và hòa hợp với tự nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình.
B. ĐỐI TƯỢNG
Học sinh lớp 9 – Trường THCS Búng Lao, Mường Ảng, Điện Biên.
C. Ý NGHĨA
	- Hiểu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
	- Rèn luyện kĩ năng sống – hòa hợp với tự nhiên.
D. CHUẨN BỊ
	- Giáo án PowerPoint 
	- Tranh phóng to hình 54.1 -54.6
	- Một vài hình ảnh gây ô nhiễm môi trường.
E. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
 Tiết 57. Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- Học sinh nêu được ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
	- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng.
* Kĩ năngbài học.
	 HS biết quan sát kênh hình phát hiện kiến thức
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục.
	- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, hậu quả cảu ô nhiễm môi trường ở địa phương và thế giới.
	- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
	- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng trình bày ý kiến trước tổ, lớp	.
3. Thái độ
	- Biết bảo vệ cây xanh – lá phổi của trái đất và cây xanh cũng là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho sự sống trên trái đất.
	- Tích cực tham gia các chương trình tuyên truyền – vận động phòng chống ô nhiễm môi trường và phong trào trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
- Hưởng ứng và tham gia các chương trình: Cuộc sống xanh. Có thái độ sống bảo vệ và hòa hợp với tự nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình.
II. Phương tiện dạy học
	- GV biên soạn chương trình – kế hoạch bài giảng; Các tư liệu như: tranh ảnh minh họa cho bài giảng.
	- HS đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh ô nhiễm môi trường, xem lại kiến thức các môn Hóa học; Lí học; Giáo dục...có liên quan đến nội dung bài học.
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức
 	Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
 	? Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người?
TL: + Hái lượm ,săn bắt động vật hoang dã
	+ Đốt rừng lấy đất trồng trọt
	+ Chăn thả gia súc
	+ Khai thác khoáng sản
	+ Phát triển nhiều khu dân cư
	+ Chiến tranh 
3. Bài giảng
ĐVĐ:
Con người, sinh vật luôn tác động qua lại với nhau và tác động tới môi trường. Có rất nhiều tác động tích cực như cải tạo, chăm sóc, nuôi dưỡng..., bên cạnh các tác động tích cực đó còn có các tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến môi trường. Vậy hiện tượng ô nhiễm môi trường là gì, các tác nhân chủ yếu nào gây ô nhiễm, nguyên nhân là do đâu?
	Trước hết để nghiên cứu nội dung bài học, ngoài kiến thức môn Sinh học các em có thể tích hợp kiến thức liên môn như: môn Hóa học, Vật lý, Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa lý... để nghiên cứu trong Tiết 57, Bài 54: Ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 1 I. Ô nhiễm môi trường là gì?
* Mục tiêu: HS biết khái niệm ô nhiễm môi trường, chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV đặt câu hỏi:
- Liên hệ thực tế
+ Kể một số nơi bị ô nhiễm? (HSTB)
- GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh ô nhiễm môi trường
+ Ô nhiễm môi trường là gì?(HSTB)
+ Do đâu mà môi trường bị ô nhiễm?(HSTBK)
- GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh do hoạt động ô nhiễm môi trường
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
Tiểu kết:
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người.
+ Hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa...
Hoạt động 2 II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
* Mục tiêu: HS chỉ ra được các tác nhân gây ô nhiễm và tác hại do các tác nhân gây ra, từ đó biết cách tránh ô nhiễ môi trường.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, QS H54.1 trang 161.
- Kể tên các chất khí trong thành phần không khí gây độc hại cho cơ thể sinh vật?(HSTB)
- Các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào?(HSTBK)
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 54.1 SGK - Thảo luận trong thời gian 5'
- GV chữa bảng 54.1 bằng cách cho HS các nhóm ghi từng nội dung.
- GV đánh giá kết quả các nhóm.
- GV cho HS liên hệ 
- Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí?(HSTB)
- GV phân tích thêm: việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình sinh ra lượng khí CO; CO2... Nếu đun bếp không thông thoáng, các khí này sẽ tích tụ gây độc hại cho con người.
- GV yêu cầu HS quan sát 1 số hình ảnh minh họa thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ và H 54.2 trả lời các câu hỏi s SGK trang 163
- Lưu ý chiều mũi tên: con đường phát tán chất hoá học.
- GV treo H 54.2 phóng to, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ ở những môi trường nào?(HSKG)
- GV bổ sung thêm: với chất độc khó phân huỷ như ĐT, trong chuỗi thức ăn nồng độ các chất ngày một cao hơn ở các bậc dinh dưỡng cao " khả năng gây độc với con người là rất lớn.
- Con đường phát tán các loại hoá chất đó?(HSTBK)
- Nêu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật?(HSTB)
- GV cho HS quan sát hình ảnh ô nhiễm do các chất phóng xạ:
GV: chia lớp làm 3 nhóm thảo luận trong 2' trả lời câu hỏi:
- Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?(HSTBK)
- Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?(HSTBK)
- GV nói về các vụ thảm hoạ phóng xạ.
- Cho HS đọc thông tin SGK và điền nội dung vào bảng 54.2.
- GV yêu cầu HS lên bảng hoàn thành bảng.
- GV lưu ý thêm: Chất thải rắn còn gây cản trở giao thông, gây tai nạn cho người.
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu?(HSTB)
- Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị...(HSTB)
- Phòng tránh bệnh sốt rét?(HSTBK)
- GV mở rộng thêm.
- HS nghiên cứu SGK vận dụng kiến thức sinh, hóa và trả lời.
+ CO2; NO2; SO2; CO; bụi...
- HS thảo luận để tìm ý kiến và hoàn thành bảng 54.1 SGK.
- Mỗi nhóm hoàn thành 1 nội dung, rút ra kết luận.
- HS có thể trả lời:
+ Có hiện tượng ô nhiễm môi trường do đun than, bếp dầu....
- HS tự nghiên cứu H 54.2 và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đại diện HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
- HS tiếp thu kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK để trả lời
- HS nghiên cứu SGK trả lời và rút ra kết luận.
- HS thảo luận, Đại diện nhóm trình bày và rút ra kết luận.
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời.
+ Nguyên nhân bệnh đường tiêu hoá do ăn uống mất vệ sinh.
+ Phòng bệnh sốt rét: diệt bọ gậy, giữ vệ sinh nguồn nước, đi ngủ mắc màn...
Tiểu kết: 
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO2; SO2; NO2... bụi do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi) " nước mưa " đất (tích tụ) " Ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất " nước mưa " ao hồ, sông, biển (tích tụ) " bốc hơi vào không khí.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...
- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y tế...
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
- Sinh vật gây bệnh vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi trường kém... 
4. Củng cố
	4.1 CÂU HỎI TỰ LUẬN
	 ? Ô nhiễm môi trường là gì? Trình bày tác nhân gây ô nhiễm? 
	 ? Em cần phải làm gì để góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường?
4.2 BÀI TẬP THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY.
	? Qua nội dung bài học em hãy thiết kế sơ đồ tư duy khái quát của bài?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
HS học bài, xem trước Bài 55 – Ô nhiễm môi trường.
Sưu tầm tranh ảnh về biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. 
---------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGA tich hop Ô nhiễm MT.doc