Tiểu luận Kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng cây lâm nghiệp
Nhân giống sinh dưỡng là một thủ pháp không thể thiếu được trong các chương trình chọn giống. Nhân giống dinh dưỡng được thực hiện bằng cách tách một bộ phận của cây (đoạn thân, đoạn cành, chồi, mắt, mô tế bào) và cho tái sinh những bộ phận cần thiết để tạo thành một cây mới hoàn chỉnh.
Các phương pháp này đều dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiểm, là hình thức phân bào về cơ bản không có sự tái tổ hợp của chất liệu di truyền cho nên các cây mới được tạo ra vẫn giữ được nguyên vẹn các đặc tính vốn có của cây mẹ lấy vật liệu giống và có thêm các đặc điểm tốt hơn cây mẹ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾKHOA LÂM NGHIỆPKỸ THUẬT NHÂN GIỐNG SINH DƯỠNG CÂY LÂM NGHIỆPNguyễn Thanh TìnhLớp: QLR41B BÀI TIỂU LUẬN Nhân giống sinh dưỡng là một thủ pháp không thể thiếu được trong các chương trình chọn giống. Nhân giống dinh dưỡng được thực hiện bằng cách tách một bộ phận của cây (đoạn thân, đoạn cành, chồi, mắt, mô tế bào) và cho tái sinh những bộ phận cần thiết để tạo thành một cây mới hoàn chỉnh.Các phương pháp này đều dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiểm, là hình thức phân bào về cơ bản không có sự tái tổ hợp của chất liệu di truyền cho nên các cây mới được tạo ra vẫn giữ được nguyên vẹn các đặc tính vốn có của cây mẹ lấy vật liệu giống và có thêm các đặc điểm tốt hơn cây mẹ. Khái niệmCó 3 phương pháp nhân giống sinh dưỡng chínhGiâm hom Chiết cànhGhép cànhCác phương pháp nhân giống1. Giâm hom Là dùng một đoạn thân, cành, rễ hoặc lá của cây và sử dụng các kỹ thuật cần thiết để tạo ra một cây mới hoàn chỉnh Giâm hom cành là phương pháp nhân giống sinh dưỡng được sử dụng rộng rãi nhất trong lâm nghiệp Những ưu điểm- Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ. - Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả. -Thời gian nhân giống nhanh. - Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu. Đối với những giống kho ra rễ, sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong nhà giâm. Những nhược điểm. Phương pháp tiến hànhĐối với các cây dạng gỗ cứng, có rụng lá mùa đông, thường lấy cành giâm khi cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Đối với các cây gỗ mềm, không rụng lá thường lấy cành giâm vào mùa sinh trưởng. Nền giâm được sử dụng là cát khô, than bùn, xơ dừa hoặc là nền đất tuỳ thuộc vào điều kiện giâm cành, thời vụ giâm, chủng loại giống và loại cành giâm khác nhau. Cây mẹ lấy hom phải được chăm sóc tốt, được cắt tỉa trẻ hoá vật liệu.Cành để giâm hom phải là những cành khoẻ mạnh, không sâu bệnh, được thu vào đúng thời điểm sinh trưởng, không quá non, không quá già. Cành giâm được chọn ở giữa tầng tán, những cành bánh tẻ chiều dài hom giâm thích hợp từ 15 - 20 cm. Đối với những cành giâm lấy vào mùa sinh trưởng nên để lại trên hom giâm từ 2 - 4 lá. Để tăng khả năng ra rễ của cành giâm, có thể nhúng phần gốc hom giâm vào dung dịch chất điều tiết sinh trưởng như: a NAA, IBA, IAA ở nồng độ 2000 - 4000 ppm trong vài giây hoặc ngâm phần gốc hom giâm vào các dung dịch trên ở nồng độ 20 - 40 ppm trong thời gian 10 - 20 phút. Sau khi giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để tránh thoát hơi nước gây rụng lá. Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh trưởng và có đầy đủ rễ thì tiến hành ra ngôi và chăm sóc cây cho đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Giai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành trong nhà giâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc ra ngôi trong điều kiện có mái che Cũng như giâm hom, chiết cành là một phương pháp nhân giống lấy cành làm nguyên liệu. Vì đã có búp sinh trưởng, thân, lá nên vấn đề chính là làm cho cành ra rễ thì sẽ có một cây con hoàn chỉnh.Chiết cành khác cắm cành ở chỗ cắm cành thì cắt rời cành khỏi cây mẹ trước khi cành ra rễ Cơ sở của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì rễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài. Thường được áp dụng cho cây ăn quảThời vụ chiết thích hợp cho đa số các chủng loại cây ăn quả là vụ xuân và vụ thu. 2. Chiết cành Vì chưa cắt ngay khỏi cây mẹ, cành còn được nuôi một phần bằng nhựa cây mẹ nên cành dễ sống hơnCây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản. Thời gian nhân giống nhanh. Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch. Những ưu điểmNhững nhược điểmHệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ. Đối với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp.Phương pháp tiến hànhChọn cành để chiết trên cơ sở đã chọn cây mẹ. Không chiết cành trên những cây già đã ra hoa quả nhiều lần. Tốt nhất là chiết trên những cây non, đương còn tơ Cành chiết được lấy trên các cây giống đã được chọn lọc ở thời kỳ sinh trưởng khoẻ, cây có năng suất cao, ổn định và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Chọn những cành ở tầng tán giữa và phơi ra ngoài ánh sáng, không chọn cành na, cành dưới tán và các cành vượt. Dùng dao cắt khoanh vỏ với chiều dài khoanh vỏ bằng 1,5 - 2 lần đường kính gốc cành. Sau khi bóc lớp vỏ ngoài, dùng dao cạo sạch phần tượng tầng đến lớp gỗ. Sau khi khoanh vỏ1 - 2 ngàythì tiến hành bó bầu. Đất bó bầu gồm 2/3 là đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ + 1/3 là mùn cưa, rơm rác mục, xơ dừa... tưới ẩm, bọc bầu bằng giấy potyêtylen và buộc kín hai đầu bằng lạt mềm. Sau 60 - 90 ngày, tuỳ thuộc vào thời vụ chiết, cành chiết rễ. Khi cành chiết có rễ ngắn chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà là có thể cắt cành chiết đưa vào vườn ươm. Cơ sở của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau. Thường được áp dụng cho cây ăn quả, cây kiểng3. Ghép Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép. Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân. Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Những ưu điểm của phương pháp ghépGiống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ. Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh. Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép. Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ. Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địa phương. Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép. Giống làm gốc ghép phải có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con. Yêu cầu của giống gốc ghépPhương pháp tiến hànhChăm sóc cây con trước khi ghép :Trước khi ghép 1 - 2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt. Chọn cành, mắt ghép tốt: cành ghép được lấy từ vườn chuyên lấy cành ghép hoặc trên vườn sản xuất với những cây mang đầy đủ các đặc tính của giống muốn nhân. Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Tuổi cành ghép chọn phù hợp tuỳ thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Trong điều kiện cần vận chuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao. Chọn thời vụ ghép tốt: trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, đa số các giống cây ăn quả được tập trung ghép vào vụ xuân và vụ thu. Thao tác kỹ thuật ghép: đây là khâu kỹ thuật có tính chất quyết định, phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép. Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh và chính xác.Tuỳ thuộc vào mục đích áp dụng, từng đối tượng mà có thể sử dụng các phương pháp ghép khác nhau. Một số phương pháp ghép chủ yếu đang được áp dụng để nhân giống cây ăn quả được chia thành hai nhóm là ghép mắt và ghép cành Nhóm các phương pháp ghép mắt. + Phương pháp ghép mắt cửa sổ + Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ + Phương pháp ghép áp + Phương pháp ghép cành bên + Phương pháp ghép đoạn cành + Phương pháp ghép nêm + Phương pháp ghép sửa chữa thân và sửa chữa rễ Nhóm các phương pháp ghép cànhChăm sóc cây con sau khi ghép: tất cả các khâu kỹ thuật từ mở dây sau ghép, xử lý ngọn gốc ghép, tỉa mầm dại, tưới nước làm cỏ, bón phân, tạo hình cây ghép cho tới công tác phòng trừ sâu bệnh hại cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật. BẢNG TỔNG HỢP CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GiỐNG SINH DƯỠNGCám ơn cô và các bạn đã lắng nghe !GOOD LUCK
File đính kèm:
- Nhan_giong_sinh_duong.ppt