Tiểu luận Tìm hiểu ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi “đề tài chân dung”

Tuy vậy, trong nghệ thuật hội hoạ, quan trọng nhất vẫn là tương quan màu sắc. màu xanh trong tương quan màu nóng thì lạnh, nhưng đặt nhiều màu cạnh nhau thì có màu xanh, màu xanh này nóng hơn màu xanh khác. Như màu đỏ lại nóng hơn màu nóng. Chẳng hạn màu đỏ để diễn tả sắc thái của khuôn mặt nóng lên và lạnh đi.

doc23 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 7798 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi “đề tài chân dung”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ợc nhau, đoàn quân đang tiến hành theo hướng sang phải, đoàn người dân tiến hành theo hướng ngược lại. Người xem sẽ có cảm xúc ngược chiều và bố cục tranh sẽ không thuận mắt. hay trong tranh dân gian “Tiến sỹ chuột vinh quy” cũng vậy. Đám rước diễn tả “Ngựa anh đi trước kiệu nàng theo sau” theo hướng từ trái sang phải rất thuận mắt, thuận tình.
	“Đường cong trong hội hoạ rất đa dạng, thực chất là sự tiếp nối của rất nhiều đoạn thẳng không đồng hướng và hợp thành những góc tù. Do đó không dựng bằng compa. Nói theo cách thì đường cong thẩm mỹ không phải là những cung tròn mà hình thành bởi sự phối hợp nhiều đoạn thẳng dài ngắn không đều nhưng liên tục, đường cong đó có thể khép kín cũng có thể là đường xoắn hay đường lượn.
	Trong thể loại tranh chân dung người ta đặc biệt chú ý đến vai trò của đường cong bởi .Nó tạo dáng vẻ của con người như vui, buồn, căm ghét.....
	Đường cong trong hội hoạ là rất cần thiết nhưng khi vẽ tranh chân dung thì tác dụng của đường cong lại càng quan trọng bởi đường hướng trong việc diễn tả tình cảm. Đường cong hướng lên gợi cho chân dung tươi vui, lạc quan. Ngược lại đường cong xuống sẽ gợi cảm giác buồn bã, chán nản. Như vậy chính đường hướng trong tranh đã góp phần cho người xem nhiều cảm xúc thẩm mỹ. Vấn đề là người hoạ sỹ vận dụng chúng ra sao trong quá trình làm tranh. Đường và nét là một trong những yếu tố tạo nên tranh.
Có định nghĩa cho rằng nét là đường bao quanh của một hình khối nào đó. Những nét đó được tái hiện trên mặt phẳng cho ta liên tưởng tới một vật, một đối tượng nào đó, tuy chưa ai đưa ra một định nghĩa cụ thể về đường và nét mặc dầu có nhiều khái niệm nhưng ta có thể thấy một điều đường gắn với phương hướng, còn nét gắn với sự nhận dạng bằng nét.
	Van Goc đã tạo ra bầu trời phong ba bão tố hay vầng trăng thái dương với ánh sáng chan hoà trên cánh đồng. Để diễn tả sự tương phản về chất, diện mạo của nét ta có thể có những cặp từ nét thanh, nét thô, nét đậm, nét mềm.
	Người hoạ sỹ khi xây dựng tác phẩm của mình, phải tuỳ theo ý đồ sáng tác, chủ đề tư tưởng của tác phẩm hay tính cách của nhân vật định vẽ mà chọn hoặc tổ chức nét để diễn tả những hình tượng phân giữa các đường mảng....
3. Tranh chân dung:
Tranh chân dung xuất hiện từ rất sớm nó chiếm được vị trí quan trọng trong nhân dân, trải qua thời gian dài trong lịch sử sáng tạo, thể loại này luôn được người vẽ tìm tòi, khám phá đã để lại nhiều kiệt tác nghệ thuật đặc sắc trong nền nghệ thuật của nhân loại.
	3.1. Tranh chân dung là gì ?
	Tranh chân dung là tranh vẽ một người hoặc một mẫu người nào đó, như chân dung các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, nhà tri thức có công với đất nước, hoặc là tranh chân dung của người thân, bạn bè, có khi là một mẫu người mình thích gợi cảm, có khi là tự hoạ. 
* lịch sử phát triển của tranh chân dung
Tranh chân dung xuất hiện cùng lúc với sự phát triển loài người từ những hình vẽ cơ bản của người tối cổ ở hang đá vách Đồng Nội. Nhưng thể loại này phát triển còn chậm hơn so với các thể loại tranh khác trong thời kỳ cổ đại với những nền văn minh sớm như Ai Cập, Lưỡng Hà, Hi Lạp, La Mã, Trung Hoa....đã để lại khá nhiều tranh chân dung.
Dù cụ thể hay mang tính chất chung, tranh chân dung nhất thiết phải miêu tả con người có thực chứ không phải do người vẽ tưởng trượng ra.
	Nếu có sự tưởng tượng (với ý nghĩa sáng tạo) thì tranh chân dung ấy cũng phải dựa vào con người có thực, con người mà người vẽ đã được nhìn thấy biết tới hoặc đã thân quen.
	3.2. Các loại tranh chân dung:
	 3.2.1 Chân dung gương mặt:
 Ngoài chân dung diễn tả khuôn mặt , phần đầu người , còn có thể vẽ tranh chân dung nửa người .Như vậy ngoài việc diễn tả phần đầu , mặt , những tác phẩm này còn biểu hiện thêm đôi bàn tay.Đôi bàn tay của mỗi con người cũng góp phần quan trọng bộc lộ tính cách, cuộc sống, thần thái nhân vật. Tranh “Chân dung một người già “ của hoạ sỹ Rem-brăng đã bộc lộ rõ điều này. Toàn bộ tranh chìm vào trong bóng tối. ánh sáng chiếu dọi trên nửa khuôn mặt và đôi bàn tay.Gương mặt người đàn bà hơi cúi xuống buồn bã, mệt mỏi .Ta cảm nhận sự từng trải qua năm tháng.Vẻ đẹp trong tác phẩm này là vẻ đẹp tinh thần, vẻ đẹp của sự chịu đựng, nếm trải cuộc đời. Vẻ đẹp đó càng được bộc lộ sâu sắc hơn qua đôi bàn tay to, thô như in rõ dấu ấn khắc nghiệt của thời gian. Đây là một trong những bức chân dung đẹp và thành công của hoạ sỹ, đồng thời cũng là một tác phẩm chân dung quý giá của mĩ thuật thế giới.
	3.2.2. Chân dung nửa người:
Là một loại tranh được tính từ đầu, mặt đến ngực hoặc đến thắt lưng thậm chí đến đầu gối. Loại chân dung này ngoài việc diễn tả khuôn mặt nhân vật còn được hoạ sỹ chú ý miêu tả trang phục của nhân vật để phô diễn vẻ đẹp của cơ thể.
	Đối với tranh này người vẽ rất quan tâm đến dáng hình và các động tác của nhân vật, cử chỉ, thái độ ứng xử qua động tác và dáng điệu còn biểu đạt cả mối tương quan, quan hệ tâm lý giữa các nhân vật trong tranh.
	3.2.3.Chân dung tự hoạ:
 Là loại tranh được người vẽ theo sự nhớ lại của một mẫu người nào đó theo ý thích của mình.trong kho tàng nghệ thuật chân dung tự hoạ chiếm một vị trí quan trọng và hết sức phong phú. Phần lớn người vẽ tranh chân dung đều tự hoạ chân dung mình lấy bản thân làm đối tượng sáng tác điều này thể hiện rất rõ ở các trường phái hội hoạ tả thực, hậu ấn tượng, lập thể..... các em cũng thường vẽ lại chân dung của mình bằng cách diễn tả chi tiết trang phục như bối tóc, bộ quần áo ... hay các em khi vẽ chân dung thường hay giống bản thân mình.
	Tự họa là vẽ lại chính minh, thông qua bản thân mình để bộc lộ tình cảm, yêu ghét những tâm trạng vui buồn, cô đơn.... tự hoạ là biểu diễn thế giới quan của mình đối với thực tế, ở thể lạoi này hoàn toàn độc lập. Tự thân vận động không theo chiều hướng của khách hàng, bộc lộ chính bản thân không bôi xấu, không đề cao bức chân dung thay họ giải bày tâm sự.
 3.2.4. Chân dung có phong cảnh làm nền:
Tranh theo lối vẽ này người vẽ thường chú ý đến cảnh để làm nổi bật tình cảm cảm xúc của minh thông qua các hình ảnh hộ trợ ( Cảnh) hay người vẽ mượn cảnh để diễn tả tình kín đáo là khéo léo.
3.2.5. Chân dung lý tưởng
 Là một thể loại tranh dựa trên những đặc điểm tiêu biểu, tượng trưng mẫu mực cho một kiểu, mẫu người nào đó trong xã hội những tác phẩm theo kiểu này thường mang tính chất ngợi ca nhân vật điển hình. Người vẽ phải dựa vào nhứng nét tính cách còn nghio trong lịch sư để tái tạo lại chân dung một cách cô đọng đúng đặc điểm nhân vật diễn tả, không phải trong thực tế cái gì cũng rõ ràng như trong lý luận. Có những bức tranh mang đặc điểm đặc tả hoặc lý tưởng hoá rất riêng biệtcó nghĩa là vừa mang tính hiện thực vừa mang tinh lí tưởng hoá. Vẫn là chân dung con người cụ thể song được bớt đi hoặc thêm vào những đặc điểm đặc trưng với mục đích tạo ra một hình tượng điển hinh mẫu mực trong xã hội.
3.2.6. Chân dung một nhóm người
Là chân dung vẽ về nhiều người trên một tác phẩm mà người vẽ lựa chon để thể hiện, loại tranh này cách vẽ cũng giống như cách vẽ chân dung một người, nhưng cách này thể hiện các sắc thái tình cảm khác nhau của mỗi người.
	5. Ngôn ngữ trong tranh thiếu nhi - Đề tài chân dung:
	Mỹ thuật lấy ngôn ngữ là: đường nét, màu sắc, hình khối thì ngôn ngữ trong tranh chân dung cũng lấy đường nét, màu sắc, bố cục....làm ngôn ngữ. Nhưng tranh chân dung người vẽ thường hay sử dụng nét cong để diễn tả tâm trạng vui buồn của đối tượng vẽ.
	 *Tranh chân dung của thiếu nhi hay của các hoạ sỹ cũng đều lấy ngôn ngữ mỹ thuật. Đối với tâm sinh lý lứa tuổi thiếu nhi đang còn tư duy hình tượng nên đường nét, màu sắc đang ở giai đoạn thấp. Bắt đầu hình thành nhưng cũng lấy ngôn ngữ tạo hình để làm phương tiện cần thiết để vẽ tranh. 
	* Từ những khái niệm về ngôn ngữ tạo hình trên có thể khẳng định ngôn ngữ mỹ thuật hay ngôn ngữ tạo hình, ngôn ngữ hội hoạ.... đều lấy đường nét – hình khối – màu sắc để làm ngôn ngữ.
	- Đường nét: 
	Theo định nghĩa khoa học: “Đường nét là tập hợp của những điểm trong chuyển động”. Có nhiều loại “đường”: đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, đường tròn, đường xoáy ốc.....
	Trong nghệ thuật hội hoạ có thể sử dụng một đường cụ thể như đường trục của hình tượng người chẳng hạn, hoặc khi vẽ cột điện ta cũng sử dụng những đường thẳng đứng hoặc nằm ngang. Hình tượng người được nhiều đường nét kết hợp.
	Hay nói cách khác trong nghệ thuật hội hoạ khái niệm đường nét cùng song hành, muốn tạo nét phải có đường, đường làm nên nét.
	Những tập hợp đường trong tranh tạo nên nét vẽ và đường nét làm nên hình trong tranh. Đường bao giờ cũng chỉ ra một phương hướng nhất định và chúng bao giờ cũng gợi lên nhiều cảm xúc thẩm mỹ khác nhau.
	Ví dụ: Đường thẳng đứng và đường nằm ngang tạo nên sự ổn định. Những đường xiên tạo nên sự nghiêng ngã, bấp bênh không ổn định, cũng có khi đường xiên gợi cho ta cảm giác xao động, lung linh hay sự hồi tưởng. Ví dụ như trong bài vẽ “hai bạn Han – sen và Gơ - ne – ten” tranh màu bột của thiếu nhi cộng hoà liên bang Đức. Những hàng cây, quán nước gợi cho ta hồi tưởng lại quá khứ trước đây cùng bạn đi dạo quanh phố phường để thưởng thức hương vị....
	*Nét:
 Trong hội hoạ nét còn thể hịên là đường bao quanh của một khối. Những nét được tái hiện trên mặt phẳng giúp ta tái hiện trên một vật, một đối tượng nào đó. Có loại tranh chỉ thuần tuý vẽ bằng nét, nhưng giá trị nghệ thuật của nó không thua kém gì các tác phẩm mỹ thuật sử dụng nhiều yếu tố tạo hình khác. nét có thể tạo mảng, tạo hình, gợi khối, và thậm chí còn tả chất. 
Nói tóm lại trong hội hoạ, đường và nét luôn đi đôi với nhau, khi vẽ một vật thể, một con người, người ta sử dụng đường nét để diễn tả. 
Nói đến khái niệm về phương ta không thể bỏ qua khái niệm về hướng thì hướng từ trái sang phải, từ dưới lên trên, chỉ những gì thuận mắt tiến bộ đi lên, phát triển. Hướng ngược lai cho ta cảm giác ngược lại. Ví dụ như trong tranh “chúng em tham gia vệ sinh” tranh sáp màu của Hoàng Mi - học sinh tiểu học. Em cũng đã tạo ra được hai hướng ngược nhau, đoàn quân đang tiến theo hướng sang phải, đoàn người dân theo hướng ngược lại.
	* Màu sắc:
	Cùng với đường nét, hình khối thì màu sắc cũng là một đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình trong tranh chân dung, nó góp phần tạo nên bức tranh đẹp lộng lẫy, hấp dẫn. Màu sắc còn đem lại sự lạc quan yêu đời, niềm vui hứng khởi. Ngược lại nó cũng đem đến cho người xem sự sợ hãi, buồn bã, hay chán nản màu sắc có nguồn gốc tự nhiên đồng thời có cả nguồn gốc xã hội. Điều này là do sự liên tưởng, kinh nghiệm của con người tạo nên hay nói cách khác trong quá trình sử dụng con người tạo ra ý nghĩa của màu sắc Ví dụ màu đỏ cho người ta liên tưởng tới cảm giác nồng cháy, sự hi sinh đổ máu, màu đỏ giống màu lửa gây cảm giác nóng, đó là màu đấu tranh, màu cờ tổ quốc hoặc màu xanh gợi cho ta sự tươi mát, hoà bình, hạnh phúc. Theo phân tích vật lý ánh sáng trắng là sự tổng hợp của 7 màu: đỏ - da cam - vàng - lục - lam - chàm - tím. ở đây ta thấy có 3 màu nguyên không được tạo nên bởi pha trộn mà là màu tự nó, đó là đỏ - vàng, còn lại là màu pha trộn với màu khác mà có, màu da cam được tạo nên do màu vàng.... Màu trong tranh thiếu nhi thì các em hoàn toàn chưa vận dụng vào quy luật màu sắc và vẽ màu đang theo tính cảm hứng tự phát nhưng cũng có bài đã hình thành gam màu.... màu mà các em sử dụng thường là màu có sẵn do nhà sản xuất đưa ra hơn nữa các em đang hiểu biết màu sắc còn hạn chế.
	Màu sắc là tên gọi chung, khi các màu sắc được pha trộn với nhau tạo ra những sắc loại, sắc thái, sắc độ. Sắc loại hỗn hợp của nhiều màu thể hiện dưới dạng riêng biệt, sắc loại được gọi bằng tên gây liên tưởng tới các màu tự thân như màu da, cam, màu cỏ úa, màu da bò, màu nõn chuối..... Sắc thái là sự khác nhau về chất của một màu cùng gốc như màu xanh biếc, màu xanh lá cây, màu xanh cẩm thạch...
	Tuy vậy, trong nghệ thuật hội hoạ, quan trọng nhất vẫn là tương quan màu sắc. màu xanh trong tương quan màu nóng thì lạnh, nhưng đặt nhiều màu cạnh nhau thì có màu xanh, màu xanh này nóng hơn màu xanh khác.... Như màu đỏ lại nóng hơn màu nóng. Chẳng hạn màu đỏ để diễn tả sắc thái của khuôn mặt nóng lên và lạnh đi.... Màu đỏ đặt cạnh màu vàng gây nên tương phản màu sắc mạnh mẽ. Song nếu đặt mảng màu đen ở giữa thì màu sắc đó sẽ tối đi, chẳng hạn như trong tranh chân dung, đôi má đang nóng lên lại có màu đen của đôi mặt và lông mày làm dịu lại gợi cảm giác vui tươi, ấm áp. màu sắc có tiếng nói mạnh mẽ trong toàn bộ các loại hình nghệ thuật như nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật nhiếp ảnh....
	Do vậy cùng với đường nét, màu sắc góp phần không nhỏ tạo thêm ngôn ngữ tạo hình. Khi sử dụng ngôn ngữ này người vẽ tuỳ theo nội dung chủ đề tác phẩm mà bố trí sắp đặt hình khối màu sắc, bố cục đậm nhạt.
	* Bố cục trong tranh chân dung:
	Ngoài đường nét, màu sắc là thuộc tính vốn có của sự vật, nó ở trong trạng thái tự nhiên, trong từng hình thì có thể hoàn chỉnh theo ý đồ của tạo hoá. Nhưng quan sát nó dưới góc độ nhìn và đặt trong những không gian khác nhau thì luôn có sự cảm thụ nghệ thuật khác nhau. Điều đó đặt ra cho người vẽ đặc biệt là vẽ tranh chân dung có một sự sắp xếp tư thế, hình dáng cho có cá tính, thẩm mỹ của bức tranh chân dung. Đừng có cá tính ảnh hưởng máy móc như ống kính các nhà nhiếp ảnh ghi lại một cách toàn vẹn, nguyên mẫu. Mà người vẽ tranh chân dung phải có sự sắp xếp lại các hình dáng trước khi định vẽ, cái gì cần nhấn mạnh, khám phá những gì sâu sắc ở bên trong lại còn tương quan giữa các nét cong và đường thẳng giữa các khuôn mặt với tà áo không được để nó “tự nhiên như nhiên” mà với tư cách là người vẽ chân dung sáng tạo phải nhào nặn để nó vượt khỏi trạng thái tự nhiên trở nên thuận mắt và cả nhìn, lại mang theo một ý nghĩa nhân sinh mà người vẽ tuỳ theo hướng sáng tác của mình để điều chỉnh sắp đặt cho hợp lý.
	III. Sự hứng thú của học sinh về ngôn ngữ tạo hình trong tranh chân dung
	1. Đặc điểm tâm lý:
	 1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh khi vẽ tranh chân dung:
 Học sinh THCS là lứa tuổi bướng bỉnh khó bảo, ham hiểu biết thích tìm tòi với sự mạnh mẽ về tâm sinh lý, biểu hiện tình cảm rõ ràng, sự yêu, sự ghét đồng thời có biểu hiện của sự e thẹn ngại ngùng, ảnh hưởng đến kết quả bài vẽ của các em. Trong quá trình làm bài các em thương che bài vẽ 
của mình không để thây cô giáo thấy, đồng thời cảm giác mình đã lớn nên các em muốn độc lập trong bài vẽ của mình muốn thể hiện bản lĩnh của bản thân để chứng tỏ mình là người lớn, sẽ vẽ được nhưng khi bắt tay vào bài vẽ thì đa số các em không thể hiện được ý tưởng của mình là vấn đề đang được tìm hiểu và đưa ra những giải pháp tốt nhất.
Sự phát triển thể chất tâm lý, trí tuệ mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Đa phần các em còn bỡ ngỡ vụng về trong khi vẽ, điều chỉnh hình vẽ nét bút không theo suy nghĩ của bản thân, lứa tuổi này còn thích vui chơi hoạt động tự do, do đó trong bài vẽ đặc biệt là vẽ tranh đề tài chân dung, thể hiện rõ dấu ấn của sự trẻ trung hồn nhiên ngây thơ, ngộ nghĩnh và hết sức chân thành.
 ở học sinh THCS đa số các em thích vẽ theo suy nghĩ, ý thích của mình hơn là vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nghĩ gì vẽ nấy, đặt bút vào là vẽ không theo trình tự khuôn khổ các bước vẽ. chính vì vậy người giáo viên cần hiểu và hướng dẫn các em dần dần, để các em nắm bắt và thấy được tác dụng của việc vẽ tranh đúng đem lại cho bài vẽ của mình có một kết quả tốt.
- Lứa tuổi học sinh THCS có những khả năng phát triển, đứng về mặt nghệ thuật thẩm mỹ của trẻ bắt đầu được hình thành. Trẻ thường thích vẽ tranh chân dung . Tuy vậy, do những đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi nên các em vẽ tranh chân dung không giống với người làm công tác nghệ thuật, sự nhạy bén và tươi sáng của tri giác, lòng ham hiểu biết, tính rõ ràng của trí tưởng tượng của các em ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành một số đặc điểm trong vẽ tranh của học sinh (từ 11 - 14 tuổi). Sự tập trung chú ý của các em đã giữ được tương đối lâu và ổn định hơn. Tranh vẽ ở lứa tuổi này có tính cảm xúc hơn trí tuệ, các em thường vẽ những gì mình thích thú.
	Đặc điểm thứ nhất là các em ở lứa tuổi này việc tạo hình theo tỷ lệ xa gần còn tập tễnh, lúc bắt đầu vẽ, chúng thường vẽ chủ yếu là hình chính diện có đầy đủ mắt, mũi, miệng, thân.... Các hình thường xếp thành hàng ngang, hình nọ không che khuất hình kia. Khi vẽ người các em thường chú ý đến đầu tóc, quần áo chứ chưa diễn tả được toàn diện. Dần dần lên các lớp trên các em đã phát triển từ tư duy cụ thể trực quan lên tư duy có tính phân tích, trừu tượng. Do đó hình vẽ của các em dần dần được phát triển hoàn chỉnh hơn, sát thực hơn.
	Đặc điểm thứ hai được hình thành nên là do đặc điểm về tri giác của trẻ ở lứa tuổi THCS. Khi tri giác của các em chưa biết phân tích một cách có mục đích, có tổ chức và sâu sắc, các em thường phân biệt những chi tiết ngẫu nhiên, các chi tiết và đặc điểm riêng rẽ mà các em thích thú. Do đó khi đánh giá, phân tích tranh vẽ của các em lứa tuổi này ta không thể đánh giá về mặt nhận thức có tình khoa học. ở giai đoạn này trẻ vẽ là chơi do đó tranh của chúng rất thoải mái, hồn nhiên.
	Mặt khác trong lứa tuổi này trí tưởng tượng của các em được tái tạo, được hoàn thiện là do nó luôn gắn liền với những hình tượng đã tri giác từ trước - Đồng thời bản thân nó cũng tiếp tục phát triển. Vì vậy tranh vẽ của các em dần dần mang tính khoa học hơn và hoàn thiện hơn., càng ngày chúng càng mang tính tưởng tượng hơn, phong phú hơn thể hiện những ước mơ trong sáng, bay bổng của các em.
	Về màu sắc các em thường dùng những màu nguyên chất, trong sáng, ít có sự pha trộn. Hình vẽ đơn giản mang tính ước lệ và có sơ đồ rõ ràng.
	Ta có thể xem các em thích vẽ tranh chân dung như thế nào và nó có tính ổn định lâu dài hay không.
	2. Thống kê số liệu điều tra - phỏng vấn:
	Qua thời gian điều tra, phỏng vấn lớp 6A,6B,6D về sự hứng thú vẽ tranh và sự hiểu biết về ngôn ngữ tạo hình trong tranh chân dung đã thu được kết quả:
Lớp
Số HS
Vẽ tranh chân dung
Xé dán
Vẽ theo mẫu
6A
40
20
11
9
6B
42
22
10
8
6C
42
21
10
9
 Tiến hành điều tra thực hiện theo cách sau: phát phiếu điều tra yêu cầu các em đánh dấu (X) vào các danh mục mà em thích vẽ nhất, chỉ đánh dấu một mục duy nhất qua thời gian thực hiện đã thu được kết quả như trên . điều đó cho thấy học sinh thích vẽ những gì mà mình thấy trước mắt đồng thời học sinh muốn thể hiện bản thân và tự đánh giá bản thân từ đó GV định hướng để học sinh làm theo.
	IV. Cơ sở thực tiễn:
	1. Đối với nước ta hiện nay:
	Là một nước có tình hình kinh tế chính trị xã hội ổn định, khoa học công nghệ đã có bước nhảy vọt, kinh tế chính trị ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong khu vực, đặc biệt các kỳ Đại hội của Đảng gần đây rất chú trọng về giáo dục, xem “giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển, đầu tư cho giáo dục là hướng đầu tư ưu tiên cho sự phát triển”.
	Đất nước có sự chuyển đổi cơ chế giúp cho tình hình kinh tế ngày càng phát triển nên việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng, cũng có thể nói rằng môi trường thẩm mỹ cũng phần nào định hướng cho thế hệ trẻ một niềm tin, một cái nhìn vào cuộc sống, cái nhìn về cái đẹp được thể hiện trong mối quan hệ xã hội, trong đó các mối quan hệ có tính hài hoà, thẩm mỹ.
	Đối với học sinh vẽ tranh ở địa bàn trên huyện Yên Thành đang thiên về khuynh hướng cảm nhận thấy gì? vẽ nấy, chưa tư duy được vẽ cái gì và vẽ như thế nào? học sinh đang khó khăn chưa tìm được hướng giải quyết cho mình, vì vậy để phát huy tính sáng tạo, tò mò của học sinh, chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy nguồn lực hiện đại để phục vụ xây dựng đất nước. Mặt khác đó cũng chính là sự hứng thú của học sinh muốn vẽ tranh chân dung và một phần nào đó các em đã biết thể hiện bức tranh của mình bằng những đường nét, màu sắc rất dễ thương. 
	Mặt khác ở các trường phổ thông hiện nay đã đưa môn học mỹ thuật vào học chính khoá trên cả nước và chất lượng đội ngũ Giáo viên ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ nên hiện nay tranh thiếu nhi của chúng ta đã có nhiều kết quả đáng khen ngợi. 	
V. Cơ sở pháp lý:
	Chúng tôi dựa trên:
	- Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
	- Tài liệu tâm lý học.
	- Tài 

File đính kèm:

  • docDe Tai Chuan tot nghiep.doc