Tìm hiểu tình hình Môi trường ở địa phương

Danh Thăng Ngũ Hành Sơn là một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng với khung cảnh núi non hùng vĩ, môi trường trong lành và làng nghe đá mĩ nghệ truyền thống nổi tiếng. Thế nhưng cùng với thời gian va tác động của con người. Tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây đang ở mức báo động. Mùa hè thì bụi bặm, mùa mưa thì bùn lầy.Đó là hình ảnh thường thấy ở khu du lich những năm trở lại đây. Vào mùa nắng du khách đi qua phải che mặt, bịt miệng để chống bụi. Vào mùa mưa thì nếu muốn vào thăm quan, du khách phải lặn lội qua những con đường lầy lội nước thải chảy từ các xưởng mỹ nghệ.

Đó chưa phải là hết đâu các bạn:

 Điều nguy hiểm nhất đó là thành phần chủ yếu của nước thải từ các xưởng đá ở khu vực này chủ yếu là axit và vữa đá.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Tìm hiểu tình hình Môi trường ở địa phương, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Người Thực Hiện: Nhóm 2 Tổ 2Chúng ta đang sống trên một hành tinh mà mọi thứ quanh ta đều được gọi là môi trường. Nó không phải là một thực thể sống nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của chúng ta. Giữa chúng ta và môi trường có sự tương tác qua lại với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Nó có mặt khắp trên quả đất này, nó được sinh ra từ khi Trái Đất mới hình thành. Nó có thể hiền hòa, dịu ngọt nhưng cũng có thể cuồng nộ, giận dữ cuốn phăng đi những thứ cản trở nó tồn tại. Và có lẽ khi nó không còn tồn tại thì chúng ta (con người) và những sinh vật sống trên Quả Đất xanh tươi này cũng chẳng thể nào sống nổi. Bài viết này có lẽ sẽ gúp các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về môi trường, về những thứ nó đã đem lại cho con người chúng ta và những thứ mà con người chúng ta đang “đối xử” với nó. Chúng ta đang sống trong thời đại mà những khối bê tông đã thay dần những khúc gỗ, những con đường nhựa thay thế cho những con đường đất lấm bùn, những chiếc quạt máy giúp con người thay vì những bóng cây mát mẻ,... Cuộc sống tiện nghi hơn ít nhiều khiến người ta không còn nghĩ đến những thứ mà môi truờng đem lại để biết cám ơn, trân trọng và cả bảo vệ nó nữa. Nhưng đã có bao giờ họ biết những thứ mà họ đang sử dụng trong cuộc sống tiện nghi này cũng xuất phát từ môi trường, nơi mà họ đang sống, đang hưởng thụ. Những khối bê tông trước kia đều là những mẫu vụn nằm rải rác trong đất, những chiếc quạt máy đều cấu tạo từ những khối kim loại từng nằm sâu hàng chục mét dưới mặt đất... Có thể nói cuộc sống dù tiện nghi đến đâu cũng đều do môi trường tạo ra. Con người có giỏi cách mấy cũng không thể nào thoát khỏi sự ảnh hưởng của môi trường. Bởi chúng ta tồn tại được vì có môi trường. Chúng ta có thể ảnh hưởng đến nó và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường. Nhưng bạn có biết rằng một thực trạng đang xảy ra trên thành phố thơ mộng này không? Thành phố Đà Nẵng này được công nhận là đô thị loại một - thành phố xanh sạch đẹp – một điểm đến du lịch lý tưởng cho biết bao du khách trong và ngoài nước thì phải đẹp và sạch sẽ. Nhưng trái lại với những điều đó Đà Nẵng lại có đến hàng trăm điểm bị ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng đến nỗi làm người ta phải khiếp sợ khi thấy nó. Sau đây chúng tôi sẽ cho các bạn thấy những thực trạng đó.Thật Đáng kinh sợ, Non Nước ơi!!!!!!!Danh Thăng Ngũ Hành Sơn là một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng với khung cảnh núi non hùng vĩ, môi trường trong lành và làng nghe đá mĩ nghệ truyền thống nổi tiếng. Thế nhưng cùng với thời gian va tác động của con người. Tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây đang ở mức báo động. Mùa hè thì bụi bặm, mùa mưa thì bùn lầy.Đó là hình ảnh thường thấy ở khu du lich những năm trở lại đây. Vào mùa nắng du khách đi qua phải che mặt, bịt miệng để chống bụi. Vào mùa mưa thì nếu muốn vào thăm quan, du khách phải lặn lội qua những con đường lầy lội nước thải chảy từ các xưởng mỹ nghệ.Đó chưa phải là hết đâu các bạn: Điều nguy hiểm nhất đó là thành phần chủ yếu của nước thải từ các xưởng đá ở khu vực này chủ yếu là axit và vữa đá.Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về số lượng cũng như độ tinh xảo đối với sản phẩm, các nghệ nhân làng nghề Non Nước đã phải sử dụng công nghệ mài mòn , đánh bóng bằng axit. Thế nhưng tất cả sản phẩm ở đây đeuf chưa có một công đoạn khoa học nào xử lý lượng axit thải ra. Qua nhiều năm lượng axit thấm sâu vào lòng đất và ảnh hưởng đến mạch nước ngầm trong khu vực này. Chính vì vậy, hiện tượng các giêngs nước bị ô niễm có mùi tanh, ngứa ngáy di ứng da khi tiếp xúc xuất hiện ngày càng nhiều cũng cần biết thêm, hiện tại các hộ dân sinh sống trong khu vực đều hầu như chưa có nước máy và sử dụng nước giêngs đào hoặc giếng đóng tại chỗ để ăn uống và sinh hoạt. Sử dụng bừa bãi nước acid tẩy rửa sản phẩm Bạn hãy nhìn những hình ảnh dưới đây bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên giữa hai hình ảnh trái ngược nhau đến kinh ngac:Doanh nghiệp xả lén, dân mất mùaNước thải từ Khu công nghiệp Hòa Khánh ra các khu dân cư gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây cũng là một điểm nóng môi trường của Đà Nẵng, đỏ lòm, sủi bọt và bốc mùi hôi thốiKhu Công nghiệp Hòa Khánh là một khu công nghiệp lớn của Đà Nẵng ta. Đây là nơi tạo điều kiện cho biết bao nhiêu người dan có việc làm. Không chỉ thế khu công nghiệp hòa khánh còn là nơi “cung cấp” nước thải chính cho các con sông con suối quanh vùng.Nước thải KCN Hòa Khánh chảy qua thôn Trung Sơn (xã Hòa Liên) nhiều năm qua gây ô nhiễm làm giảm năng suất lúa của người dân ở đây Dòng nước nhờ nhợ, đỏ lòm của KCN Hòa Khánh chảy theo con mương lộ thiên ra khu dân cư Hồng Phước (phường Hòa Khánh Nam) gặp trời nắng gắt càng bốc mùi hôi tanh. Những mương nước dạng “xương cá” đan xen trong khu dân cư này cũng “phát bệnh” với màu sắc, mùi vị như vậy. Bác Phạm Chữ ngao ngán: “Dân ở đây thì nghèo nhưng có hai thứ luôn thoải mái là nước bẩn thỉu, không khí hôi hám. Cũng gần chục năm trời như thế này rồi”. Hồng Phước có 160 hộ dân sống nằm gần đầu nguồn cửa xả của mương nước thải KCN Hòa Khánh. Phía trên cống này con mương lộ thiên của KCN mùi càng hôi thối, đầy ruồi nhặng bu bám. Trên đây chỉ mới là một số ít vấn đề ô nhiễm mà thôi. Ô nhiễm môi trường là một vân đề nhức nhối cua cuộc sống. Vậy tại sao lại có ô nhiễm môi trường. Điều đầu tiên cần nói đến chính là ý thức của mỗi người chúng ta. “ Bảo vệ môi trường” một cụm từ mà chúng ta thường bắt gặp nhưng để nó ăn sâu vào ý thức chúng ta thì thật không dễ dàng. Tự mỗi bản thân chúng ta vẫn chưa có ý thức về môi trường chúng ta đang sống. Đó là chưa nói đến những vấn đề lớn lao hơn. Ngay hành động xả rác bừa bãi thôi cũng đủ thấy ta không tôn trọng môi trường như thế nào. Những cánh tay thoăn thoắt vứt những thứ rác rưởi xuống mọi nơi mà chẳng hề suy nghĩ mình đã làm gì. Chúng ta nhận biết bao điều từ môi trường, từ thiên nhiên nhưng dường như mỗi người chúng ta vẫn không nhận biết được điều đó và cứ dửng dưng coi môi trường xung quanh như một thùng rác “cỡ bự” của mình. Không nói ở đâu xa, hãy nói ở Việt nam ta, chúng ta có thể dễ dàng thấy được những con sông đục ngầu với những thứ rác rưởi trôi lềnh bềnh trên sông hay những người có thể thoải mái tiểu tiện ngay dưới những gốc cây.Thật là tệ hại hết sức. Bên cạnh đó cũng phải nhận thấy rằng ở một số nơi nghèo đói đang ảnh hưởng gián tiếp một cách nghiêm trọng đến môi trường. Những vạt rừng bị thiêu rụi hoàn toàn do người dân đốt rừng để làm rẫy hay những hộ gia đình vạn đò thải những rác thải sinh họat xuống sông. Những thứ kể trên một phần liên quan đến ý thức và một phần liên quan đến sự quản lý của chính quyền địa phương. Đã đến lúc ta phải xem lại ý thức bảo vệ môi trường của mỗi chúng ta. Đó là nhiệm vụ mà chúng ta phải cấp bách thực hiện lúc này. Bởi mỗi hành động vô ý thức của chúng ta cũng sẽ ảnh hưởng đến ngay chính bản thân mỗi chúng ta. Theo những gì đã đề cập ở phần trên thì thế giới đang chịu ảnh hưởng từ môi trường. Tuy nhiên, cũng cần phải khách quan nhìn nhận rằng thế giới cũng đang ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Có thể nói môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu. Nhưng có ai biết rằng những vấn đề đó xuất hiện là do con người đã và đang làm gì? Con người ngày càng yêu thích những chuyến du lịch về làng quê hơn. Nguyên nhân? Không khó để trả lời nếu bạn là một người thành phố. Hãy tưởng tượng chúng ta đang phải nhận lấy hàng nghìn mét khối bụi vào cơ thể chúng ta. Những chiếc xe đầy khói mù mịt, những xí nghiệp với các cột khói cao ngất hay những công trình thi công đang là những nguyên nhân hàng đầu cho hàng trăm tấn bụi mà chính chúng ta đang phải hít thở hàng ngày. Những đống rác bốc mùi hôi thối cũng là một hiện tượng phổ biến ở thành phố. Các công ty, xí nghiệp vẫn chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường khi mà họ cứ ngang nhiên thải rác đến bất kì chỗ nào họ muốn. Ở Việt Nam ta có thể nói việc vi phạm về các vấn đề môi trường đang làm đau đầu các cơ quan chức năng. Sự việc công ty Vedan và hàng loạt các xí nghiệp, công ty khác thải nước thải công nghiệp ra các con sông đã được báo chí và dư luận lên án và ngăn chặn gay gắt. Đây chính là những ví dụ điển hình nhất về cái gọi là “ ý thức bảo vệ môi trường” của con người. Rộng hơn, môi trường đang là vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới. Một mặt chúng ta đang tàn phá môi trường một cách dữ dội, mặt khác ta cũng đang khai thác không đúng mức những gì môi trường ban cho. Tận mắt chứng kiến rừng Amazôn đang bị tàn phá, ta mới cảm thấy sức tàn phá của con người lớn đến nhường nào. Họ không hề nghĩ đến rằng họ đang tổn hại đến lá phổi của hành tinh mà họ đang sống. Trong khi đó, việc phục hồi những cánh rừng đó là điều hết sức khó khăn. Hay khí C2 thoát ra từ những đồ dùng điện làm thủng tần Ozon. Những hành động đó tuy chỉ là một phần nhỏ của thế giới này nhưng nó lại có ảnh hưởng to lớn đến thế giới biết nhường nào. Một vấn đề cần nói đến đó là việc khai thác tài các nguồn tài nguyên. Hiện nay, các nguồn tài nguyên vẫn là nguyên liệu chính phục vụ sản xuất công nghiệp của con người. Tuy nhiên, chúng ta lại đang khai thác chúng một cách không đúng mức. Rất ít người nghĩ rằng một ngày nào đó tất cả tài nguyên trên thế giới này cạn kiệt, chính họ và thế giới sẽ như thế nào. Hãy nhìn tốc độ khai thác tài nguyên một cách chóng mặt của chúng ta thì biết. Đành rằng, đó là những việc phục vụ cho sản xuất công nghiệp của thế giới tuy nhiên nó cũng phải có chừng mực. Bởi tài nguyên không phải là vô tận. Thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng đang cần xem lại những gì mình đang làm với môi trường. Bởi chúng ta làm hại đến nó nghĩa là làm hại đến chính chúng ta. Môi trường đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi chính con người chúng ta. Những bãi rác chồng chất các loại rác thải bốc mùi hôi thối hay những nguồn nước thải đen ngòm đổ ra từ các công ty, xí nghiệp. Đến những cánh rừng trơ trụi hay những con đường mịt mù bụi. Có thể thấy rằng ô nhiễm môi trường đang ngày càng là vấn đề lớn lao hơn bao giờ hết. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường rừng tất cả đều đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Hãy thử tưởng tượng tương lai của Trái Đất này nếu chúng ta không ngăn chặn những vấn đề trên? Màu xanh lá của Trái Đất sẽ biến mất thay vào đó là một màu vàng sẫm trơ trụi. Đại dương sẽ trở thành một thùng rác khổng lồ với các loại rác thải trôi nổi trên bề mặt. Các con sông đen ngòm bốc mùi hôi thối và con người phải bước đi giữa những đống rác và hít thở không khí hôi thối với hàng triệu mét khối bụi. Rồi còn những dịch bệnh chết người lây lan từ châu lục này sang châu lục khác. Một viễn cảnh thật khủng khiếp. Nhưng nó sẽ trở thành sự thật nếu ta không hành động ngay bây giờ. Vấn nạn của môi trường có vẻ như sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa nếu chúng ta biết:	a) Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.	b) Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải( năng lượng gió, mặt trời).	c) Tạo bể lắng và lọc nước thải.	d) Xử lý xây dựng nhà máy xử lý rác thải.	e) Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.	g) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.	h) Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu đồ dùng	i) Xây dựng công viên xanh, trồng cây xanh bảo vệ môi trường.	k) Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.	l) Xây dựng nơi quản lý thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.	m) kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học,	n) sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.	o) xây dựng các nhà máy, xí nghiệp xa khu dân cư.	p) Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiên giao thông	 	 Ngăn cấm một số hành vi tổn hại đến môi trường như chặt phá rừng hay đánh bắt cá bằng lưới điện,...Tuy nhiên ngăn cản là một chuyện, quan trọng chính là ý thức của mỗi người rằng họ có biết mình đã và đang làm sai điều gì Thay các nguồn nguyên liệu như xăng, dầu,...bằng các nguyên liệu sạch thân thiện với môi trường. Chúng ta vẫn đang trong quá trình nghiên cứu vấn đề này và hy vọng trong tương lai không xa sẽ có những nguyên liệu không gây độc hại cho môi trường được đưa vào sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành sản xuất và trong cuốc sống. Cuối cùng, điều quan trọng nhất là tự mỗi người chúng ta hãy yêu quý môi trýờng, không có bất cứ hành động nào làm tổn hại đến nó. Những vấn đề môi trường hiện nay hầu như đều xuất phát từ chính con người. Nhiệm vụ của chúng ta là phải thay đổi môi trường. Và để làm được điều đó trước tiên phải thay đổi chính chúng ta. Bảo vệ môi trường là việc không của riêng ai. Thế giới hiện nay đang chung tay xây dựng một môi trường sống thật tốt đẹp. Với mỗi người, hãy dành một ít thời gian trong ngày để nghĩ đến môi trường và trách nhiệm của bản thân. Chúng ta chứ không ai khác đã gây nên thảm họa gọi là “Ô nhiễm môi trường” và giờ đây chính chúng ta phải có những hành động thiết thực để chấm dứt vấn nạn này.

File đính kèm:

  • pptMoi_Truong.ppt