Tổ chức hoạt động thực hành kết hợp đánh giá

Hoạt động tực hành.

* Mục tiêu của hoạt động:

- Rèn luyện kỹ năng thực hành và học sinh làm được sản phẩm theo mục tiêu của bài học

*Yêu cầu:

Học sinh vận dụng được kiến thức đã học để làm ra sản phẩm ngay tại lớp học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ppt19 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Tổ chức hoạt động thực hành kết hợp đánh giá, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Nhóm 81.Nguyễn Thị Thúy An2. Nguyễn Thị Hoa3.Nguyễn Thị Bích Vân4. Nguyễn Thị Diễm QuyênTỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH KẾT HỢP ĐÁNH GIÁHoạt động tực hành.* Mục tiêu của hoạt động:- Rèn luyện kỹ năng thực hành và học sinh làm được sản phẩm theo mục tiêu của bài học*Yêu cầu:Học sinh vận dụng được kiến thức đã học để làm ra sản phẩm ngay tại lớp họcĐể thực hiện hiện tốt mục tiêu, yêu cầu này giáo viên cần chú ý thực hiện:-Đảm bảo nguyên liệu đầy đủ cho học sinh vì thiếu nguyên liệu học sinh không thể thực hành được.Cần kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Trước khi thực hành giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bước làm ra sản phẩm đã học ở tiết một. Có thể gọi 1 – 2 học sinh lên bảng thực hiện các thao tác trong quy trình.- Dùng tranh quy trình kỹ thuật để hệ thống lại các bước thực hành. Nên treo bảng trong suốt quá trình học sinh thực hành.- Nhắc nhở an toàn lao động cho học sinh khi thực hành nhất là các giờ học có sử dụng dao, kéo, kim khâu,- Tùy nội dung và điều kiện thực hành mà có thể tổ chức thực hành theo cá nhân, cặp, nhóm.Quá trình thực hành, giáo viên cần quan sát, tìm hiểu những khó khăn, cần uốn nắn thao tác nào? Tiến độ, kĩ năng thực hành của học sinh. Từ đó giúp đỡ, chỉ bảo kịp thời cho học sinh.- Nên gợi ý để học sinh trang trí, trình bày sản phẩm theo khả năng sáng tạo của từng em, từng nhóm khi kết thúc. Gợi ý trưng bày sản phẩm và tiêu chí đánh giá sản phẩm cho học sinh. Cho học sinh nhận xét, đánh giá những sản phẩm được trưng bày theo những tiêu chí đánh giá đã được gợi ý từ trước.Sau cùng, giáo viên nhận xét, đánh giá từng sản phẩm theo mức: hoàn thành tốt (A+), hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B).Thời gian thực hành thường chiếm khoảng 2/3 thời gian bài học.Việc đánh giá kết quả học Thủ công – Kĩ thuật khác với một số môn học khác ở Tiểu học là không cho điểm mà chỉ đánh giá xếp loại nhận xét. 4. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá.Có hai hình thức đánh giá kết quả học tập môn Thủ công – Kỹ thuật là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì ở mức hoàn thành và chưa hoàn thành. Đánh giá thường xuyên được diễn ra ở tất cả các tiết học Thủ công – Kĩ thuật, giúp giáo viên hiểu rõ học sinh ở nhiều thời điểm, thời kì khác nhau.Đánh giá định kì là để giáo viên khẳng định lại kết quả đánh giá của việc đánh giá thường xuyên- Việc thiết kế một bài kiểm tra định kì nên thiết kế sao cho học sinh có cơ hội phát huy tối ưu trong việc thể hiện khả năng của bản thân theo mục tiêu của bài học.Lấy kết quả thực hành của học sinh làm trọng tâm nên cần căn cứ vào: + Biểu hiện biết, hiểu bài của học sinh.+ Kết quả ở sản phẩm thực hành.+ Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ.+ Tinh thần, thái độ, ý thức thực hiện quy trình sản phẩm + Sự sáng tạo của học sinh.* Tiêu chí hoàn thành sản phẩm có tính quyết địnhKết quả học tập môn Thủ công – Kĩ thuật được đánh giá như sau: Sản phẩm thể hiện đúng yêu cầu kĩ thuật, trình bày đẹp, nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu Thủ công – Kĩ thật, tinh thần thái độ học tập tốt (A+).- Hiểu bài, hoàn thành sản phẩm tại lớp, đạt yêu cầu kĩ thuật (A)- Học sinh chưa hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp là chưa hoàn thành (B).Giáo viên cần kết hợp nhận xét để học sinh thấy rõ sự tiến bộ hay hướng dẫn học sinh phấn đấu trong bài tới. Nhận xét cần mang tính xây dựng để học sinh phấn khởi để học tập tốt hơn.Tùy theo từng chương, từng bài mà trọng tâm nội dung nhận xét khác nhauchúc các bạn vui vẻ

File đính kèm:

  • pptTO_CHUC_HOAT_DONG_THUC_HANH_KET_HOP_D.ppt
Bài giảng liên quan