Ứng dụng công nghệ thông tin rong việc giảng dạy bài văn học sử “Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1900_ 1945” bằng phương pháp đọc sáng tạo, trao đổi thao luận và sử dụng phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

-Đối với học sinh do tính chất của bài học tương đối khô khan cho nên các em ít hứng thú, mặt khác chưa phải học sinh nào cũng tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức biết học đúng cách để có thể tiếp thu đầy đủ nội dung của một bài văn học sử.

 - Thơ mới và văn học hiện thực phê phán chiếm một phần quan trọng trong nội dung chương trình ngữ văn trung học phổ thông mà để hiểu đầy đủ một tác phẩm thơ mới cũng như một tác phẩm văn học hiện thực phê phán thì học sinh không thể không nắm chắc kiến thức khái quát về giai đoạn văn học này.

 Việc áp dụng các phương pháp đọc hiểu , trao đổi thảo luận và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong giảng dạy đã đem lại hiệu quả nhất định, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

 Vì vậy tôi đã chọn đề tài này “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bài khái quát văn học Việt Nam 1900- 1945 bằng phương pháp đọc hiểu, trao đổi thảo luận,và sử dụng phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan” ,

 Nội dung của đề tài gồm các phần sau:

 - Phần thứ nhất giáo viên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dựa vào nội dung của bài học.

 

doc23 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin rong việc giảng dạy bài văn học sử “Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1900_ 1945” bằng phương pháp đọc sáng tạo, trao đổi thao luận và sử dụng phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ện đại hóa; văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau cùng phát triển; văn học phát triển với một tốc độ hết sức mau chóng).
 + Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945. 
	- Thứ ba giáo viên củng cố theo nội dung của phần ghi nhớ sách giáo khoa.
	Chính vì vậy bài học thường không hấp dẫn được học sinh bên cạnh đó trong khoảng thời gian có hạn nhiều giáo viên không cung cấp hết kiến thức của bài chưa kể đến việc có thời gian để mở rộng vấn đề.
	Sau khi tham khảo bài dạy của nhiều giáo viên khác và thực tế giảng dạy ở một số lớp tôi nhận thấy cần phải có phương pháp phù hợp vừa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, vừa gợi được hứng thú cho học sinh, vừa truyền tải hết nội dung của bài trong khoảng thời gian có hạn, giáo viên cũng không phải giảng và ghi bảng quá nhiều. Bởi vậy sau khi áp dụng cách dạy cũ ở một lớp và ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với phiếu học tập trắc nghiệm khách quan thì tôi thấy kết quả khác nhau.Lớp dạy theo cách cũ học sinh nắ được bài nhưng không khái quát được nội dung chính và không khắc sâu được kiến thức, lớp còn lại nắm bài nhanh hơn khái quát được kiến thức và quan trọng là việc khắc sâu kiến thức tốt hơn. 
	2. Số liệu điều tra cụ thể:
	 Để đảm bảo tính khách quan của việc thực hiện đề tài, tôi căn cứ vào kết quả học tập môn văn học của học sinh năm học lớp 10 (2007 – 2008 ) và kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học 2008 - 2009 để làm đối tượng thực hiện đề tài. Qua kết quả điều tra tôi chọn được 2 lớp có lực học tương đương nhau để làm đối tượng thực hiện đề tài. Đó là các lớp 11 A4 và 11 A6.
	Khi giảng dạy bài “Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1945” tôi sử dụng phương pháp phân tích, giảng giải, gợi mở, so sánh, nêu vấn đề để giảng dạy tại lớp 11A4. Đây là lớp tôi chọn làm đối chứng trong việc thí nghiệm thực hiện đề tài.
	Sau bài dạy tôi đã sử dụng câu hỏi sau đây để kiểm tra kiến thức cũng như sự hiểu biết. tiếp thu bài học của học sinh “Em haỹ cho biết văn học giai đoạn 1900 - 1945 có những đặc điểm lớn nào? Những thành tựu mà văn học giai đoạn này đã đạt được? Bằng sự hiểu biết của mình anh chị hãy lí giải và phân tích những đặc điểm cũng như thành tựu mà văn học giai đoạn này đã đạt được? 
	Qua chấm bài tôi thu được kết quả như sau :
	- Số bài đạt loại giỏi : 	5 bài chiếm 10%.
	- Số bài đạt loại khá : 	25 bài chiếm 50%
	- Số bài đạt loại trung bình :	20 bài chiếm 40%
	- Không có bài làm yếu.
	3. Đánh giá khi chưa thực hiện đề tài: 
Qua số liệu điều tra và thực tế giảng dạy tôi thấy : Phần văn học sử là phần văn học quan trọng trong chương trình văn học phổ thông , đó là những baì học cung cấp những kiến thức mang tính khái quát trước khi học sinh đi tìm hiểu một tác giả văn học hay các tác phẩm văn học của một thời kì nào đó, trước đây học sinh cũng đã được làm quen với các bài văn học sử qua các bài học về tác giả văn học hay tác phẩm văn học tuy nhiên những bài học này không phải lúc nào cũng khơi gợi được hứng thú đối với học sinh bởi kiến thức giao thoa giữa khoa học và nghệ thuật, cũng bởi vậy mà khả năng nắm chắc kiến thức của học sinh là hạn chế. Bài “Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1900_1945” cung cấp cho học sinh những đặc điểm của quá trình hiện đại hóa văn học trong 45 năm ( trên cơ sở biến đổi của hoàn cảnh xã hội) cùng với một số kiến thức về lí luận văn học.
	- Mặt khác khả năng khái quát kiến thức của học sinh còn hạn chế do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức bài học.
	- Mặc dù học sinh đã trải qua một quá trình nhất định rèn luyện khả năng tư duy, rèn luyện tính tích cực chủ động trong việc tiếp thu kiến thức khi tiếp cận với sách giáo khoa mới , và đổi mới về phương pháp mà các giáo viên đã tiến hành trong những năm qua.Tuy vậy tính tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh qua sách giáo khoa còn chưa có hiệu quả cao.Vì vậy sau giờ học phần lớn học sinh nắm được kiến thức của bài học nhưng khả năng tư duy và tổng hợp kiến thức của học sinh còn thấp do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc khắc sâu kiến thức của học sinh.
4. Những vấn đề cơ bản của nội dung đề tài:
	Tôi đã áp dụng cách làm như sau với nội dung đề tài này: 	
	a. Phần 1: Giáo viên thiết kế hệ thống những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung của bài chuẩn bị phiếu học tập có in sẵn những câu hỏi này.
	b. Phần 2: Giáo viên thiết kế bài giảng điện tử có kèm theo phiếu học tập.
	c. Phần 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nội dung bài học theo thiết kế.
	d. Phần cuối: Giáo viên củng cố nội dung của bài bằng ứng xử tình huống. 
5.nội dung chủ yếu của đề tài:
 Phần 1: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vào phiếu học tập
Có thể sử dụng những câu hỏi trăc nghiệm sau đây dùng cho phần I:
 Câu1:Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1900 _ đến 1945:
 A:Văn học đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa.
 B: Văn học được sáng tác theo hướng trang nhã.
 C:Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau cùng phát triển.
 D: Văn học phát triển với một tốc độ hết sức mau chóng.
 Câu 2 : Dòng nào sau đây thể hiện đúng ba chặng phát triển của văn học thời kì này? 
 A:1900_1910 ,1910 _1920, 1920_1945.
 B:1900_1920,1920 _1930, 1930 _1945.
 C:1900 _1920, 1920_1940, 1940_1945.
 D:1900_1930, 1930_1940, 1940 _1945.
 ( Đáp án cho câu hỏi số 1 là đáp án B ; đáp án cho câu hỏi số 2 là đáp án B )
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hình thành hai bộ phận văn học của thời kì này?
 A: Do hoàn cảnh của một nước thuộc địa.
 B.Do nhiều tầng ớp cùng tham gia sáng tác.
 C.Do tồn tại nhiều quan niệm văn chương khác nhau.
 D.Do chịu ảnh hưởng của hai nguồn văn hóa văn hóa Trung Hoa trước đây và văn hoa Pháp trong hiện tại.
Câu 4 :Đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mau lẹ của văn học thời kì này:
A: Sức sống mãnh liệt của tinh thần dân tộc.
B: phong trào cách mạng dành độc lập tự do ngày càng dâng cao.
C: Sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân sau hàng trăm năm bị xã hội phong kiến kìm hãm.
D:Hoàn cảnh đất nước bị thực dân thống trị.
(Đáp án cho câu 1 là đáp án D, câu 2 đáp án D,câu 3 là đáp án A, câu 4 là đáp án D)
Có thể sử dụng những câu hỏi sau đây dùng cho phần II
Câu 1 :Dòng nào sau đây không phai là thành tựu của văn học thời kì này?
A:Thơ ca thời kì này phát triển mạnh mẽ, phá bỏ những luật lệ của thơ ca truyền thống.
B: Tiểu thuyết và truyện ngắn thời kì này cũng dạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
C: Phóng sự , kịch là những thể loại văn học mới ra đời ở thời kì này.
D: Ngôn ngữ có sự xuất hiện của chữ quốc ngữ.
 Phần 2: Giáo viên thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng kèm phiếu học tập trả lời những câu hỏi trắc nghiệm.
 Bài giảng gồm cú 14 Slide
 Slide thứ nhất 
Slides thứ 2
Slide thứ 3
Slide thứ 4
Slide thứ 5
Slide thứ 6
Slide thứ 7
Slide thứ 8
Slide thứ 9
Slide thứ 10
Slide thứ 11
Slide thứ 12
Slide thứ 13
Slide thứ 14
Phần 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nội dung kiến thức bài học
* Bước thứ nhất: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu sách giáo khoa
Trước khi vào bài dạy cụ thể giáo viên nên hệ thống lại những kiến thức mà học sinh đã được học trong 900 năm văn học. Đêm tối dày đặc của chế độ phong kiến vừa trải qua thì đêm tối khác lại bao phủ lên dân tộc ta: đêm tối của thực dân nửa phong kiến. Điều kì lạ là từ trong bóng tối của chế độ nô lệ mới, lại đột ngột lóe lên một giai đoạn văn học rực rỡ chưa bao giờ thấy trước đó. Nền văn học mới đó được hình thành như thế nào? Do đâu? Những thành tựu mà nó đã đạt được là như thế nào?những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào đối với văn học của chúng ta ở giai đoạn sau này?...
	Đồng thời giáo viên cũng nên giải thích một số từ khó cho học sinh để thuận lợi hơn cho các em trong việc chủ động chiếm lĩnh kiến thức đọc hiểu sách giáo khoa. Ví dụ các từ “thời kì quan trọng”, “ hoàn cảnh mới”, “ nhiệm vụ mới”, “diện mạo mới”, “thành tựu mới”.
* Bước thứ hai: Hướng dẫn học sinh tỡm hệ thống ý trong bài học và ghi lại vào bảng phụ
Học sinh sẽ chỉ ra hệ thống các ý lớn, nhỏ trong bài như sau:
	 - Phần I: Đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX _ đến Cách mạng tháng Tám 1945.
	1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
	2.Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau vừa bổ xung cho nhau cùng phát triển.
	3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức mau chóng.
	- Phần II :Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8-1945.
	1. Những thành tựu về mặt nội dung tư tưởng.
	2. Những thành tựu về mặt thể loại và ngôn ngữ.
	Giáo viên cũng có thể sử dụng câu hỏi ngược “nếu thay đổi trật tự sắp xếp các phần trong sách giáo khoa anh (chị ) thấy có được không? để học sinh trao đổi thảo luận và trên cơ sở đó giáo viên có thể lí giải sơ qua cấu trúc của bài học.
* Bước thứ 3:Giáo viên tiến hành bài dạy dựa vào nội dung thiết kế và phần học sinh đã chuẩn bị trên bảng phụ.
Giáo viên tiến hành cụ thể như sau:
* Thứ nhất : Giáo viên phát phiếu học tập có in sẫn câu hỏi trắc nghiệm, trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị phần kiến thức thông qua việc đọc hiểu sách giáo khoa và ghi nội dung chính của bài vào bảng phụ, học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi trắc nghiệm ( phần này học sinh sẽ làm trong 5 phút )
* Thứ hai: Giáo viên nêu câu hỏi cho từng phần sau đó học sinh trao đổi thảo luận( trong vòng 7 phút ) ghi vào mặt sau của bảng phụ phần kiến thức các nhóm chuẩn bị theo câu hỏi 
	1. Trước hết giáo viên chia lớp học thành ba nhóm nhỏ ( mỗi nhóm sẽ thảo luận một nội dung lớn ).
 2. Sau đó giáo viên đưa ra những câu hỏi mang tính tổng quát nội dung từng phần lớn cho học sinh thảo luận và tìm ra phần kiến thức có liên quan ở các phần đó.
	Câu hỏi để hướng dẫn các em trao đổi thảo luận như sau: 
	a.Câu hỏi dùng cho học sinh thảo luận tìm ra kiến thức ở phần I như sau:
	 Câu 1: Anh ( chị ) hiểu như thế nào về khái niệm “hiện đại hóa “được dùng trong bài học? Những nhân tố nào tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa ? Qúa trình hiện đại hoá đó được diễn ra như thế nào ?
	Câu 2: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những đặc điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai? ( về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác và tính chất). 	a.3 Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của sự phát triển đó ?
	b Câu hỏi dùng cho học sinh thảo luận kiến thức ở phần II như sau:
	Về thànth tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
	Câu 1: Những truyền thống tư tưởng lớn nhất , sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là gì ? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mang tháng Tám có đóng góp gì mới cho những truyền thống ấy?
	Câu 2: Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?Sự cách tân hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?
	c. Câu hỏi dùng cho phần III như sau:
	 Tóm tắt một cách ngắn gọn nhất những đặc điểm và thành tựu của văn học Việt Nam từ 1900 _đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? Những nguyên nhân cơ bản tạo ra động lực cho sự phát triển của văn học thời kì này?
	Sau khi hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận giáo viên sẽ cho học sinh thời gian nhất định để các em tìm hiểu, và hệ thống kiến thức vào bảng phụ.
 Đáp án cho các phần trong sách giáo khoa mà các em phải tổng hợp lại được gồm có các nội dung như sau :
	 Phần I :
	Câu1:
	- Khái niệm hiện đại hóa ở đây được dùng với nghĩa như sau : theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh “ hiện đại hóa là quá trình vận động của nền văn học dân tộc từ đầu thế kỉ XX đầu dần thoát khỏi thi pháp của văn học trung đại xác lập hệ thống thi pháp mới - thi pháp văn học hiện đại “,
	- Những nhân tố tạo điều kiện cho quá trình hiện đại hóa văn học:
	+ Thực dân Pháp hoàn thành việc xâm lược nước ta và tiến hành khai thác thuộc địa đ chính điều đó đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc theo hướng hiện đại hóa.Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa du nhập vào nước ta, gắn liền với ý thức hệ tư sản là nhu cầu khẳng định và giải phóng cái tôi.
	+ Quan niệm về văn chương cũng thay đổi: Văn học trung đại quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “ thi dĩ ngôn chí “, còn bây giờ người ta quan niệm văn chương là một nghề để kiếm sống ( quan niệm của Tản Đà có thể coi là tiêu biểu)
	+ Công chúng văn học thay đổi có thị hiếu văn chương mới.
	+ Mở rộng tiếp xúc với văn hóa và văn học phương Tây , đặc biệt là văn hóa và văn học Pháp.
	+ Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi
	+ Đảng Cộng sản có đề cương văn hóa năm 1943
	+ Xuất hiện những hoạt động kinh doanh văn hóa.
	+Nghề in, xuất bản , làm báo dịch thuật phát triển 
	( giáo viên có thể bổ sung nếu thấy các em không nêu được đầy đủ các ý bên trên)
	- Quá trình hiện đại hóa đó được diễn ra như sau:
+ Thời kì thứ nhất : Từ đầu thế kỉ XX _ đến những năm 1920.
	Với những đặc điểm như sau:
	. Phong trào dịch thuật phát triển
	. Các thể loại văn xuôi chữ quốc ngữ được hình thành, truyện kí tiểu thuyết ra đời đặc biệt ở Sài Gòn.
	.Tác giả tiêu biểu như Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Khángđ sáng tác của các nhà yêu nước chí sĩ cách mạng. Nội dung chủ yếu là truyên truyền những tư tưởng chính trị mới mẻ mang hơi thở của thời đại.
đ Sáng tác ở giai đoạn này có sự đổi mới về nội dung tư tưởng nhưng về mặt thể loại và ngôn ngữ, văn tự và thi pháp vẫn thuộc phạm trù của văn học trung đại.Đây được coi là chặng đặt nền móng cho quá trình hiện đại hóa.
+ Thời kì thứ hai :Từ những năm 1920 _1930: 
 . Đội ngũ sáng tác : Gồm hai lực lượng :thứ nhất đó là lớp nhà nho cuối mùa chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến nhưng đã tiếp thu và dung nạp nhiều yếu tố mới của thời đại ; Thứ hai đó là sự xuất hiện của tầng lớp trí thức tây học đầu tiên ( Phạm Quỳnh, Hồ Biểu Chánh)
 . Đóng góp chủ yếu ở giai đoạn này là sáng tác của các cây bút Tây học.đ Thành tựu có sự phong phú về thể loại : Không chỉ có thơ , mà bước đầu có sự xuất hiện tiểu thuyết truyện ngắn ,tùy bút, và có sự phân hóa thành hai khuynh hướng : lãng mạn và hiện thực.Đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình hiện đại hóa song giai đoạn này những yếu tố của văn học trung đại vẫn tồn tai từ nội dung dến hình thức cho nên nó được coi là chặng giao thời.
 + Thời kì thứ ba : hoàn thiện quá trình hiện đại hóa với những thành tựu xuất sắc. 
 . Chiếm lĩnh trên văn đàn là tầng lớp trí thức mới _ các cây bút Tây học họ không còn vương vấn ya thức hệ phong kiến. 
 . Thành tựu hết sức đa dạng và phong phú : thể loại đa dạng ; có sự đa dang và phong phú về khuynh hướng văn học : cách mạng , hiện thực phê phán , lãng mạn.
 . Có sự đổi mới cách tân về bút pháp .
 . Quan điểm và cách nhìn thể hiện sự phong phú trước hiện thực sôi động. 
 . Tốc độ phát triển hết sức mau lẹ. 
->Sự phong phú về diện mạo ,đổi mới về thi pháp văn học giai đoạn 1930 _1945 đã thật sự hòa nhập với văn học hiện đại thế giới.
Câu 2: Văn học thời kì này phân hóa thành hai bộ phận văn học công khai và văn học không công khai . 
 - Văn học công khai : gồm có các sáng tác mang tinh thần dân tộc chứa đựng những yếu tố tư tưởng lành mạnh tiến bộ song nó không có được ý thức cách mạng và sự chống đối trực tiếp với thực dân.
 Bộ phận này cung phân hóa thành hai xu hướng :
 + Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa: Thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình dạt dào cảm xúc, đồng thời cũng phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khất vọng ước mơ. Đề cập đến những quan hệ riêng tư, đến số phận cá nhân của con người với thái độ bất hòa và bất lực trước chế độ thực dân phong kiến đương thời và môi trường xã hội tầm thường , tù túng ,giả dối.
 + Xu hướng hiện thực chủ nghĩa :Chú trọng diễn tả , phân tích ,lí giải một cách chân thực sâu sắc thế giới khách quan của hiên thực xã hội thông qua những hình tượng điển hình. Phát triển ở tất cả các thể loại : thơ trào phúng và văn xuôi.
 -Văn học không công khai : Là sáng tác của những nhà văn , nhà thơ chiến sĩ .Nội dung tuyên truyền vận động cách mạng.Do bị khủng bố ráo riết không có điều phổ biến rộng rãi thường là văn xuôi dễ nhớ dễ thuộc.Tác giả tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh , Nguyễn Thượng Hiền
 Câu 3: - Văn học của chúng ta thời kì này phát triển với một tốc độ hết sức mau chóng . trong vòng hơn một thập niên các bộ phận các xu hướng đều vận động, phát triển với một tốc độ hết sức mau lẹ và khẩn trương. Trong cuốn “Nhưng nhà văn Việt Nam hiện đại “ Vũ Ngọc Phan có nói “ Một năm của ta có thể kể như ba mươi năm của người “
 - Nguyên nhân của sự phát triển : 
 + Do sự thúc bách của thời đại.
 +Do sức sống nội tại của nền văn học dân tộc.
 +Do sự thức tỉnh cảu cái tôi cá nhân.
 +Do văn chương đã trở thành một nghề để kiếm sống.
Phần II.
 Câu 1: - Văn học Việt Nam có hai truyền thống lớn đó là yêu nước và nhân đạo.
 - Văn học Việt Nam thời kì này đã kế thừa và phát huy những truyền thống đó đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới mẻ của thời đại : Tinh thần dân chủ . Thời kì này tinh thần nhân đạo có thêm nội dung mới gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân.
 + Trước hết yêu nước là nội dung lớn của văn học, ở thời kì này yêu nước gắn với tinh thần dân chủ Phan Bội Châu có nói “ dân là dân nước, nước là nước dân “. Trước đó trong văn học trung đại yêu nước gắn liền với tư tưởng “ trung quân ái quốc ‘.Các nhà văn , nhà thơ như Tố Hữu , Hồ Chí Minh thể hiện chủ nghĩa yêu nước gắn liền với lí tưởng cách mạng vô sản.
 + Tinh thần dân chủ cũng đem đến cho nội dung nhân đạo những nét mới : Quan tâm đến những con người cực khổ lầm than trong tầng lớp nhân dân nhất là dân cày , dân nghèo thành thị ; đề cao phẩm giá tài năng của con người ; đấu tranh chống luật lệ lễ giáo khắt khe của chế độ phong kiến.
-> Đây là những thành tựu về mặt nội dung tư tưởng của văn học thời kì này.
 Câu 2: - Những thành tựu về mặt thể loại : Trước hết có sự xuất hiện nhiều thể loại mới như : truyện ngắn , phóng sự , bút kí , kịch , lí luận phê bình 
 - Tiểu thuyết : Cách dựng truyện tự nhiên kết cấu linh hoạt, tính cách nhân vật là trung tâm tác phẩm , đời sống nội tâm của nhân vật được chú trọng, xây dựng thành công những điển hình nghệ thuật.
 - Thơ ca cũng có những thay đổi nhất định : Đó là sự phá bỏ những quy phạm chặt chẽ , ước lệ của thơ trung đại , giải phóng cái tôi cá nhân , nhìn thế giới bằng cặp mắt xanh non biếc rờn
 * Thứ ba: Giáo viên tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh nội dung kiến thức của bài học như sau:
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời theo nội dung câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn trong phụ ( những câu hỏi có trong SGK).
- Học sinh cử người đại diện cho từng nhóm trả lời các câu hỏi, trả lời xong giáo viên chốt lại nội dung chính bằng cách trình chiếu các slide đã chuẩn bị cho từng phần.
 * Thứ tư: Giáo viên chốt lại kiến thức của bài theo nội dung phần ghi nhớ SGK, yêu cầu học sinh kiểm tra lại phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau đó nộp lại cho giáo viên trên cơ sở đó giáo viên có thể kiểm tra ngay trên lớp mức độ hiểu bài của học sinh, cũng như khả năng tư duy nhận th\cs của các em.
đ Trong quá trình giảng dạy khi áp dụng cách làm như trên đã đem lại cho tôi hiệu quả nhất định. 
+ Thứ nhất : Giáo viên bớt được thời gian ghi bảng trên cơ sở đó có thể bao quát lớp tôt hơn ( đây là yếu tố quan trọng trong việc truyền tải kiến thức bởi lẽ sẽ tập trung được các em vào bài giảng mà nếu không có công nghệ thông tin giáo viên sẽ mất nhiều thời gian cho việc ghi bảng không thể quan sát được lớp).
+ Thứ hai: Giáo viên sẽ có nhiều thời gian cho việc đào sâu, mở rộng bài giảng cho học sinh ( ví dụ để minh họa cho việc hệ thống thi pháp mới được hình thành giáo viên thay vì ghi bảng sẽ trình chiếu slides có sẵn ví dụ minh họa giáo viên có thể giảng giải kĩ hơn để học sinh nắm bài). 
+ Thứ ba: Thu hút được 

File đính kèm:

  • dochang van.doc
Bài giảng liên quan