Ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho nam học sinh Lớp 8 trường THCS Tam Ngãi, huyện Cầu Kè - Trà Vinh

Chạy chậm khi nghe tín hiệu thì tăng tốc đột ngột

Tăng tốc độ xuất phát theo nhịp vỗ tay của giáo viên

Chạy 30m tốc độ cao

Chạy 30m xuất phát thấp

Nhảy dây nhanh

Bật cao ôm gối trên cát

Chạy nâng cao đùi tại chỗ

Lò cò 20m (giây)

Bật cóc 30m (giây)

Dùng hai chân nhảy bật qua xà từ sau ra trước và từ trước ra sau

Nhảy bật bằng hai chân khi bật lên cố gắng nâng gối chạm bàn tay ở trên mức thắt lưng

Nằm sấp hai tay chống thẳng trên sàn. Sau đó bật lên thu hai chân về trước (giữ hai tay) chuyển thành tư thế ngồi.

Chạy zích zắc

Chạy lượn vòng 15m

Chạy con thoi

Nhảy xa kiểu ngồi

 

 

ppt29 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 3470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho nam học sinh Lớp 8 trường THCS Tam Ngãi, huyện Cầu Kè - Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAOTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP“ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ LỰC NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA KIỂU NGỒI CHO NAM HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS TAM NGÃI- HUYỆN CẦU KÈ- TRÀ VINH”THỰC HIỆN: NGUYỄN CÔNG MINH DƯƠNG THỊ NGÂN (KHOÁ II)Người hướng dẫn khoa học:Thạc sĩ: LÊ THỊ TUYẾT HỒNGPHẦN MỞ ĐẦU Trong nhà trường phổ thông, việc GDTC học sinh được thể hiện trong dạy và học môn Thể dục theo chương trình của Bộ GD - ĐT. Nhiệm vụ cụ thể là giáo dục cho học sinh những hiểu biết và những kỹ năng cần thiết về thể dục thể thao, về những môn thể thao quần chúng, nhất là môn Điền kinh. Điền kinh là môn thể thao có nguồn gốc từ lâu đời - gắn liền với các hoạt động của con người từ thời xa xưa và qua thời gian đã trở thành một môn thi mang lại nhiều huy chương trong các cuộc thi đấu quốc tế. Hơn thế nữa, Điền kinh là môn thể thao rất quan trọng cho lứa tuổi học sinh phổ thông. Ở lứa tuổi này các em đang trong giai đoạn phát triển và Điền kinh là môn thể thao sẽ giúp cho các em phát triển tốt các tố chất thể lực như: nhanh, mạnh, bền, khéo léo Các bài tập của Điền kinh đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển thể lực toàn diện cho học sinh. Nội dung giảng dạy Điền kinh ở THCS bao gồm các môn chạy cự ly ngắn, nhảy cao bước qua, chạy bền và nhảy xa kiểu ngồi. Thực trạng thành tích các môn này trong kiểm tra thành tích cuối năm và thi đấu HKPĐ cấp huyện, tỉnh của Trường THCS Tam Ngãi - Huyện Cầu Kè - Tỉnh Trà Vinh còn rất hạn chế, nhất là thành tích nhảy xa. Nhiều năm nay, chúng tôi muốn có những cải tiến cụ thể để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Điền kinh của trường. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu tham khảo nhiều tài liệu có liên quan để lựa chọn ra những bài tập đáp ứng đúng với việc tập luyện kỹ thuật và phát triển thể lực đặc thù cho môn nhảy xa. Trên cơ sở này, từng bước nâng cao thành tích môn nhảy xa trong giảng dạy. Sau đó, chọn và huấn luyện những học sinh có năng khiếu về nhảy xa để thành lập đội tuyển Điền kinh thi đấu cho trường trong những năm tới. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành chọn đề tài: “ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ LỰC NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA KIỂU NGỒI CHO NAM HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS TAM NGÃI - HUYỆN CẦU KÈ - TỈNH TRÀ VINH”. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi cho nam học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Ngãi - Huyện Cầu Kè - Tỉnh Trà Vinh.Mục tiêu nghiên cứu Để giải quyết mục đích nghiên cứu nói trên chúng tôi đề ra các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi cho nam học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Ngãi - Huyện Cầu Kè - Tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi cho nam học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Ngãi - Huyện Cầu Kè - Tỉnh Trà Vinh.CHƯƠNG 1TỔNG QUAN1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC GDTC1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH THCS 1.3. PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP GDTC HỌC SINH THCS 1.4. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH1.4.1. Vài nét về Điền kinh thế giới 1.4.2. Vài nét về Điền kinh Việt Nam1.4.3. Lịch sử môn nhảy xa 1.5. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NHẢY XA KIỂU NGỒI1.5.1. Các yếu tố cấu thành thành tích nhảy xa1.5.2. Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi1.5.3. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồiCHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu2.1.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu 2.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.1.5. Phương pháp toán thống kê2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU2.2.1. Đối tượng nghiên cứu2.2.2. Khách thể nghiên cứu2.2.3. Địa điểm nghiên cứu2.2.4. Tiến độ nghiên cứuCHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ LỰC NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH MÔN NHẢY XA KIỂU NGỒI CHO NAM HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS TAM NGÃI - HUYỆN CẦU KÈ - TỈNH TRÀ VINH3.1.1. Thực trạng công tác giảng dạy môn nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Ngãi Để đánh giá thực trạng công tác giảng dạy môn nhảy xa kiểu ngồi tại Trường THCS Tam Ngãi, chúng tôi tiến hành khảo sát các yếu tố sau:* Hiện trạng cơ sở vật chất, nhân sự: 1 sân bóng chuyền, 1 sân cầu lông, 1 đường chạy 30m, 1 hố nhảy xa và một số trang thiết bị khác phục vụ cho công tác giảng dạy môn thể dục. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDTC: 2 giáo viên có trình độ cao đẳng. Tổng số học sinh toàn trường: 342 em. Thành tích điểm môn thể dục năm học 2007 - 2008 tỉ lệ khá giỏi chiếm 88,19%. Năm học 2008 - 2009 tỉ lệ khá giỏi chiếm 90,12%. Tuy nhiên, điểm và thành tích môn nhảy xa chưa cao.* Nội dung giảng dạy nhảy xa kiểu ngồi theo phân phối chương trình của Bộ GD - ĐT (Phụ lục 1). Nhận xét về tình hình dạy và học môn nhảy xa: Ở lớp 8 môn nhảy xa kiểu ngồi được tiến hành giảng dạy trong 8 tuần của học kỳ 2 và được phân bổ trong 16 tiết. Trong một tiết học 45 phút có 3 môn học là nhảy xa, thể thao tự chọn và chạy bền. Thời lượng để học 3 môn này chỉ chiếm khoảng 32 - 36 phút. Do vậy lượng vận động chưa cao nên chưa phát huy hết khả năng của học sinh.3.1.2. Cơ sở lý luận để chọn lựa một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Ngãi Tổng hợp tài liệu các tác giả trong và ngoài nước về các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi như sau: Từ những nghiên cứu và các chỉ dẫn của nhiều tác giả vừa nêu trên, chúng tôi nhận thấy nhiều tác giả sử dụng nhiều bài tập khác nhau để kiểm tra, đánh giá, bổ trợ nâng cao thành tích cho vận động viên. Tuy nhiên giữa các tác giả ở một số bài tập còn chưa thống nhất. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của chương trình giảng dạy, đặc điểm phát triển thể chất, đặc điểm công tác giảng dạy, tình hình thực tế trường và tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia, chúng tôi đã loại bớt các bài tập không phù hợp, tuyển chọn lại một số bài tập đặc trưng:Chạy chậm khi nghe tín hiệu thì tăng tốc đột ngộtTăng tốc độ xuất phát theo nhịp vỗ tay của giáo viên Chạy 30m tốc độ caoChạy 30m xuất phát thấpNhảy dây nhanhBật cao ôm gối trên cátChạy nâng cao đùi tại chỗLò cò 20m (giây)Bật cóc 30m (giây)Dùng hai chân nhảy bật qua xà từ sau ra trước và từ trước ra sauNhảy bật bằng hai chân khi bật lên cố gắng nâng gối chạm bàn tay ở trên mức thắt lưng Nằm sấp hai tay chống thẳng trên sàn. Sau đó bật lên thu hai chân về trước (giữ hai tay) chuyển thành tư thế ngồi.Chạy zích zắcChạy lượn vòng 15mChạy con thoiNhảy xa kiểu ngồi3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn các bài tập thể lực nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho nam học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Ngãi Để giúp cho việc lựa chọn các bài tập thể lực một cách khách quan, Chúng tôi đã tiến hành gửi phiếu phỏng vấn đến 26 giáo viên thể dục và đã thu về 20 phiếu kết quả ở bảng 3.1: Chúng tôi gửi 26 phiếu đến các giáo viên, cán bộ chuyên trách và thu lại 20 phiếu với quy ước trả lời là đồng ý hoặc không đồng ý, kết quả phỏng vấn theo bảng tổng hợp 3.1 như sau:Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn TTCÁC BÀI TẬPKẾT QUẢ (Phát ra 26, thu vào 20)ĐỒNG ÝKHÔNG ĐỒNG ÝSỐ PHIẾUTỈ LỆ %SỐ PHIẾUTỈ LỆ %1Chạy chậm khi nghe tín hiệu thì tăng tốc đột ngột15755252Tăng tốc độ xuất phát theo nhịp vỗ tay của giáo viên13657353Chạy 30m tốc độ cao18902104Chạy 30m xuất phát thấp1995155Nhảy dây nhanh13657356Bật ca ôm gối trên cát18902107Chạy nâng cao đùi tại chỗ14706308Lò cò 20m (giây)1995159Bật cóc 30m (giây)168042010Dùng hai chân nhảy bật qua xà từ sau ra trước và từ trước ra sau189021011Nhảy bật bằng hai chân khi bật lên cố gắng nâng gối chạm bàn tay ở trên mức thắt lưng136573512Nằm sấp hai tay chống thẳng trên sàn. Sau đó bật lên thu hai chân về trước (giữ hai tay) chuyển thành tư thế ngồi178531513Chạy zích zắc136573514Chạy lượn vòng 15m147063015Chạy con thoi189021016Nhảy xa kiểu ngồi2010000 Căn cứ vào bảng tổng hợp 3.1, chúng tôi đã chọn được các bài tập thể lực thể lực có số phiếu đồng ý từ 75% tổng số phiếu phỏng vấn như sau:Chạy chậm khi nghe tín hiệu thì tăng tốc đột ngộtChạy 30m tốc độ caoChạy 30m xuất phát thấpBật cao ôm gối trên cátLò cò 20m (giây)Bật cóc 30m (giây)Dùng hai chân nhảy bật qua xà từ sau ra trước và từ trước ra sauNằm sấp hai tay chống thẳng trên sàn. Sau đó bật lên thu hai chân về trước (giữ hai tay) chuyển thành tư thế ngồi.Chạy con thoiNhảy xa kiểu ngồi 3.2. HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ LỰC NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA KIỂU NGỒI CỦA NAM HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS TAM NGÃI - HUYỆN CẦU KÈ - TỈNH TRÀ VINH Để kiểm nghiệm trong thực tiễn các bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích trong nhảy xa kiểu ngồi cho khách thể nghiên cứu là 80 nam học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Ngãi- Huyện Cầu Kè – Tỉnh Trà Vinh, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên hai nhóm theo qui ước sau: + Nhóm thực nghiệm: Gồm 40 nam học sinh được chọn ngẫu nhiên ở lớp 8A3, 8A4 và được học tập các bài tập do chúng tôi lựa chọn từ mục tiêu 1 (Phụ lục 3), thời gian tập luyện mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết. + Nhóm đối chứng: Gồm 40 nam học sinh được chọn ngẫu nhiên ở lớp 8A1, 8A2 và được học theo chương trình chính khóa của Bộ GD - ĐT, thời gian tập luyện như nhóm thực nghiệm. Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra các đối tượng tham gia thực nghiệm 2 lần vào các thời điểm: Trước khi tiến hành thực nghiệm (lần 1), sau khi kết thúc thực nghiệm (lần 2). Cách thức tiến hành kiểm tra và công nhận thành tích giữa hai nhóm là như nhau. Cả 2 nhóm nghiên cứu đều được tiến hành tại Trường THCS Tam Ngãi – Huyện Cầu Kè – Tỉnh Trà Vinh.3.2.1. Tổng hợp thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Trường THCS Tam Ngãi Trước khi áp dụng bài tập theo chương trình thực nghiệm, chúng tôi kiểm tra thành tích 2 nhóm và thu được kết quả ở bảng 3.2: NHÓMCÁC CHỈ SỐNhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm X (m) 2.902.92SX0.140.12CV5.004.23E0.020.01Bảng 3.2. Kết quả thành tích nhảy xa kiểu ngồi của 2 nhóm trước thực nghiệm Qua kết quả bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy: Các chỉ số có Cv 0.05Biểu đồ 3.1. So sánh thành tích nhảy xa kiểu ngồi giữa 2 nhóm trước thực nghiệmDựa vào kết quả bảng 3.3 và biểu đồ 3.1, chúng tôi nhận thấy: Giá trị trung bình của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm không có sự khác biệt thể hiện ttính = 1.701 0.05.Điều này cho chúng tôi kết luận: thực trạng ban đầu về thành tích nhảy xa kiểu ngồi của hai nhóm là tương đương nhau.3.2.3. Đánh giá nhịp độ tăng trưởng thành tích nhảy xa kiểu ngồi của 2 nhóm sau thực nghiệmNhịp độ tăng trưởng thành tích của 2 nhóm sau thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.2:Bảng 3.4. Nhịp độ tăng trưởng thành tích nhảy xa kiểu ngồi của 2 nhóm sau thực nghiệm NhómCác chỉ sốNhóm thực nghiệmNhóm đối chứng X12.922.90 X23.153.05 W %7.064.88 t(tính)29.48211.864 t (bảng)2.0212.021 P tbảng = 2.021, ở ngưỡng xác suất P tbảng = 2.021, ở ngưỡng xác suất P Wđối chứng = 4.88%). 3.2.4. So sánh thành tích nhảy xa kiểu ngồi của 2 nhóm sau thực nghiệmThành tích nhảy xa kiểu ngồi của 2 nhóm sau thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.3:Bảng 3.5. So sánh thành tích nhảy xa kiểu ngồi giữa 2 nhóm sau thực nghiệm Các chỉ sốThành tíchXTN Lần 2XĐC Lần 2ttínhPNhảy xa kiểu ngồi (m)3.153.053.082 tbảng = 1.990, ở ngưỡng xác suất P < 0.05 nên chúng tôi kết luận giá trị trung bình thành tích nhảy xa kiểu ngồi giữa 2 nhóm có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Giá trị trung bình thành tích nhảy xa của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. Điều này cho chúng tôi kết luận: Việc ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi mà chúng tôi lựa chọn đã thể hiện rõ tính hiệu quả đến việc tăng thành tích nhảy xa cho nam học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Ngãi - Huyện Cầu Kè - Tỉnh Trà Vinh.PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊKẾT LUẬNVới kết quả nghiên cứu trên, cho phép chúng tôi có kết luận như sau:* Đã lựa chọn được 10 bài tập thể lực có hiệu quả trong việc nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Ngãi - Huyện Cầu Kè - Tỉnh Trà Vinh, bao gồm các bài tập:1.Chạy chậm khi nghe tín hiệu thì tăng tốc đột ngột2.Chạy 30m tốc độ cao3.Chạy 30m xuất phát thấp4.Bật cao ôm gối trên cát5.Lò cò 20m (giây)6.Bật cóc 30m (giây)7.Dùng hai chân nhảy bật qua xà từ sau ra trước và từ trước ra sau8.Nằm sấp hai tay chống thẳng trên sàn. Sau đó bật lên thu hai chân về trước (giữ hai tay) chuyển thành tư thế ngồi.9.Chạy con thoi10.Nhảy xa kiểu ngồi * Các bài tập thể lực được ứng dụng cho nam học sinh nhóm thực nghiệm đã có ảnh hưởng tốt trong việc nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ngồi, mức tăng trưởng của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng sau 8 tuần thực nghiệm (WTN = 7.62, WĐC = 4.88%). KIẾN NGHỊ Chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau: * Ban Giám Hiệu Trường THCS Tam Ngãi - Huyện Cầu Kè - Tỉnh Trà Vinh, cho phép chúng tôi vận dụng kết quả nghiên cứu này vào chương trình giảng dạy nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho nam học sinh lớp 8 của trường. * Ban Giám Hiệu Trường THCS Tam Ngãi - Huyện Cầu Kè - Tỉnh Trà Vinh, cho phép chúng tôi mở rộng nghiên cứu ứng dụng cho nữ học sinh lớp 8 nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho cả nam và nữ. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !

File đính kèm:

  • pptLUAN_VAN_TOT_NGHIEP.ppt