Vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” dạy học môn khoa học lớp 5
Trong năm học 2008 – 2009, tôi đã tiếp cận với phương pháp “ Bàn tay nặn bột”. Một phần nào đó, biết được cách vận dụng để đưa phương pháp này vào trong quá trình dạy học của mình. Đặc biệt trong năm học này, tôi được phân công giảng dạy lớp 5 đã tạo điều kiện cho mình vận dụng phương pháp này vào môn khoa học. Để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Từ đó, cũng kích thích sự tìm hiểu khoa học, sự khích động bởi các câu hỏi của học sinh. Tôi sẽ luôn cùng các em đi tìm hiểu, cùng tiến bước với các em, đi theo sự mò mẫm, cuối cùng chia sẻ nỗi vui mừng cùng các em khi thành công.
Trước hết, là lòng ham thích vì rằng làm cho các em khám phá và tìm hiểu là phần thưởng lớn nhất của hoạt động sư phạm. Song cũng từ đó mà tôi đã rèn luyện tri thức của mình để hướng dẫn các em trong quá trình tiến bộ. Dù biết rằng mình có thể học nhanh hơn các em qua sách phổ biến khoa học và có thể cùng đặt câu hỏi với học sinh mà không nhất thiết phải có trước câu trả lời, hay toàn bộ câu trả lời.
động sư phạm. Song cũng từ đó mà tôi đã rèn luyện tri thức của mình để hướng dẫn các em trong quá trình tiến bộ. Dù biết rằng mình có thể học nhanh hơn các em qua sách phổ biến khoa học và có thể cùng đặt câu hỏi với học sinh mà không nhất thiết phải có trước câu trả lời, hay toàn bộ câu trả lời. Từ thực tế trên, tôi đã đi đến quyết định chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học lớp 5”. Người thực hiện: NGỤY PHAN LUY Trang 2 SKKN: Vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” dạy học môn khoa học lớp 5 PHẦN 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trong chương trình khoa học lớp 5 có 4 chủ điểm: “Con người và sức khoẻ”, “ Vật chất và năng lượng”, “ Thực vật và năng lượng”, “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Mỗi chủ điểm có nhiều nội dung, giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp với từng nội dung cụ thể. Để lựa chọn nội dung phù hợp với phương pháp “Bàn tay nặn bột” giáo viên cần nắm một số yêu cầu sau: I. NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP: Việc giảng dạy khoa học trong nhà trường phải cho học sinh tự nghiên cứu, hoạt độâng theo cách thức tranh luận và trao đổi với nhau, xây dựng các bài thực hành với tư cách là tác giả của những hoạt động khoa học đó. Học sinh quan sát một hiện tượng của thế giới thực tại và gần gũi với các em từ đó sẽ hình thành nghi vấn. Học sinh tìm tòi suy nghĩ và đề ra những bước đi cụ thể của thực nghiệm, trao đổi và lập luận trong quá trình hoạt động, các em chia sẻ với nhau những ý tưởng của mình, cọ sát với những quan điểm của nhau và hình thành những kết luận tạm thời bằng ghi chép hoặc phát biểu. Như vậy các em sẽ biêt nghe người khác, hiểu người khác, tôn trọng người khác và biết bảo vệ ý kiến của mình. Giáo viên luôn tạo ra những hoạt động trí tuệ thực tế cho học sinh. Giáo viên hướng cho học sinh chiếm lĩnh dần khái niệm và tiến trình khoa học phù hợp, giúp các em diễn đạt đúng đắn và chính xác nhất những ý tưởng của mình. Bước đầu chấp nhận ngôn ngữ gần đúng để khỏi làm hạn chế ý tưởng của học sinh, dần dần hướng cho các em có được ngôn từ chính xác. Cần cố gắng làm phong phú các vấn đề nêu ra của học sinh, khuyến khích các em nêu thắc mắc và đưa ra ý kiến bình luận, tạo điều kiện cho các em tự chủ, chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó giáo viên nắm vững các nguyên tắc của phương pháp “ bàn tay nặn bột”. 1, Học sinh quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại gần gũi và dễ cảm nhận, chính các em thực hành với nó như: sự chuyển thể của Người thực hiện: NGỤY PHAN LUY Trang 3 SKKN: Vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” dạy học môn khoa học lớp 5 nước đá hay viết một bức thư bằng nước chanh, tạo ra một dung dịch 2 chất lỏng 2, Trong quá trình tìm hiểu các em lập luận, bảo vệ ý kiến của mình rồi đưa ra tập thể thảo luận từ đó tiến hành các hoạt động. Trước khi thảo luận nhóm để đưa ra phán đoán của cả nhóm cần có thời gian cho cá nhân ghi ý kiến của mình (có thể trình bày). 3, Tổ chức hoạt động theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập, học sinh dần dần tự chủ trong quá trình học. 4, Cần có thời lượng tối thiểu 2 tiết / tuần có vận dụng phương pháp để tạo cho các em thành thạo với cách học. 5, Mỗi em đều có một quyển vở thực nghiệm do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của mình. Giáo viên không phải chỉnh sửa vì điều đó làm cản trở sự phát triển ngôn ngữ và tư duy của các em. 6, Mục tiêu chính là chiếm lĩnh các khái niệm khoa học và kỹ thuật kèm theo sự củng cố về ngôn ngữ viết và nói. 7, Kết hợp cùng gia đình: chuẩn bị đồ dùng, hướng dẫn quan sát, thực nghiệm ở nhà.. . 8, Trao đổi với đồng nghiệp về kinh nghiệm, những thắc mắc của mình. II. NHỮNG CHỈ DẪN CỦA MỘT GIỜ DẠY: Giáo viên cần biết được những điều kiện cụ thể, tiến trình, loại hình nghiên cứu phù hợp: Lựa chọn một tình huống xuất phát dưới dạng những câu hỏi mở, câu hỏi tình huống. Với bài “Hỗn hợp” có thể bắt đầu bằng câu hỏi: “Điều gì sẽ sảy ra khi trộn lẫn hai hay nhiều chất lại với nhau?” Hoặc với bài “Sự biến đổi hoá học” với câu hỏi: “ Hãy làm biến một chất thành chất khác?” khi lựa chọn tình huống cần chuẩn bị vật liệu và nguồn tài liệu. Nguồn vật liệu phong phú tạo cho các em nhiều lựa chọn. Vật liệu đơn giản, dễ chuẩn bị, có ở địa phương. Giáo viên, học sinh hoặc phụ huynh cùng chuẩn bị theo yêu cầu của tiết học. Trong bài “Gốm xây dựng: gạch, ngói” cho các em chuẩn bị gạch, ngói khô; chậu đựng nước. Với bài “Hỗn hợp” chuẩn bị: tiêu, ớt, bột ngọt, đường, muối, cồn, nước, si-rô, dầu, chén, muỗng, .. . Trình bày các câu hỏi của học sinh: sau khi đưa ra tình huống học sinh nêu hiểu biết của mình hoặc nêu thắc mắc dưới dạng câu hỏi. Cần giúp học sinh Người thực hiện: NGỤY PHAN LUY Trang 4 SKKN: Vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” dạy học môn khoa học lớp 5 phát biểu lại các câu hỏi để đảm bảo nghĩa của nó và thu hẹp nội dung khoa học cần tìm hiểu. Giáo viên định hướng và đánh giá các câu hỏi nảy sinh theo đúng vấn đề sẽ nghiên cứu. Thiết lập các giả thiết và thực hiện nghiên cứu: giáo viên quản lý các hoạt động của nhóm học sinh (các trình độ khác nhau). Học sinh trình bày giả thiết của mình trong nhóm, cả nhóm thảo luận để đưa ra giả thiết của nhóm sau đó trao đổi với cả lớp, cần chú ý sử dụng các từ ngữ như: theo tôi, nó sẽ xảy ra.. theo tôi là ..; lập luận của tôi là.. . Những nghiên cứu của học sinh được thảo luận trong nhóm về cách thức tiến hành, miêu tả thí nghiệm bằng sơ đồ, bằng lời nói, bằng viết cùng lúc tiến hành thí nghiệm trước lớp. Tiếp nhận kiến thức qua việc đối chiếu, so sánh giữa các nhóm, so sánh với dự đoán ban đầu của nhóm, của cá nhân. III. CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”: Việc tiếp cận và vận dụng phương pháp rất dễ nhầm lẫn với các phương pháp dạy học tích cực đang được vận dụng. Chính vì vậy, cần biết được các loại hình của phương pháp. Có 5 loại hình như sau: Điều tra hoặc thăm điểm: Trước khi cho học sinh tiến hành điều tra hoặc thăm một địa điểm nào đó Cần cho các em nêu những điều mình biết về vấn đề đó hay nơi đó. Chẳng hạn khi điều tra về vấn đề sử dụng thuốc của gia đình các em cần biết các thông tin như: dùng khi nào? khi dùng cần chú ý điều gì? Khi mua thuốc cần lưu ý gì? Sự nguy hiểm khi dùng sai thuốc? .. . Hoặc tìm hiểu về môi trường rừng các em cần nêu những hiểu biết về rừng: nhiều cây cối, nhiều loài chim chóc, thú rừng, khí hậu trong lành, đất đai màu mỡ, ..... 2. Nghiên cứu tài liệu: Chính là việc đọc tài liệu, thông tin sách giáo khoa nhưng trước khi cho học sinh đọc thông tin cần cho học sinh trình bày những hiểu biết của mình. Với bài “sự nuôi và dạy con của một số loài thú” luôn cho các em nêu những điều đã biết về loài hổ và loài hươu hoặc các em vừa trình bày vừa giới thiệu những tranh sưu tầm được về 2 loài thú này. 3. Giải pháp kỹ thuật: __________________________________________________________________ Người thực hiện: NGỤY PHAN LUY Trang 5 SKKN: Vận dụng phương pháp “ bàn tay nặn bột” dạy học môn khoa học lớp 5 Trong những trường hợp cần sử dụng đến mô hình kỹ thuật như “Sử dụng năng lượng của nước chảy” có mô hình tua-bin phát điện hoặc với bài “ Lắp mạch điện” các em lắp mạch điện đơn giản. 4. Quan sát: Khi quan sát một bức tranh, một mô hình, hay một đồ dùng vật thật, trước tiên phải nêu những thông tin đã biết trước khi quan sát. Chẳng hạn, khi quan sát một số loài hoa để nhận ra loài hoa đó thụ phấn nhờ đâu? Từ đó rút nhận xét về đặc điểm của loài hoa đó. 5. Thực nghiệm: Một loại hình được ưu tiên sử dụng nhiều nhất. Thể hiện rõ tinh thần, tư tưởng của phương pháp này. Thực nghiệm không phải là thí nghiệm đơn thuần mà giáo viên vẫn thường áp dụng. Khi tiến hành thực nghiệm về quy trình tiến hành thì hoàn toàn khác nhau, các bước tiến hành như sau: Chia nhóm học tập. Giới thiệu nguyên vật liệu. Đưa ra tình huống có vấn đề. Cá nhân nêu hiểu biết của mình. Cá nhân tự lựa chọn vật liệu, phán đoán kết quả và ghi vào vở thực nghiệm. Trình bày trong nhóm thảo luận và đưa ra cách lựa chọn vật liệu và cách thức tiến hành thực hiện. Các nhóm tiến hành thực hiện – cá nhân ghi vở thực nghiệm. Trình bày thực nghiệm trước lớp – so sánh đối chiếu kết quả. Nhận ra kiến thức. Loại hình thực nghiệm được tiến hành cụ thể ở các bài: “Sự sinh sản”, “Đá vôi”, “Gốm xây dựng gạch ngói”, “Hỗn hợp”, “Sự biến đổi hoá học”, “Sự chuyển thể của chất”, “ Năng lượng” .. . IV. VỞ THỰC NGHIỆM: Mỗi học sinh phải có một quyển vở thực nghiệm được viết bằng chính ngôn ngữ của mình. Mục tiêu hàng đầu là để các em thích nghi dần dần về khái niệm khoa học và kỹ thuật, thực hành tạo ra sự vững vàng trong nói và viết. Quyển vở thực nghiệm được ghi chép từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm khác những phát hiện, những kết quả và cách giải thích của mình. Ở đó các em bộc lộ bằng những câu viết, bức vẽ, sơ đồ. Các em có thể xem đi ___________________________________________________________ _______ Người thực hiện: NGỤY PHAN LUY Trang 6 SKKN: Vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” dạy học môn khoa học lớp 5 xem lại, thấy được sự tiến bộ của mình, tự phê phán, trao đổi với các bạn khác, phát hiện sự cần thiết phải chặt chẽ hơn. Nó cũng là một công cụ liên lạc giữa nhà trường và thầy cô giáo. Từ đó nhận thức được sự thích nghi của học sinh, cũng có thể tiên đoán những tình huống mới, khuyến khích các em trao đổi, so sánh kết quả và sửa chữa sự giải thích của mình cho đúng. Việc viết vào vở thực nghiệm chẳng những viết cho bản thân các em để biết được hành động của mình như: tiên đoán kết quả hay lựa chọn vật liệu, hoặc lập kế hoạch giúp các em ghi nhớ những điều các em đã đọc, đã quan sát, nghiên cứu được. Nhớ lại những gì sảy ra trước đó và ghi lại kết quả, hiểu được mối quan hệ trong bài viết và phát biểu lại trước tập thể. Mà còn viết cho nhiều người khác, truyền lại cho người đọc cái mà mình đã hiểu như một kết luận, một tổng hợp hoặc để đặt một câu hỏi cho người đọc. V. KINH NGHIỆM CỤ THỂ: A/Vận dụng loại hình thực nghiệm: Ở lứa tuổi các em rất dễ cảm thụ các môn khoa học tự nhiên, sẽ giúp các em phát triển cá tính, trí thông minh, óc sáng tạo và quan hệ với thế giới bên ngoài. Ở các em năng khiếu và trí tưởng tượng thật phong phú. Các em luôn đặt ra những câu hỏi khi bắt gặp một vấn đề mới. Chẳng hạn, các em tự đặt câu hỏi: “Tại sao quả bóng cao su lại nảy lên khi ta ném xuống nền nhà?” hay “ Tại sao đường lại cháy khét khi ta đun lâu?”, “ Người ta làm muối như thế nào?” .. . Với bài “Hỗn hợp” I. Chuẩn bị: - Vật liệu: Muối ăn, đường, bột ngọt, bột tiêu, bột ớt, dầu ăn, gạo lẫn sạn cát trắng, nước lẫn đất cát. - Dụng cụ: chén, đũa, cốc thuỷ tinh, vải lọc, giấy thấm, ống hút, ống xi lanh, ống nghiệm, đèn cồn. II. Các hoạt động: 1. Hoạt động 1: chia nhóm 6 2. Hoạt động 2: GV giới thiệu nguyên vật liệu. - GV nêu tình huống: khi ta trộn lẫn 2 hay nhiều chất lại với nhau thì có làm thay đổi tính chất ban đầu của chúng hay không? - HS trả lời thay đổi hay không thay đổi. - GV nêu thế nào là hỗn hợp? __________________________________________________________________ Người thực hiện: NGỤY PHAN LUY Trang 7 SKKN: Vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” dạy học môn khoa học lớp 5 - HS trả lời cá nhân theo hiểu biết của mình. 3. Hoạt động 3: Tiến hành thực nghiệm: - GV yêu cầu HS lựa chọn vật liệu và tạo ra một hỗn hợp gia vị. - Cá nhân lựa chọn vật liệu, dự đoán kết quả hộn hợp mình tạo ra và ghi vào vở thực nghiệm. - HS trình bày dự đoán kết quả của mình. - Các nhóm thảo luận lựa chọn vật liệu và cách tiến hành. + Chọn vật liệu. + Nếm thử + Trộn lẫn các chất vào với nhau. + Kết quả: các chất không thay đổi mùi vị vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu. - Từng cá nhân ghi các bước và kết quả thực nghiệm. - Các nhóm tiến hành thực nghiệm. - Các nhóm trình bày thực nghiệm – rút ra kết luận: Hỗn hợp là gì? (là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau mà vẫn giữ nguyên tính chất của nó.) - GV xác nhận kiến thức. 4. Hoạt động 4: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp: tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng; dầu ăn ra khỏi nước và dầu ăn; gạo ra khỏi gạo lẫn với sạn. - Các nhóm tiến hành tương tự các bước như trên (2 nhóm làm 1 thực nghiệm) - GV gọi nhóm thực nghiệm thành công trình bày. - Các nhóm thực hiện lại và xác nhận kiến thức. - Giáo viên nêu vậy khi ta cho muối hoặc đường vào nước thì sẽ như thế nào? Với bài “Dung dịch” I. Chuẩn bị: - Vật liệu: Muối ăn, đường, bột ngọt, nước đun sôi để nguội, nước sôi, nước mắm, nước ngọt, si-rô .. . - Dụng cụ: chén, đũa, cốc thủy tinh, thìa, ống hút, ống nghiệm, đèn cồn. II. Các hoạt động: 1. Hoạt động 1: Chia nhóm 6. 2. Hoạt động 2: GV giới thiệu nguyên vật liệu. - GV nêu tình huống: khi ta trộn lẫn chất lại với nhau, có 1 chất lỏng và một chất rắn hay 2 chất lỏng thì sẽ như thế nào? __________________________________________________________________ Người thực hiện: NGỤY PHAN LUY Trang 8 SKKN: Vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” dạy học môn khoa học lớp 5 - HS trả lời: + Chất rắn tan. + Chất rắn không tan. + Chất lỏng nổi lên trên. + Hai chất lỏng hoà vào nhau. ........................................ - GV nêu thế nào là dung dịch? - HS trả lời cá nhân theo hiểu biết của mình. 3. Hoạt động 3: Tiến hành thực nghiệm. - GV yêu cầu HS lựa chọn vật liệu và tạo ra một hỗn hợp có ít nhất một chất lỏng và một chất rắn hay 2 chất lỏng. - Cá nhân lựa chọn vật liệu, dự đoán kết quả hỗn hợp mình tạo ra và ghi vào vở thực nghiệm.. . - HS trình bày dự đoán kết quả của mình. - Các nhóm thảo luận lựa chọn vật liệu dự đoán kết quả và cách tiến hành. + Chọn vật liệu. + Nếm thử. + Trộn các chất vào nhau và khuấy đều. + nếm thử hỗn hợp. + Kết quả : chất rắn tan trong chất lỏng hay 2 chất lỏng hoà tan vào nhau. + Dùng ống hút hay đổ ra dần và nếm thử xem sự phân bố của các chất. - Từng cá nhân ghi các bước và kết quả thực nghiệm. - Các nhóm tiến hành thực nghiệm. - Các nhóm trình bày thực nghiệm – rút ra kết luận: Dung dịch là gì? (là hỗn hợp chất lỏng và chất rắn bị hoà tan và phân bố đều, hay hộn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan). - GV xác nhận kiến thức. - HS nhận ra khái niệm. 4. Hoạt động 4: Nước đọng trên dĩa úp trên ly nước muối (đường) nóng có mặn (ngọt) không? - Cá nhân dự đoán kết quả và ghi vào vở thực nghiệm; Em nghĩ là mặn (hoặc không mặn). - HS trình dự đoán kết quả của mình. __________________________________________________________________ Người thực hiện: NGỤY PHAN LUY Trang 9 SKKN: Vận dụng phương pháp “ bàn tay nặn bột” dạy học môn khoa học lớp 5 - Các nhóm thảo luận dự đoán kết quả và cách tiến hành: + Chọn vật liệu. + Nếm thử dung dịch. + Tiến hành thực nghiệm. + Nếm thử. + Kết quả: không mặn (hay không ngọt). - Các nhóm tiến hành thưc nghiệm. - Các nhóm trình bày thực nghiệm. - HS nhận ra kiến thức: ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách này. Với bài “Gốm xây dựng: gạch, ngói” I. Chuẩn bị: - Vật liệu: Ngói, gạch khô, nước. - Dụng cụ: chậu hay bát thuỷ tinh. II. Các hoạt động: 1. Hoạt động 1: chia nhóm 6. 2. Hoạt động 2: giới thiệu nguyên vật liệu. - GV nêu tình huống: khi ta trộn thả viên gạch hay ngói vào nước điều gì sẽ xảy ra? - HS trả lời: + Gạch hút nước. + Bọt nổi lên. + Màu gạch đậm hơn. + Gạch chìm xuống. . . . . . . . . . . . . . . . - HS trả lời cá nhân theo hiểu biết của mình. 3. Hoạt động 3: Tiến hành thực nghiệm. - GV yêu cầu HS lựa chọn vật liệu và tiến hành. - Cá nhân lựa chọn vật liệu, dự đoán kết quả và ghi vào vở thực nghiệm. - HS trình dự đoán kết quả của mình. - Các nhóm thảo luận lựa chọn vật liệu và cách tiến hành: + Chọn vật liệu. + Cho gạch vào chậu nước. + Kết quả: nổi bọt khí vì bên trong có lỗ trống. + Dùng ống hút hay đổ dần dần ra xem sự phân bố của các chất. ____ _____________________________________________________________ Người thực hiện: NGỤY PHAN LUY Trang 10 SKKN: Vận dụng phương pháp “ bàn tay nặn bột” dạy học môn khoa học lớp 5 - Từng cá nhân ghi các bước và kết quả thực nghiệm. - Các nhóm tiến hành thực nghiệm. - Các nhóm trình bày thực nghiệm. + Nhóm không thành công vì: * Cho gạch vào chậu nên không thấy *Gạch sử dụng là gạch đã ngấm nước + Nhóm thành công trình bày lại thực nghiệm. - Các nhóm thực hiện lại. - Rút ra kết luận. - GV xác nhận kiến thức. Với bài: “ Sự biến đổi hoá học” I. Chuẩn bị: - Vật liệu: đường, bột ngọt, bột tiêu, bột ớt, gạo, nước, giấy, vải, diêm. - Dụng cụ: chén, chậu nhôm, ống nghiệm, đèn cồn. II. Các hoạt động: 1. Hoạt động 1: chia nhóm 6. 2. Hoạt động 2: GVgiới thiệu nguyên vật liệu. - GV nêu tình huống:làm thế nào để biến chất này thành chất khác? - HS trả lời: đốt hay đun. 3. Hoạt động 3: Tiến hành thực nghiệm. - GV yêu cầu học sinh lựa chọn vật liệu. - Cá nhân lựa chọn vật liệu, dự đoán kết quả của mình tạo ra và ghi vào sổ thực nghiệm. - HS trình bày dự đoán kết quả của mình: cháy, khét, thành than, thành tro,.. . - Các nhóm thảo luận lựa chọn vật liệu, dự đoán kết quả và cách tiến hành: + Chọn vật liệu: đường, bột ngọt, bột tiêu, bột ớt, gạo, giấy, vải, . . . + Đun ( hay đốt ): đường, bột ngọt, bột tiêu, bột ớt, gạo, giấy, vại,.. . + Nếm thử (tuỳ thực nghiệm)
File đính kèm:
- skkn.doc