Vitamin A

 Do ăn uống thiếu Vitamin A:- chế độ ăn nghèo Vitamin A và Caroten (tiền Vitamin A). Nếu bữa ăn đủ Vitamin A nhưng thiếu đạm và dầu mỡ làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hoá vitamin A.

 -Ở trẻ đang bú thì nguồn Vitamin A là sữa mẹ, thời kỳ này mẹ ăn thiếu Vitamin A sẽ ảnh hưởng đến trẻ.

 Nhiễm trùng: Trẻ bị nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy và cả nhiễm giun đũa cũng gây thiếu Vitamin A.
Suy dinh dưỡng thường kéo theo thiếu Vitamin A vì cơ thể thiếu đạm để chuyển hoá Vitamin A.

 Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng làm hạn chế hấp thu, chuyển hoá Vitamin A và làm tăng nhu cầu sử dụng Vitamin A, ngược lại thiếu Vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và suy dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ tử vong

 

ppt24 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 3542 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vitamin A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
VITAMIN Avitamin tan trong chất béo I-TỔNG QUAN VỀ VITAMIN Vitamin là gì? Vitamin là nhóm hợp chất cần thiết cho hoạt động sống của mọi cơ thể sinh vật, chúng có khả năng hoàn thành chức năng xúc tác ở cơ thể sinh vật. Phân loại: Vitamin gồm 2 loại: * Vitamin tan trong nước:vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin PP, vitamin H... * Vitamin tan trong chất béo:vitamin A, vitamin E, vitamin D... Sơ lược về lịch sử phát triển của vitamin A ● Năm 1909, vitamin A được Hopkins và Step tìm ra ● Năm 1928-1931 Karrer(Đức) phát hiện ra cấu trúc của vitamin A và caroten. ● Sau đó Arens đã tổng hợp được vitamin A ● Năm 1950, Karrer đã tổng hợp thành công chất ß- caroten . II.Cấu tạo, tính chất và chức năng của vitamin A Vitamin A còn có tên khác là retinol , axerophthol... Tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng : 	Retinol :dạng hoạt động của vitamin A, nó đồng hoá trực tiếp bởi cơ thể. 	 Tiền vitamin A: là một tiền chất của vitamin A được biết đến nhiều dưới tên bêta-caroten. Được chuyển hoá bởi ruột thành vitamin A mà cơ thể có thể sử dụng. Ngoài ra còn có α , γ caroten. II.1 Cấu tạo : 	 II.Cấu tạo tính chất và chức năng của vitamin A II.2 Tính chất : 	-Vitamin A dễ bị oxi hoá. 	-Trong cơ thể dưới tác dụng enzym,retanol chuyển thành andehit retinal. 	-Trong gan vitamin tồn tại dạng este với axit axêtic và palmitic. 	-Bị phân huỷ bởi oxi không khí, khá bền với axit, kiềm và nhiệt độ. 	 II.Cấu tạo tính chất và chức năng của vitamin A II.3 Chức năng: 	Vitamin A có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể con người: a.Thị giác: giúp cho các tế bào trong cấu trúc của mắt luôn khỏe mạnh. Quan trọng đối với sự biến đổi ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh trong võng mạc.  b. Các mô: Vitamin A kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp.  II.Cấu tạo tính chất và chức năng của vitamin A II.3 Chức năng: Ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như trứng cá.  c. Sự sinh trưởng: vitamin A là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của phôi thai và trẻ em. Có vai trò đối với sự phát triển của xương, thiếu vitamin A =>xương mềm và mảnh, quá trình vôi hoá bị rối loạn. 	 II.Cấu tạo tính chất và chức năng của vitamin A II.3 Chức năng d.Hệ thống miễn dịch: do các hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người e.Chống lão hoá: Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.  f.Chống ung thư: hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư. g.Sinh sản: nó ảnh hưởng lên chức năng và sự phát triển của tinh trùng, buồng trứng và nhau thai => Cần thiết cho chức năng sinh sản III .Vitamin A trong thực phẩm. Các nguồn thực phẩm giàu vitaminA 	Vitamin A được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Mỗi loại dưới đây chứa ít nhất 0,15 mg (tương đương với 150 microgam hay 500 IU) vitamin A hay beta caroten trên 50-200 g: 	 III Vitamin A trong thực phẩm. Các nguồn. Gan (bò, lợn, gà, cá, gà tây) (6500 μg 722%) Cà rốt (835 μg 93%) Lá cải bông xanh (800 μg 89%) – Hoa cải bông xanh có ít hơn- xem dưới đây Khoai lang (709 μg 79%) Cải lá xoăn (681 μg 76%) Bơ (684 μg 76%) Rau bina (469 μg 52%) Rau ăn lá Bí ngô (369 μg 41%) Cải bắp không cuốn (333 μg 37%) Dưa gang (169 μg 19%) Trứng gà, vịt (140 μg 16%) Mơ (96 μg 11%) Đu đủ (55 μg 6%) Xoài (38 μg 4%) III Vitamin A trong thực phẩm Bảng chiết tính hàm lượng vitamin A IV.Chỉ định và liều dùng: IV.1.Chỉ định Vitamin A được chỉ định điều trị trong các bệnh: bệnh khô mắt, quáng gà, trẻ em chậm lớn, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, bệnh trứng cá, da tóc móng khô giòn, làm chóng lành vết thường vết bỏng IV-Chỉ định và liều dùng: Cơ thể chúng ta cần bao nhiêu vitamin A? Trung bình mỗi ngày :  Trẻ em cần không quá 0,6mg  Người trưởng thành 1mg.người thai phụ tăng 30%, tăng 100% cho người cho con bú  Người ăn kiêng 1,5mg  Bệnh nhân dùng thuốc tiểu đường, nghiện rượu ,viêm tuỵ ,viêm ruột mãn tính 2mg Liều lượng: uống 1,5mg mỗi ngày. IV-Chỉ định và liều dùng IV.2.Quá liều Vitamin A có thể gây buồn nôn, vàng da, dị ứng, chứng biếng ăn, nôn mửa, nhìn mờ, đau đầu, tổn thương cơ và bụng, uể oải và thay đổi tính tình. Ngộ độc cấp: khi dùng liều rất cao, người lớn >1.500.000UI/ ngày, trẻ em >300.000 UI/ngày, thường xuất hiện triệu chứng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích thích, tiêu chảy, co giật, mê sảng. Ngộ độc mạn: khi dùng liều trên 100.000 UI/ngày trong 10 - 15 ngày, có biểu hiện mệt mỏi, kích thích, rối loạn tiêu hóa, gan to, lách to, da đổi màu, nứt nẻ, rụng tóc chảy máu, tăng canxi, phù nề, trẻ em có thể tăng áp lực nội sọ, ù tai ngừng phát triển xương dài... phụ nữ có thai dùng kéo dài sẽ gây quái thai IV-Chỉ định và liều dùng . IV.2.Quá liều ◊ Lạm dụng vitamin A => tình trạng nhiễm độc với triệu chứng tổn thương ngoài da, viêm khớp, đau bắp thịt, nôn mửa, rụng tóc và viêm gan, sốt, mất ngủ, mệt mỏi, giảm cân, gãy xương, thiếu máu và tiêu chảy. ◊ Các triệu chứng ngộ độc nói trên chỉ xảy ra với dạng tạo thành trước (retinoit) của vitamin A (chẳng hạn từ gan), còn các dạng caretonoit (như beta caroten trong cà rốt) không gây ra các triệu chứng như vậy. IV-Chỉ định và liều dùng IV.3. Thiếu hụt ◊ Dấu hiệu thiếu hụt vitamin A là quáng gà, nghĩa là tình trạng giảm sút thị lực vào buổi tối. Thiếu hụt liên tục sẽ gây ra bệnh khô mắt - là sự khô đi của màng kết do biểu mô của tuyến tiết nước mắt và nước nhầy bị keratin hóa. Nếu lâu dài dẫn đến hậu quả mất hẳn thị giác. IV-Chỉ định và liều dùng: IV.3. Thiếu hụt ◊ Làm suy giảm miễn dịch, giảm chiều dày lớp vảy ở da (các bướu nhỏ màu trắng ở nang tóc), bệnh da gà (Keratosis pilaris)và lớp biểu mô bị keratin hóa. ◊Bội nhiễm trầm trọng trên đường hô hấp, vì thiếu vitamin A thì niêm mạc khí quản bị khô và tạo điều kiện thuận tiện cho vi trùng tác hại. Còn các triệu chứng khác như da khô, rụng tóc, gãy móng tay Nguyên nhân thiếu vitamin A Do ăn uống thiếu Vitamin A:- chế độ ăn nghèo Vitamin A và Caroten (tiền Vitamin A). Nếu bữa ăn đủ Vitamin A nhưng thiếu đạm và dầu mỡ làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hoá vitamin A. -Ở trẻ đang bú thì nguồn Vitamin A là sữa mẹ, thời kỳ này mẹ ăn thiếu Vitamin A sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Nhiễm trùng: Trẻ bị nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy và cả nhiễm giun đũa cũng gây thiếu Vitamin A. Suy dinh dưỡng thường kéo theo thiếu Vitamin A vì cơ thể thiếu đạm để chuyển hoá Vitamin A.  Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng làm hạn chế hấp thu, chuyển hoá Vitamin A và làm tăng nhu cầu sử dụng Vitamin A, ngược lại thiếu Vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và suy dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ tử vong Ðối tượng dễ bị thiếu vitamin A   Trẻ em dưới 3 tuổi đang lớn nhanh cần nhiều Vitamin nhưng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nên có nguy cơ thiếu VitaminA.  Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài và suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ thiếu Vitamin A.  Bà mẹ đang cho con bú nếu ăn uống thiếu Vitamin A thì trong sữa sẽ thiếu Vitamin A dẫn đến thiếu Vitamin A ở con.  Trẻ không được bú mẹ thì nguy cơ thiếu Vitamin A càng cao.  Phòng chống thiếu vitamin A như thế nào?Bảo đảm ăn uống đầy đủ:  ■ Thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu Vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ. Cho trẻ bú mẹ đủ thời gian và chú ý tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ.  ■ Bảo đảm nuôi dưỡng trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng và Vitamin A. Cần sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau, chế biến hấp dẫn hợp khẩu vị tăng hấp thu. Chú ý các loại thực phẩm giảu Vitamin A và caroten. Bữa ăn cần cân đối và có đủ chất đạm và dầu mỡ giúp tăng hấp thu và chuyển hoá Vitamin A.  Tiến bộ khoa học Ngày nay do nhu cầu sử dụng vitamin A tăng lên nhiều biện pháp được áp dụng ể làm tăng hàm lượng vitamin A trong một số thực phẩm. Phương pháp mới làm tăng hàm lượng vitamin A của ngô Ngô có chứa các tiền chất vitamin A, các hợp chất mang tên "provitamins" có chứa beta-carotene, là chất mà cơ thể sử dụng để tạo ra vitamin A. các nhà khoa học gây đột biến gen tăng cường hàm lượng provitamin A của ngô. Gạo vàng phiên bản mới: Nhiều vitamin A hơn Gạo vàng 2, phiên bản mới một loại gạo chuyển gien chứa hàm lượng tiền vitamin A cao gấp 20 lần so với gạo vàng thông thường. Ước tính, loại gạo vàng mới này sẽ cung cấp trên 50% hàm lượng vitamin A được đề nghị sử dụng hàng ngày cho trẻ nhỏ so với loại gạo vàng ban đầu.  Gạo này có chứa một phiên bản của chất quang hợp được lấy từ ngô và có chức năng tạo ra beta-carotene, là enzim có thể tạo ra nhiều beta-carotene nhất  Một số vấn đề cần quan tâm v ề vitamin A 1- Có mối quan hệ chặt chẽ với bằng chứng khoa học đáng tin cây với những bệnh sau: - Bệnh thiếu máu - Sởi - Bệnh xơ nang - Mù - Nhiễm trùng - Mù ban đêm 2- Có bằng chứng đối lập, chưa rõ ràng và sơ khai về mối quan hệ với những chứng bệnh sau: - Viêm phế quản - Đau tim - Viêm loét đường ruột - Sởi - Thiếu máu do thiếu sắt - Chứng rong kinh - Rối loạn chức năng miễn dịch - Lành vết thương V-Kết luận Vitamin A là 1 loại vitamin có thể hòa tan trong chất béo. Nó có chức năng rất quan M trọng đối với cơ thể nên v C chúng ta cần chú ý bổ v sung hợp lí để đảm bảo d cơ thể khỏe mạnh và vận v hành một cách tối ưu. Thank you 

File đính kèm:

  • pptvitamin A.ppt
Bài giảng liên quan