Xây dựng trường học thân thiện
Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh;
Trọng tâm là rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, ý thức tự bảo vệ bản thân, có thái độ lên án và kiên quyết bài trừ mọi hành vi bạo lực. Song song với việc hình thành kỹ năng hoạt động nhóm, thói quen rèn luyện sức khỏe, và các nội dung giáo dục về nhiệm vụ của học sinh.
Cùng với bộ môn Giáo dục công dân, mọi thành viên - tổ chức trong Hội đồng sư phạm phải có nhiệm vụ giáo dục - rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
* Xây dựng trường học thân thiện Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Thực hiện theo chỉ thị số 40/BGD&ĐT năm 2008 Về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 Số: 7055/BGDĐT-CTHSSVV/v: hướng dẫn việc triển khai thực hiện PTTĐ “Xây dựng THTT, HSTC” năm học 2011-2012 * I- Khái niệm về trường học thân thiện 1- Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, nhất là tiểu học, THCS là các cấp phổ cập, đến trường. 2- Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho thanh, thiếu niên. * I- Khái niệm về trường học thân thiện 3- Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời. * I- Khái niệm về trường học thân thiện 4- Là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn. Là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v… 5- Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ, chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn. * II- Mục đích xây dựng trường học thân thiện Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. * III- Nội dung xây dựng trường học thân thiện Nội dung 1: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Trọng tâm là giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện. Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo quản tài sản với yêu cầu lớp học- trường học, nhà vệ sinh sạch đẹp như ở nhà của mình. Xây dựng nếp học sinh tổng vệ trường lớp hàng tuần, thực hiện bảng trang trí lớp có kiểm tra đánh giá khen thưởng, III- Nội dung xây dựng trường học thân thiện Nội dung 1: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Giáo dục học sinh biết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh thường xuyên. * III- Nội dung xây dựng trường học thân thiện Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập; Trọng tâm là phát huy vai trò chủ động, đổi mới, sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Lấy chất lượng, kết quả dạy & học làm thước đo hàng đầu trong hoạt động nhà trường. Việc giảng dạy của giáo viên được đổi mới theo chiều hướng lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh được động viên khuyến khích đề xuất sáng kiến, suy nghĩ sáng tạo, nỗ lực tự giác, tự học, tự đề ra kế hoạch học tập, cải tiến phương pháp học tập. * III- Nội dung xây dựng trường học thân thiện Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; Trọng tâm là rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, ý thức tự bảo vệ bản thân, có thái độ lên án và kiên quyết bài trừ mọi hành vi bạo lực. Song song với việc hình thành kỹ năng hoạt động nhóm, thói quen rèn luyện sức khỏe, và các nội dung giáo dục về nhiệm vụ của học sinh. Cùng với bộ môn Giáo dục công dân, mọi thành viên - tổ chức trong Hội đồng sư phạm phải có nhiệm vụ giáo dục - rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. * III- Nội dung xây dựng trường học thân thiện Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh: Trọng tâm là tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc, lịch sử, truyền thống cách mạng cho học sinh. Tổ chức các hoạt động Văn Thể Mỹ trong nhà trường có chất lượng cao, thu hút đa số HS tham gia. Chú trọng đến các hình thức sinh hoạt tập thể tại đơn vị lớp. * III- Nội dung xây dựng trường học thân thiện Nội dung 5: Giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa dân tộc: Phối hợp tổ chức các hoạt động tham quan, học tập, tuyên truyền giới thiệu về lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Giáo dục học sinh nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại. Đoàn TNCS, Đội TNTP tăng cường công tác giáo dục truyền thống cho HS thông qua các hoạt động phong trào tại trường học. Đăng ký chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa. * III- Một số hoạt động ví dụ Xây dựng qui tắc ứng xử trong nhà trường Bắt đầu làm từ việc nhỏ, cần thiết nhất cho cơ sở Tổ chức các mô hình thư viện thân thiện. Đưa lên trang web của trường, sở Tổ chức ngày hội văn hoá dân gian trường học. Thành lập tổ tư vấn trong trường Tổ chức lễ Tri ân và trưởng thành, viết vẽ về “mái trường thân yêu”. * III- Một số hoạt động ví dụ Tổ chức thi lớp đẹp, trường đẹp. Thực hiện “ba đủ”: đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở. Xây dựng đề án không có HS bỏ học (do chính quyền địa phương duyệt). Tìm hiểu thông tin qua phiếu hỏi. Sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học. Lớp học thông minh- khoa học: Giao tiếp thân thiện. * III- Một số hoạt động ví dụ Chú trọng tuyên truyền. Chăm sóc di tích. Hội chợ chia sẻ đồ dùng, đồ chơi. Ra chơi tích cực. Góc học tập thân thiện. Tăng cường tính tích cực của HS. Học tập nhóm trong lớp, ngoài lớp. * III- Một số hoạt động ví dụ Giáo viên chủ nhiệm. Tiếng trống học bài. Tổ chức giao lưu. Tổ chức giờ dạy tại bảo tàng, nơi tham quan, giao lưu. Toạ đàm với phụ huynh học sinh. Thăm nhà học sinh. Giảng dạy về phương pháp tự học cho học sinh. * V- Kết luận: Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Với môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. * V- Kết luận : Với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo, được học tập trong môi trường trường học thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Vậy mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm chúng ta sẽ làm gì để đạt được yêu cầu nêu trên?
File đính kèm:
- Xay dung moi truong hoc tap than thien.ppt