Bài giảng Bài 20: Vẽ tranh Đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường

Xem bài mới.

Bài 21: Thường thức mĩ thuật

MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MỈ THUẬT Việt Nam (Từ cuối thế kỷ XIV 1954

- Sưu tầm một số tranh ảnh của Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Điệp Minh Châu.

 

doc9 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 20: Vẽ tranh Đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách thực hiện một bài vẽ tranh đề tài "Giữ gìn vệ sinh môi trường".
- Nắm được các nguyên tắc bố cục và nắm vững qui trình thực hiện bài vẽ tranh đề tài.
- Biết lựa chọn những hình tượng đẹp và tiêu biểu để đưa vào tranh.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được một bức tranh theo đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường đúng qui trình .
- Nắm được kỹ năng bố cục vẽ hình vẽ màu.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét. 
	3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Cảm nhận được cái đẹp trong nghệ thuật, phát huy khả năng sáng tạo và tình cảm thẩm mĩ.
- Giáo dục thị hiếu thẩm mĩ.
- Giáo dục tính cẩn thận và kiên trì trong học tập cũng như trong công việc .
II. PHƯƠNG PHÁP 
- Phương pháp trực quan, luyện tập, thảo luận. 
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Một số tranh ảnh về đề tài, vệ sinh môi trường.
- Hình minh họa các bước tiến hành, đồ dùng phục vụ trò chơi.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì tẩy.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến tình huống
I.Ổn định tổ chức
II. Giảng bài mới
Bài 20: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.
Dẫn dắt
1) Quan sát, nhận xét.
- Thảo luận nhóm.
Bước 1: Công việc thầm lặng
Bước 2: Các em nhỏ đang trồng và chăm sóc cây.
Bước 3: "Đừng phá rừng lấy gỗ"
Bước 4: "Khỏi làm ô nhiễm môi trường sống"
 + Nội dung.
+ Bố cục
 + Hình ảnh
 + Hoạt động
+ Màu sắc
- Tìm và chọn nội dung đề tài 
2. Cách vẽ
Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
Bước 3: Phác nét các hình ảnh cụ thể
Bước 4: Chỉnh hình
Bước 5: Vẽ màu
3. Thực hành 
- Ve tranh đề tài "Giữ vệ sinh môi trường"
IV. Đánh giá - nhận xét
1. Sản phẩm 
2. Giờ học
* Giáo dục
* Dăn dò
- Giới thiệu giáo viên dự giờ (nếu có).
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra đồ dùng học tập. 
- Mở một đoạn nhạc: TỔ QUỐC VIỆT NAM
- Đặt câu hỏi:
 + Hãy cho biết nội dung cảu bài hát.
- Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
- Giới thiệu tên bài.
Bài 20: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
- Treo 4 bức tranh về đề tài môi trường 
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Yêu cầu mối nhóm phân tích 1 bức tranh.
 + Nhóm 1 thảo luận về bức tranh "Công việc thầm lặng"
 + Nhóm 2 thảo luận về bức tranh "Các em nhỏ đang trồng và hcăm sóc cây".
 + Nhóm 3 thảo luận về bức tranh "Đừng phá rừng lấy gỗ"
 + Nhóm 4 thảo luận về bức tranh "Khói làm ô nhiễm môi trường sống "
- Yêu cầu 4 nhóm thảo luận những nội dung sau:
- Giáo viên treo biểu bảng câu hỏi thảo luận.
 + Nội dung thể hiện cảu bức tranh?
 + Các hình ảnh trong tranh được sắp sếp như thế nào?
 + Trong tranh gồm có những hình ảnh nào?
 + Hãy nêu hoạt động của các nhân vật trong tranh.
+ Màu sắc thể hiện ra sao?
- Giáo viên củng cố, bồ sung thêm ý kiến về bố cục, hình ảnh, màu sắc.
- Yêu cầu học sinh tể thêm 1 số nội dung, chủ đề mà các em biết hoặc bắt gặp trong cuộc sống.
- Giáo viên củng cố, kết luận.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
- Treo hình minh họa các bước tiến hành (chỉ ghi các bước chưa có hình ảnh minh họa)
- Gọi học sinh lên bảng sắp xếp các hình minh họa sao cho phù hợp với các bước.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét về vị trí các bước tiến hành.
- Giáo viên củng cố, bổ sung thêm ý kiến về các bước tiến hành.
- Bước 1: Hướng dẫn tìm và chọn nội dung đề tài.
+ Lưu ý: Chọn hình ảnh phải phù hợp và đẹp.
+ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn phân mảng chính phụ sao cho hợp lí.
+ Mảng chính, phụ nằm ở vị trí nào trong tranh?
- Hướng dẫn phác nét hình ảnh nhân vật và cảnh tượng xung quanh (phác bằng nét thẳng)
- Hướng dẫn học sinh chỉnh hình bằng các nét cong, thẳng phù hợp với các hình ảnh làm cho bức tranh hấp dẫn bởi đường nét.
- Hướng dẫn học sinh vẽ màu sao cho phù hợp hài hòa, nổi rõ chính phụ và phù hợp nội dung bài vẽ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành 
- Yêu cầu học sinh vẽ 1 bức tranh về đề tài giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Giám sát lớp làm bài.
- Nhắc nhở lưu ý một vài trường hợp.
Hoạt động 4: Hướng dẫn đánh giá nhận xét.
- Chọn 1 số sản phẩm.
- Yêu cầu học sinh đánh giá nhận xét.
+ Nội dung
+ Bố cục 
+ Hình ảnh
+ Màu sắc
- Tuyên dương những bài tốt
- Khích lệ những bài chưa tốt.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Tuyên dương lớp.
- Phải giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp.
- Yêu cầu về nhà tiếp tục hoàn thành bài.
- Xem bài mới.
Bài 21: Thường thức mĩ thuật
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MỈ THUẬT Việt Nam (Từ cuối thế kỷ XIV ® 1954
- Sưu tầm một số tranh ảnh của Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Điệp Minh Châu.
- Chào giáo viên.
- Báo cáo sĩ số 
- Bày đồ dùng lên bàn. 
- Học sinh nghe nhạc.
- Trả lời câu hỏi theo ý hiểu về nội dung bài hát.
- Lắng nghe giáo viên dẫn dắt vào bài. 
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu tên bài.
- Ghi tên bài vào vở.
* Hoạt động 1: quan sát, nhận xét
- Học sinh quan sát tranh.
- Chia nhóm lớp để thảo luận phân tích tranh.
* Nhóm 1 tiến hành thảo luận về bức tranh "Công việc thầm lặng"
* Nhóm 2: Thảo luận về bức tranh "Các em nhỏ đang trồng và chăm sóc cây" 
* Nhóm 3: Thảo luận về bức tranh "Đừng phá rừng lấy gỗ"
* Nhóm 4 thảo luận về bức tranh "Khói làm ô nhiễm môi trường sống"
- Các nhóm thảo luận những nội dung giáo viên đưa ra theo ý hiểu của mình về:
+ Nội dung
+ Bố cục
+ Hình ảnh 
+ Hoạt động của các nhân vật.
+ Màu sắc
- Lắng nghe giáo viên củng cố để bổ sung thêm kiến thức.
- Học sinh kể 1 vài nội dung chủ đề.
- Học sinh lắng nghe để lựa chọn 
Hoạt động 2: Theo dõi giáo viên hướng dẫn cách vẽ và cùng tham gia đóng góp ý kiến.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lên bảng thực hiện.
- Cả lớp đóng góp ý kiến nhận xét.
- Học sinh lắng nghe giáo viên củng cố.
- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn tìm nội dung đề tài.
- Quan sát và lắng nghe giáo viên hướng dẫn phân mảng và trả lời được câu hỏi mảng chính nằm ở gần giữa tranh mảng phụ nằm xung quanh mảng chính.
- Quan sát và lắng nghe giáo viên hướng dẫn phác nét.
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chỉnh hình vẽ.
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách vẽ màu.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành
- Học sinh tiến hành thực hành 1 bài vẽ.
Hoạt động 4: Theo dõi giáo viên hướng dẫn đánh giá, nhận xét và cùng tham gia nhận xét.
- Học sinh bày sản phẩm.
- Học sinh nhận xét bài về:
+ Nội dung
+ Bố cục
+ Hình ảnh 
+ Màu sắc.
- Lắng nghe giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giáo dục.
- Lắng nghe giáo viên dặn dò.
Học sinh quên không mang đồ dùng giáo viên nhắc nhở.
Học sinh gây mất trật tự, giáo viên nhắc nhở.
1 số học sinh trong nhóm thảo luận chưa tích cực giáo viên nhắc nhở, hướng các em cùng hoạt động.
Học sinh dán nhằm bước gọi học sinh khác đóng góp ý kiến chỉnh sửa.
Học sinh chưa trả lời được câu hỏi hoặc chưa đủ ý gọi học sinh khác lên chỉnh sửa, bổ sung.
Một số học sinh không thực hành giáo viên nhắc nhở.
Học sinh nhận xét chưa đủ ý gọi học sinh khác lên bổ sung.
BẢO VỆ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Mĩ thuật
Bài 20: VẼ TRANH ĐỀ TÀI GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
1. Căn cứ mục tiêu giáo dục của bậc THCS
1. Mục tiêu chung
+ Trên cơ sở củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học. Mục tiêu chung của giáo dục THCS là tiếp tục hình thành ở học sinh những cơ sở nhân cách của con người Việt Nam XHCN có học vấn phổ thông cơ sở, có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học về THPT, TH chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cơ sở lao động.
- Đối với mục tiêu của môn mĩ thuật
+ Dạy mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo học sinh thành họa sĩ hay những người chuyên làm nghề mĩ thuật. Môn mĩ thuật ở trường THCS không đơn giản chỉ là vẽ, mà lấy hoạt động mĩ thuật để nâng cao tầm hiểu biết của học sinh về nhiều mặt như trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ Do vậy mục tiêu của môn mĩ thuật ở trường THCS là:
. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em hiểu biết về cái đẹp ở thiên nhiên của tác phẩm mĩ thuật, tập tạo ra cái đẹp bằng khả năng của mình đồng thời biết thưởng thức cái đẹp vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt học tập hằng ngày và cho công việc mai sau.
. Phát triển khả năng tư duy trừu tượng, sáng tạo, góp phần hình thành phẩm chất con người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
2. Căn cứ vào đặc thù và phân môn bài học:
Đây là môn học được học sinh thích thú nhất, bài học này học sinh biết phát huy tư duy, sáng tạo của hình ảnh đẹp và biết sắp xếp bố cục cho hợp lý và đẹp mắt. Vẽ màu theo ý thích học sinh sẽ thực hiện được bài học bởi học sinh rất thích tìm tòi sáng tạo và muốn khẳng định mình.
- Vì là bài vẽ tranh đề tài GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, cho nên đòi hỏi học sinh phải quan sát và rèn luyện kỹ năng này để nắm được cách thực hiện 1 bài vẽ tranh theo qui trình và bảo đảm nguyên tắc bố cục đề tài GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
3. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh:
- Ở lứa tuổi THCS - lớp 7, học sinh gắn liền với hoạt động học tập là chủ đạo thông qua các hoạt động học tập thì đặc điểm tâm lí tự giác, tư duy, tưởng tượng, phân tích, tổng hợp  mới phát triển ý thức học tập tự nghiên cứu sáng tạo. Bởi lứa tuổi này đặc điểm tâm lý có sự thay đổi mạnh nhất học sinh ưa tìm tòi thích khám phá, sáng tạo. Trong khi đó đặc thù của môn mĩ thuật đòi hỏi học sinh khám phá, sáng tạo. Vì vậy học sinh rất thích thú.
- Lứa tuổi này là tuổi dây thì, tâm lí có nhiều biến đổi cho nên giáo viên biết tuyên dương khích lệ đúng chỗ thì sẽ phát huy được tính tích cực học tập của các em.
II. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG:
- Căn cứ vào nội dung mục tiêu bài học.
- Căn cứ vào vị trí bài học.
- Căn cứ vào đặc thù phân môn.
- Căn cứ vào trình độ của học sinh.
+ Ở độ tuổi này học sinh đã có nhiều kỹ năng tạo hình được rèn luyện như kỹ năng bố cục, vẽ hình, vẽ màu  tương đối thành thạo.
Học sinh đã có thể phân tích được tranh để tìm nội dung đề tài tương đối rành mạch, biết thực hiện đúng phương pháp, đúng qui trình của bài vẽ tranh.
+ Biết thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và có ý thức hoàn thành sản phẩm ngay trong tiết học.
III. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP:
- Căn cứ vào qui trình thực hiện , giảng bìa mới, quan sát, nhận xét, hướng dẫn cách vẽ, thực hành, nhận xét đánh giá sản phẩm về tiết học.
- Hình thức tổ chức tiết dạy: Dùng phương pháp trực quan luyện tập là quan trọng nhất vì tiết vẽ tranh đòi hỏi học sinh phải quan sát nhiều để phân tích tranh thông qua đó tìm và chọn nội dung đề tài, học hỏi cách bố cục, hình ảnh và màu sắc. Và cũng cần có nhiều thời gian luyện tập để giáo viên quan sát qui trình làm bài của các em để từ đó có những định hướng và sửa sai.
Do đặc điểm lứa tuổi các em đã dần ý thức về tự giác học tập, tìm tòi. Bên cạnh đó để hiểu tranh đòi hỏi phải phân tích cho nên đối với bài học này sử dụng phương pháp thảo luận làm phương pháp hỗ trợ.
IV. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Căn cứ vào nội dung và phân môn bài dạy. Đây là tiết vẽ tranh đòi hỏi có nhiều tranh để học sinh quan sát. Ngoài ra phải có hình minh họa các bước tiến hành để học sinh dễ theo dõi các thao tác qui trình thực hiện của giáo viên.
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất nhà trường.
Nhà trường chỉ trang bị 1 số đồ dùng dạy học do bộ cap61 cho nên giáo viên phải làm là chủ yếu.

File đính kèm:

  • docbài 20 vẽ tranh đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường.doc