Bài giảng Môn Lịch sử lớp 12 - Bài 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925

II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925

1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài

 

ppt177 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 3240 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn Lịch sử lớp 12 - Bài 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
PHẦN HAI LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 Chương I VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1930 Bài 12 	 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925 NỘI DUNG I Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam sau CTTG I1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai.2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục. II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1925) 1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài 2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam 3. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925. Đồn điền café Đđiền chè, café Đđiền cao su Đđiền lúa Rượu, bia, xay xát, sử chữa tàu Thiếc, chì,kẽm Than Xuất cảng Các nguồn lợi của Pháp ở Việt Nam Xuất cảng Xuất cảng I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở VN từ sau CTTG I Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 2 Thiệt hại của Pháp: - 1.4 triệu người chết - Thiệt hại vật chất: 200 tỉ franc 1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của TD Pháp * Hoàn cảnh: Pháp tuy là nước thắng trận sau chiến tranh, nhưng bị thiệt hại nặng nề  Để bù lấp vào chỗ thiếu hụt đó, chúng tăng cường vơ vét của cải, bóc lột thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Biện pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở VN là gì ? * Nội dung khai thác: - Kinh tế: Tăng cường đầu tư vốn vào công nhân và nông nghiệp: Trong nông nghiệp, Pháp chủ yếu đầu tư đồn điền cao su; trong công nghiệp chủ yếu khai thác mỏ than, thiếc, kẽm, sắt. Một số ngành ngành công nghiệp nhẹ như dệt, xay xát, muối,... cũng được đầu tư PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO KHAI THÁC - Phát triển giao thông vận tải đường sắt, đường bộ, các đô thị mở rộng. Cầu Long Biên Tàu điện tại Hà Nội GIAO THÔNG VẬN TẢI Tuyến xe Sài Gòn – Gia Định - Mở ngân hàng Đông Dương, độc quyền phát hành giấy bạc, nắm mọi huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, tìm cách tăng thuế để bóc lột nhân dân ta,… TÀI CHÍNH Ngân hàngĐông Dương Tiền giấy Đông Dương TÀI CHÍNH 	Thuế chó cũi, thuế lợn lòThuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế gheThuế sản vật, thuế chè thuế thuốcThuế môn bài, thuế nước thuế đènThuế nhà cửa, thuế chùa chiềnThuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buônThuế cả hết phấn son đường phốThuế những anh thuốc lọ gầy còmThuế gò, thuế bãi, thuế cồnThuế người chức sắc, thuế con hát đàn....Thuế đường , mật, thuế xe mọi chợThuế gạo ngô, thuế đỗ, thuế bôngThuế nhôm, thuế sắt, thuế đồngThuế chim, thuế cá khắp trong lưỡng kỳCác hạng thuế kể chi cho xiếtThuế xí kia mới thiệt lạ lùngLàm cho thập thất cửu khôngLàm cho đau đớn khốn cùng chưa thôi...! Á TẾ Á CA Nêu nhận xét về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp? * Nhận xét: Hạn chế phát triển công nghiệp nặng. Chính sách nhằm khai thác, bóc lột, phục vụ tư bản pháp, kìm hãm sự phát triển kinh tế. 2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục, của thực dân Pháp Để đối phó biến động chính trị, TD Pháp đã dùng biện pháp gì ? - Chính trị, xã hội: + Chia nước ta làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau. Bắc Kỳ Nam Kỳ Trung Kỳ + Lập bộ máy quân sự, cảnh sát, mật thám, nhà tù ráo riết họat động; tiến hành cải cách chính trị - hành chính để đối phó - Giáo dục: + Thành lập hệ thống giáo dục Pháp - Việt từ tiểu học đến đại học, nhưng rất nhỏ giọt + Cho in ấn sách, báo phát phục vụ tuyên truyền cho chủ trương “Pháp – Việt đề huề”; các trào lưu văn hóa phương Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam. 3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam Sau CTTG I, chuyển biến về kinh tế ở VN đã diễn ra như thế nào ? - Kinh tế: Tạo nên những chuyển biến mới trong nền kinh tế nước ta, song kinh tế Việt Nam vẫn rất rất lạc hậu, mất cân đối, lệ thuộc kinh tế vào kinh tế chính quốc. Kể tên 5 giai cấp ở xã hội VN từ sau CTTG I - Xã hội: xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, xuất hiện thêm một số giai cấp và tầng lớp mới: Địa Chủ Một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống Pháp và tay sai. Nông dân Đời sống của họ bị bần cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai "Rên siết vì đói" + Giai cấp tiểu tư sản : hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. + Giai cấp tư sản : tư sản mại bản và tư sản dân tộc. NGHỆ SĨ SÂN KHẤU + Giai cấp công nhân : chịu ảnh hưởng của cách mạng vô sản. CHUYỂN BIẾN VỀ GIAI CẤP XÃ HỘI VIỆT NAM 1919 - 1925 Chế độ thuộc địa nửa phong kiến Địa chủ Nông dân Chế độ phong kiến Chế độ thuộc địa Tiểu tư sản HS SV Trí thức Tư sản Công nhân Lực lượng to lớn CM Hăng hái đấu tranh CM ảnh hưởng CM vô sản Tư sản dân tộc Tiểu trung địa chủ Mâu thuẫn chủ yếu của nhân dân VN ? Nhìn sơ đồ giải thích chính sách của TD Pháp? NẤU RƯỢU GIÃ GẠO LÀM GIẤY II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925 1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài *Hoạt động của Phan Bội Châu: Phan Bội Châu - Từ năm 1914 đến năm 1917, mặc dù bị bọn quân phiệt ở Quảng Châu bắt giam, Phan Bội Châu vẫn tìm cách hoạt động cứu nước. - Tháng 6/1925, Phan Bội Châu lại bị Pháp bắt và đưa về Huế giam lỏng, kết thúc cuộc đời hoạt động yêu nước trong tiếc nuối của ông. NGÔI NHÀ “ ÔNG GIÀ BẾN NGỰ ” MỘ PHẦN * Hoạt động của Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài: Phan Châu Trinh - Sau chiến tranh, nhiều Việt kiều hoạt động ở Pháp, điển hình là Phan Châu Trinh. - Năm 1922, Phan Châu Trinh đã viết “Thất điều thư”, vạch trần 7 tội đáng chém của vua Khải Định khi ông này sang thăm nước Pháp. - Ông thường tổ chức các buổi diễn thuyết để lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam hô hào mọi người “Khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh”.  Thúc đẩy phong trào yêu nước. 2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam Phong trào dân tộc, dân chủ những năm 1919-1925 đã có bước phát triển mới ra sao ? * Hoạt động của tư sản: - Tổ chức phong trào tẩy chay tư sản hoa Kiều, chủ trương “chấn hưng hàng nội, bài trừ hàng ngoại”, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn,… - Thành lập Đảng lập hiến (1923) để đòi tự do dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì lại thoả hiệp. Phong trào đấu tranh trong giai đoạn này có bước chuyển biến như thế nào ? * Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản Việt Nam: - Một số tổ chức chính trị ra đời lãnh đạo đấu tranh: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên,… - Cho ấn hành và xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Tiếng chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã,… GIẤY PHÉP CHỦ BÚT BÁO NAM PHONG TUẦN BÁO PHỤ NỮ TÂN VĂN Năm 1923, thành lập tổ chức Tâm tâm xã ở Quảng Châu. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái mở đầu thời kì đấu tranh mới. - Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và đòi để tang Phan Châu Trinh (1926) lan rộng khắp cả nước. Lễ tang Phan Chu Trinh Đám tang Phan Châu Trinh ngày 04/04/1926 được nhân dân cả ba kỳ tham dự rất đông đảo. Riêng ở Sài Gòn có hơn 100.000 người đi theo linh cữu(dân số Sài Gòn-Chợ Lớn lúc bấy giờ là 345.000 người). Trong báo cáo choQuốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc viết: "...trong lịch sử người An Namchưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ" Phạm Hồng Thái “Như cánh Én nhỏ báo hiệu mùa xuân” MỘ PHẦN 2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân VN Các hình thức đấu tranh của công nhân đã có bước chuyển biến * Phong trào công nhân: - Trước 1925, phong trào đấu tranh của công nhân còn mang tính tự phát TÔN ĐỨC THẮNG (1888-1980) LẬP RA CÔNG HỘI ĐỎ SÀI GÒN - Tháng 8/1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) bãi công, ngăn cản Pháp đưa binh lính người Việt sang đàn áp cách mạng Trung Quốc  Công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển sang đấu tranh tự giác. Đấu tranh tự giác 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc Nêu các sự kiện trong những năm hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ? Nguyễn Ái Quốc (19.5.1890 - 2.9.1969) - Quê hương: làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước Giới thiệu vài nét về tiểu sử - Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan Nguyễn Ái Quốc (19.5.1890_2.9.1969) - Nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc - Lúc nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên Nguyễn Tất Thành Hoạt động của Nguyễn Ái quốc (1911 - 1925) Tìm con đường cứu nước Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin 1920 1925 Bến Nhà Rồng, hay Bảo tàng Hồ Chí Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn, được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc số 1 đường Nguyễn Tất Thành quận 4. Bến cảng Nhà Rồng thuở xưa... Bến cảng Nhà Rồng thuở xưa... Bến cảng Nhà Rồng thuở xưa... Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà được gắn 2 con rồng lớn bằng đất hình trái châu theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt”. Vì thế tòa nhà được gọi là Bến Nhà Rồng. Khi chính quyền Mĩ ngụy tiếp quản thì đã chỉnh sửa đầu rồng quay qua 2 phía. Chính từ nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước Mô hình tàu Amiral Latouche Tréville - con tàu Bác Hồ đã lên từ Bến Nhà Rồng, bắt đầu hành trình cứu nước Không gian tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh lối sảnh chính. Trên án thờ có tượng Bác Hồ bằng đồng, tay cầm tờ báo “Nhân dân” . Hai bên án thờ là câu đối “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. Bến Nhà Rồng ngày nay - - 1917, NAQ trở lại Pháp tiếp tục hoạt động. - 18-6-1919, Người thay mặt những người VN yêu nước gởi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ nhưng không được chấp nhận. -7-1920 đọc bản “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin . Người tìm ra con đường cho CMVN. -12-1920 dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã Hội Pháp ở Tua. Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng CS Pháp, trở thành người CSVN đầu tiên. -1921 NAQ cùng với một số nhà CM thuộc địa lập ra “Hội các dân tộc thuộc địa” ở Pari để tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp chống chủ nghĩa thực dân, xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria). -1925 Người xuất bản cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP Báo Le Paria (Người cùng khổ) do Nguyễn Ái Quốc sáng lập nǎm 1922 - 6-1923, Người bí mật từ Pháp đi Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V Quốc tế cộng sản. -1924, NAQ về Quảng Châu(TQ), chuần bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng CSVN. THẺ DỰ ĐẠI HÔI BÁC CÙNG CÁC ĐẠI BIỂU “Bản án chế độ thực dân Pháp” 1925 “Đường kách mệnh” – 1927 – giá trị thực tiễn to lớn Một số tác phẩm tiêu biểu (1919-1927) - Bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919) - Báo “Người cùng khổ” (1922) - Vở kịch “Con rồng tre” (1922) - Cuốn Bản án chế độ thực dân pháp(1922) - Sách Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc - Đây công lý của thực dân Pháp ở Đ.Dương - Sách Đường Kách mệnh (1927)… Mở ra các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, lựa chọn ra những thanh niên ưu tú gửi đi học tại Liên Xô – Trung Quốc. Căn nhà số 13 đường Văn Minh (Quảng Châu – Trung Quốc) – 1 trong những nơi Hội VNCMTN mở lớp huấn luyện chính trị Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam thời ki này là gì ? Ý nghĩa : Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho CMVN và chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của Đảng. Cách mạng tháng Tám thành công Kháng chiến chống Pháp thắng lợi Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Đổi mới đất mước Con đường cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đó đưa Cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. CÂU HỎI CỦNG CỐ 1. Hãy phân tích những ảnh hưởng của tình hình thế giới đến phong trào cách mạng Việt Nam từ sau CTTG I ? 2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế của Việt Nam như thế nào ? Nêu những ảnh hưởng tới tình hình xã hội Việt Nam ? 3. Nêu đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 ? 

File đính kèm:

  • pptBài 12.ppt
Bài giảng liên quan