Bài giảng Tự nhiên và xã hội Lớp 3- Tìm hiểu về hệ bài tiết

Hệ bài tiết nước tiểu gồm :

 - 2 quả thận: là nơi lọc máu và tạo thành nước tiểu.

 - 2 ống dẫn nước tiểu (niệu quản): dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang.

 - 1 bóng đái (bàng quang): là nơi trữ nước tiểu.

 - 1 ống đái (niệu đạo): dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.

Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu

Niệu quản dẫn nước tiểu liên tục từ thận chảy tới bàng quang, nước tiểu được tích lũy dần dần trong bàng quang và sau đó được thải ra ngoài từng lúc một qua niệu đạo.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 5147 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tự nhiên và xã hội Lớp 3- Tìm hiểu về hệ bài tiết, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 TỔ 1 	Vai trò của hệ bài tiết 	Hoạt động bài tiết có tác dụng đào thải các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất : CO2, ure, axit uric, aminiac, nước, muối khoáng… ra khỏi cơ thể để góp phần duy trì được tính cân bằng của nội môi. Hoạt động này được thực hiện nhờ bộ máy tiết niệu (cơ quan bài tiết nước tiểu). HỆ BÀI TIẾT I. Cấu tạo, chức phận và hoạt động của hệ bài tiết Hệ bài tiết nước tiểu gồm : 	- 2 quả thận: là nơi lọc máu và tạo thành nước tiểu. 	- 2 ống dẫn nước tiểu (niệu quản): dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. 	- 1 bóng đái (bàng quang): là nơi trữ nước tiểu. 	- 1 ống đái (niệu đạo): dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu Niệu quản dẫn nước tiểu liên tục từ thận chảy tới bàng quang, nước tiểu được tích lũy dần dần trong bàng quang và sau đó được thải ra ngoài từng lúc một qua niệu đạo. SƠ ĐỒ CỦA HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU Cấu tạo của thận II. Hoạt động của hệ bài tiết nước tiểu Quá trình hình thành nước tiểu Quá trình lọc máu để tạo nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận. Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O, các ion cần thiết. Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa. Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp diễn ra ở ống thận. => Biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức. II. Hoạt động của hệ bài tiết 2. sự khác biệt giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chình thức sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ diệ ra vào những lúc nhất định. Do máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu tạo ra liên tục. Nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài khi lượng nước tiểu trong máu lên tới 200ml, đủ gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra kết hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài. Quá trình tạo nước tiểu thực chất là quá trình lọc máu, thải bỏ các chất cặn bã, chất thừa, các chất độc hại ra khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể III.Hoạt động của hệ bài tiết 3. Quá trình tạo nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận Máu theo động mạch đến tới nang cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan, có kích thước nhỏ qua lỗ lọc trên vách mao mạch. Các tế bào máu và phân tử protein có kích thước lớn hơn, kết quả là tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận Nước tiểu đầu đi qua ống thận, xảu ra 2 quá trình: hấp thụ lại và quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã. Kết quả là tạo thành nước tiểu chính thức. IV. Một số bệnh liên quan tới hệ bài tiết Hoạt động lọc máu tạo thành nước tiểu đầu làm việc kém hiệu quả do: Một số cầu thận hư hại về cấu trúc gây viêm các bộ phận khác như: tai, mũi, họng rồi gián tiếp gây viêm cầu thận => suy thận toàn bộ. Hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp không tốt có thể bị sỏi hay viêm làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. V. Vệ sinh hệ bài tiết 	- Phải cho trẻ uống nước đầy đủ để đảm bảo cho sự bài tiết nước tiểu được thuận lợi, các chất thải không bị lắng đọng tránh được các bệnh viêm thận, sỏi thận, sỏi bóng đái. 	- Phải dạy trẻ không nên nhịn đi tiểu vì nếu nước tiểu tích lâu trong bóng đái, chất khoáng bị lắng đọng dễ gây sỏi bóng đái. 	 - Thường xuyên giữ gìn vệ sinh bằng cách: hằng ngày rửa ráy bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu cho trẻ bằng nước sạch, nhất là đối với các em gái. Vì nếu sau mỗi lần tiểu tiện, nước đái đọng lại lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ gây viêm nhiễm đường bài tiết và cả đường sinh dục. VI. Đặc điểm cơ quan bài tiết nước tiểu ở trẻ em 	- Thận trẻ được hình thành trong bào thai từ cuối tháng thứ 2 và lớn lên không đều qua các giai đoạn, nhanh nhất là trong năm đầu và tuổi dậy thì và vào lúc 20 tuổi. 	- Thận trẻ dễ di động vì tổ chức mỡ quanh thận chưa phát triển. 	- Niệu quản tương đối dài nên dễ bị gấp hoặc bị xoắn. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE 

File đính kèm:

  • ppttim hieu ve he bai tiet.ppt