Bài thuyết trình : chủ nghĩa xã hội khoa học

Trong xã hội tư bản ngày nay, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại rất đa dạng :

 +Công nhân kỹ thuật ngày càng tăng công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ, đóng vai trò chính trong quá trình phát triển

 +Công nhân truyền thống giảm dần.

 Ở các nước tư bản phát triển “công nhân áo xanh” chỉ chiếm 12 - 15% tổng số công nhân

 Ở Italia công nhân kỹ thuật cao “công nhân áo trắng” chiếm 53% tổng số công nhân

 Ở Nhật 90% công nhân có trình độ đại học.

 Ở Tây Ban Nha công nhân kỹ thuật chiếm 53%.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình : chủ nghĩa xã hội khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Trường Đại học kiến trúc TP. Hồ Chí MinhBộ môn lý luận chính trịBài thuyết trình :CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài : Anh ( chị ) hãy làm sáng tỏ luận điểm sau: “ Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày nay giai cấp công nhân là người có tư liệu sản xuất, họ cùng chung hưởng lợi nhuận với nhà tư bản. Do đó, họ không còn bị bóc lột giá trị thặng dư nữa? “Trình bày : Nhóm 2Lớp : Q07A2 Phần 2: Liên hệ giai cấp công nhân Việt NamCơ sở lý luậnCơ sở thực tiễnCơ sở thực tiễnCơ sở lý luậnPhần 1: Giai cấp công nhânNội dung bài thuyết trìnhPhần 1 : GIAI CẤP CÔNG NHÂNPhần 1: Giai cấp công nhân1.1- CƠ SỞ LÝ LUẬN A - Quan niệm về giai cấp công nhân: + Khái niệm giai cấp công nhân ( sự ra đời giai cấp công nhân) + Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân B - Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân 1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄNPhần 1: Giai cấp công nhân1.1 Cơ sở lý luậnA-Quan niệm về giai cấp công nhân: . Sự ra đời của giai cấp công nhân:GCCN được hình thành cùng với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp.Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay. 1.1 Cơ sở lý luậnĐịa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân :Ở các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.B-Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Sứ mệnh lịch sử đó do địa vị lịch sử khách quan (đặt biệt là địa vị kinh tế xã hội) của giai cấp đó quy định. - Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: + xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa. +xoá bỏ chế độ người bóc lột người. +giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. +xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. -Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: +Địa vị kinh tế - xã hội : Là bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất tiên tiến dưới chủ nghĩa tư bản. Là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xây dựng một phương thức sản xuất cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. +Đặc điểm chính trị - xã hội: Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp nên giai cấp công nhân có các đặc điểm : Là giai cấp tiên tiến nhất Là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để Là giai cấp có tính tổ chức, tính kỷ luật cao Là giai cấp có bản chất quốc tế 1.2 – Cơ sở thực tiễn: Do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nên cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội đã có những biến đổi mới làm cho “giai cấp công nhân hiện đại” khác với “giai cấp công nhân cổ điển” ở thời kỳ thế kỷ XIX trên một số điểm như là : +Tỉ lệ số người làm dịch vụ so với số người sản xuất trực tiếp tăng lên. +Trình độ văn hóa chung và tay nghề chuyên môn cao hơn. +Mức thu nhập khá hơn trước. +Một bộ phận trong giai cấp công nhân đã mua cổ phần và được chia lợi nhuận với giai cấp tư sản. +Tầng lớp quản lý ngày càng có vai trò quan trọng và kiêm nhiều chức năng phụ của giới chủ.=> những biểu hiện trên đây chứng tỏ giai cấp công nhân ngày càng phát triển .Kết cấu giai cấp công nhân cũng có những biến động: Số lượng công nhân trong tổng số lao động làm thuê tăng lên. Nếu như năm 1950 tỷ trọng lao động làm thuê ở các nước tư bản trong tổng số dân cư chiếm 69% thì đến năm 1980 tỷ lệ này là 81,8%, hiện nay là 86 %. Trong đó ở các nước tư bản phát triển như sau: Anh là 79,6% Mỹ là 77% Canada 76,3% Đức là 75 % Cơ cấu công nhân cũng biến đổi theo lĩnh vực ngành nghề. Tác động của khoa học - kỹ thuật đã đưa đến sự thay đổi của cơ cấu kinh tế. Nếu giai cấp vô sản thế kỷ XIX được hình thành bởi 3 bộ phận là vô sản công nghiệp, vô sản hầm mỏ và vô sản công nghiệp, thì dưới chủ nghĩa tư bản hiện đại, giai cấp vô sản có mặt ở cả 3 lĩnh vực: Khu vực I (ngành nông lâm, ngư nghiệp) Khu vực II (khai thác, chế tạo, xây dựng) Khu vực III (ngành kinh tế dịch vụ và công nghệ cao). Ngày nay giai cấp công nhân đang biến động mạnh theo hướng giảm trong từng ngành, từng bộ phận ở khu vực I, II và tăng ở khu vực III. Thể hiện:NướcNgành nông - lâm nghiệp Khai thác chế tạo Dịch vụ, công nghệ caoMỹ3%28%71%Nhật7%34%59%Đức4%38%58%Anh2%29%69%Pháp5%29%66% Ở các nước tư bản phát triển phần lớn công nhân có trình độ lành nghề. Chỉ có khoảng 10 % công nhân có trình độ thấp và không lành nghề. Trong giai cấp công nhân hiện nay cũng có sự phân tầng mạnh mẽ. Giai cấp công nhân ở các nước tư bản hiện nay phân hoá thành 4 bộ phận:         + Một bộ phận giai cấp công nhân hiện đại, có mức sống trung lưu, đây là bộ phận hữu cơ cấu thành lực lượng sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất chủ yếu ở các nước tư bản phát triển.   + Bộ phận thứ hai là công nhân nghèo khó: Việc làm không ổn định, lao động phổ thông, giản đơn, văn hoá thấp. + Bộ phận thứ ba là giai cấp công nhân vô gia cư: Có việc làm không ổn định. + Bộ phận thứ tư: Lao động nhâp cư, lực lượng này chủ yếu từ các nước ở châu Á và châu Phi di cư sang các nước tư bản phát triển. Hiện nay mâu thuẫn cơ bản của Chủ nghĩa Tư bản (mâu thuẫn giữa hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa với sự xã hội hoá cao của sức sản xuất) cũng đã có những biến đổi nhất định: Thay đổi hình thức sở hữu: +Quan hệ sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa đã được xã hội hoá hơn trước. +Có sự thích ứng hơn với sự phát triển của lực lượng sản xuất. +Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại nhưng không còn những đường nét và ranh giới rõ ràng như trước. +Trong Chủ nghĩa Tư bản hiện đại, nhà nước tư sản chiếm hữu và phân phối từ 30% - 60% thu nhập quốc dân. =>Đây không đơn thuần là sự chiếm hữu tư nhân nữa, mà phần nào đã mang tính chất xã hội. Thay đổi từ phía những người lao động +giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, phần đông đã trả công theo giá trị sức lao động. +phong trào công nhân có tổ chức chặt chẽ trở thành một lực lượng hùng mạnh là đối trọng đáng kể đối với giai cấp tư sản Trong xã hội tư bản ngày nay, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại rất đa dạng : +Công nhân kỹ thuật ngày càng tăng công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ, đóng vai trò chính trong quá trình phát triển +Công nhân truyền thống giảm dần. Ở các nước tư bản phát triển “công nhân áo xanh” chỉ chiếm 12 - 15% tổng số công nhân Ở Italia công nhân kỹ thuật cao “công nhân áo trắng” chiếm 53% tổng số công nhân Ở Nhật 90% công nhân có trình độ đại học. Ở Tây Ban Nha công nhân kỹ thuật chiếm 53%. Công nhân làm việc trong các ngành dịch vụ tăng lên xấp xỉ 50% tổng số công nhân. một số công nhân cũng có tư liệu sản xuất, họ cũng làm chủ, có cổ phần trong các xí nghiệp của tư bản, phần đông họ không còn là những người vô sản trần trụi với hai bàn tay trắng. Như phân tích của Mác đưa ra ngày trước mà một số họ có tư liệu sản xuất phụ mà họ có thể cùng gia đình làm thêm ở nhà để thực hiện một số công đoạn phụ cho nhà máy, xí nghiệp. Đại bộ phận tầng lớp trí thức và lao động có kỹ năng đang có việc làm được cải thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu. Sự phát triển của lực lượng sản xuất từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ dần dần làm thay đổi căn bản cơ cấu các ngành nghề kinh tế - kỹ thuật, và từ đó, hình thành dần một giai cấp công nhân mới, rõ nhất là ở các nước tư bản phát triển. -Cơ cấu GDP của các nước tư bản phát triển không còn như trước đây, mà đã thay đổi hẳn theo hướng: +Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, đến 60% +Ngành công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 30% - 40% +Ngành nông nghiệp chỉ chiếm 2%. -Về cơ cấu giai cấp công nhân, từ năm 1961 đến năm 1968: +Ở Anh, công nhân công nghiệp giảm 44% +Ở Pháp giảm 30% +Ở Thụy Sĩ giảm 24% +Ở Cộng hòa liên bang Đức giảm 18%. Nói đến giai cấp công nhân trước đây, chúng ta thường nghĩ nhiều đến những người lao động chân tay hơn là những người lao động trí óc; chủ yếu nói đến công nhân "áo xanh", ít nói đến công nhân "áo vàng" (kỹ thuật viên); còn công nhân "áo trắng" hay "công nhân cổ cồn" (kỹ sư) thì cho rằng, họ thuộc tầng lớp công nhân quý tộc, gắn bó chặt chẽ với giai cấp tư sản Ngày nay, đã xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều lực lượng công nhân được trí thức hóa, những công nhân "áo vàng" và công nhân "áo trắng", trong khi lực lượng công nhân "áo xanh" ngày càng giảm dần, như ở Mỹ, năm 2000 chỉ còn 10%. ở một số nước, công nhân có trình độ đại học chiếm đến 80%. Ngày nay, những thành tựu của cách mạng tin học - tin học hóa đã mở rộng ra phạm vi toàn cầu và dẫn đến sự ra đời của "internet hóa". Điều quan trọng là, những thành tựu của cách mạng tin học ngày càng xâm nhập sâu vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất, kinh doanh, làm hình thành dần kinh tế tri thức. Những thành tựu đó đánh dấu một giai đoạn mới của cách mạng tin học và bắt đầu mở ra kỷ nguyên thông tin. Vai trò của khoa học - công nghệ, của lao động trí óc đối với phát triển kinh tế, xã hội ngày càng tăng; khoa học - công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đúng như tiên đoán của C.Mác. Như vậy, nếu nhìn nhận một cách trực quan, Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã khoác trên mình nó một bộ áo cánh mới và bộ áo cánh đó đã phần nào che đậy được một số khuyết tật cố hữu của Chủ nghĩa Tư bản.Cuộc sống 'khổ sai' ở nhà máy linh kiện PC Trung QuốcCông nhân độ tuổi vị thành niên bị bóc lột sức lao động và phải chấp nhận điều kiện ăn ở thiếu thốn về mọi mặt.Một báo cáo mới đây từ Ủy ban lao động quốc gia Trung Quốc đã tố cáo KYE, nhà máy chuyên sản xuất linh phụ kiện máy tính và máy chơi game cho các khách hàng lớn như Microsoft, HP, Samsung, Best Buy... về hành vi vô đạo đức nêu trên. Báo cáo cũng nêu ra vô số phản ảnh của công nhân, miêu tả công việc hiện tại của họ chẳng khác nào "tù khổ sai" hay “không hề tồn tại khái niệm quyền con người, ngoại trừ sự thực sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống”. Lịch làm việc một ngày trong nhà máy (15 tiếng)7:15 Thời gian không được tính lương: dậy sớm, xếp hàng, báo danh dưới dạng dập thẻ. Tập trung nghe lệnh của quản đốc. 7:30 - 11:40 Làm việc 4 tiếng. Được nghỉ 10 phút không tính lương. 11:40 -13:10 Nghỉ ăn trưa 1,5 tiếng. 13:10 - 17:20 Làm việc 4 tiếng. Được nghỉ 10 phút không tính lương. 17:20 - 18:10 Nghỉ ăn tối 50 phút. 18:10 - 22:00 Làm thêm 3,8 tiếng. 22:00 - 22:15 Thời gian không tính lương: thu dọn chỗ làm việc, nghe quản đốc huấn thị. Một số hình ảnhCác công nhân tranh thủ chợp mắt trong lúc giải laoThức ăn đạm bạcCác công nhân còn rất trẻPhần 2 : LIÊN HỆ VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM A- CƠ SỞ LÝ LUẬN B- SƠ SỞ THỰC TIỄNA- CƠ SỞ LÝ LUẬN ( Khái quát về GCCN Việt Nam)HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM : 	Vào đầu thế kỉ XX, là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp: Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897) Và thực sự trở thành giai cấp công nhân Việt nam từ  thời kỳ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp  lần thứ hai (1924-1929). A- CƠ SỞ LÝ LUẬN ( Khái quát về GCCN Việt Nam)2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM :Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng: Thứ nhất: Sinh ra và lớn lên từ một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, có truyền thống yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc. Thứ hai: Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa mới lớn lên, đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thứ ba: Có mối quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. trở thành động lực và là cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc Thứ tư: Là lực lượng đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng và phát triển nền kinh tế công nghiệp  và nền kinh tế tri thức hiện đại. Thứ năm: Quá trình “trí thức hoá” giai cấp công nhân  diễn ra mạnh mẽ, từng bước hình thành giai cấp công nhân trí thức Việt Nam.A- CƠ SỞ LÝ LUẬN ( Khái quát về GCCN Việt Nam)3. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá X (tháng 1-2008) khẳng định: “Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; Giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; Giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”. B - CƠ SỞ THỰC TIỄNTHÀNH PHẦN GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY :	 Thời đại ngày nay, thời đại của khoa học công nghệ hiện đại, thời đại của sự phát triển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội loài người Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá X (tháng 1-2008) đã ghi nhận: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”. 	Công nhân áo xanhCông nhân áo vàngCông nhân áo trắngB - CƠ SỞ THỰC TIỄN	 	2. GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY ĐÃ CÓ TƯ LIỆU SẢN XUẤT CHƯA ? Không thể phủ nhận GCCN Việt Nam trong thời đại ngày nay đã được sở hữu phần nào tư liệu sản xuất Đổi mới nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trườngChuyển đổi các hình thức sở hữu, việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nướcB - CƠ SỞ THỰC TIỄNMột vài doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh: Trong khi mỗi giờ lao động giản đơn ở Mỹ cũng được trả công 5 USD, thì lương trung bình của công nhân Việt Nam làm việc suốt gần 200 giờ mỗi tháng chỉ được chừng hơn 20 USD. 18% gia đình công nhân có diện tích bình quân đầu người từ 2 đến 4 m vuôngLuật Lao động quy định công nhân làm việc không quá 200h/người/năm, nhưng trong nhiều doanh nghiệp công nhân đã phải làm việc bình quân tới 500 – 600 h/người/năm.Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước thu nhập của : Khối cán bộ, công chức hành chính, giáo dục bình quân 1.300.000đ/người/tháng; Khối doanh nghiệp nhà nước 1.425.000đ/người/tháng; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.400.000đ/người/tháng; Khối văn phòng và công nhân kỹ thuật cao 4.000.000đ/người/tháng. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.150.000đ/người/tháng. Toàn bộ tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân về cơ bản vẫn không có tư liệu sản xuất vẫn phải bán sức lao động cho giai cấp tư sản1. Về thu nhập: “Vì lương bây giờ không đảm bảo đời sống cho công nhân nên chúng tôi  phải bảo nhau đình công để đòi tăng lương. Bây giờ làm một tháng chỉ có 500.000 – 600.000 đồng thì làm sao đủ sống được” - một nam công nhân ở Công ty TNHH Sao Vàng, Hải Phòng, quê ở Thái Bình nói Một nữ công nhân khác, quê ở Thanh Hoá, lý giải: “Tiền trọ là 50.000 đồng/tháng, chưa tính điện, nước. Nếu tính cả điện, nước thì phải 60.000 đ/tháng. Tiền ăn bình quân khoảng 10.000 đ/ngày, chưa tính sinh hoạt phí. Nếu làm tăng ca nhiều thì được 700.000 đồng, chắt chiu lắm, một tháng mới để ra được khoảng 100.000 đồng. Tháng nào phát sinh chi phí thì chẳng để được đồng nào”. Đó là những nguyên nhân khiến người lao động ở Công ty TNHH Sao Vàng đình công trong những ngày cuối tháng 2 vừa qua. Trên thực tế, ở nhiều doanh nghiệp, đời sống của người lao động vẫn còn rất khó khăn. Thông thường, một gian nhà trọ khoảng 20 m2 có 7 – 10 công nhân thuê, với giá thuê từ 50.000 – 70.000 đ/người, chưa kể chi phí điện, nước. Như vậy, bình quân mỗi người lao động chỉ có khoảng 2 m2 để ăn, ngủ, sinh hoạtLời bộc bạch của các công nhân sau vụ đình công tại công ty TNHH Sao Vàng, Hải Phòng ( )Cổ phần hóa một cách hình thức. Mong muốn cổ phần hóa không phải tư nhân hóa nên ta dành một lượng đáng kể cổ phiếu để bán ưu đãi cho công nhân. Đấy là việc tốt nhưng thực tế thì sao? Thực tế nếu công nhân nắm được cổ phần thì đó chỉ là tỉ lệ cực nhỏ, không đáng kể. Tiếng là 10-20% nhưng những công nhân lẻ loi liệu có thể đòi được quyền mua công bằng? Qua 1-2 năm, thậm chí chỉ vài tháng, chỉ còn rất ít người giữ được “quyền làm chủ” của mình qua việc chiếm giữ cổ phiếu. Hoặc là cổ phiếu đó được bán tự do, hoặc chính những người lãnh đạo doanh nghiệp mua, mở đường cho cá nhân nào đấy, có thể là chính lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước sở hữu công ty.7/3/2010 Thủ tướng đồng ý Công đoàn tại các doanh nghiệp nhà nước đang tiến hành cổ phần hoá được mua khoảng 5% cổ phần ưu đãi bằng kinh phí tự có của công đoàn, để đại diện của Công đoàn có thể tham gia Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần.B - CƠ SỞ THỰC TIỄN Toàn bộ tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân về cơ bản vẫn không có tư liệu sản xuất vẫn phải bán sức lao động cho giai cấp tư sản2. Về sở hữu tư liệu sản xuất thông qua cổ phẩn trong công ty:B - CƠ SỞ THỰC TIỄNNếu từ 1995 đến 2005 tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh có 437 vụ đình công (bình quân 40 vụ/năm), riêng 6 tháng đầu năm 2006 đã có 303 vụ. Có những vụ số lượng tham gia đến hàng nghìn người, nhiều vụ kéo dài từ 1 - 2 ngày.Trong đó doanh nghiệp nhà nước là 6,9%, doanh nghiệp tư nhân 30%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất 66,5%Nguyên nhân của các cuộc đình công phần lớn đều xuất phát từ phía người sử dụng lao động không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật: Không trả lương đúng bảng lương đã đăng ký, tự ý thay đổi định mức lao động, sa thải công nhân vô cớ, hà khắc trong quản lý điều hành, điều kiện lao động không bảo đảm vệ sinh tối thiểu, tiền phụ cấp độc hại thấp, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ cho công nhân Thực tế, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức phong, phú với những nội dung khác nhau.THANKS FOR LISTENING

File đính kèm:

  • pptCNXHKH.ppt