Dạy học Địa lí Lớp 5

 -Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra và hướng dẫn Học sinh cóphương pháp tự học, tự tìm tòi, khám phá qua sự dẫn dắt của GV, phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo trong nhận thức để vận dụng vào cuộc sống.

 -Yêu cầu HS phải động não suy nghĩ, làm việc với kênh hình, đồ dùng dạy họcvà liên hệ với thực tế để tìm ra kiến thức mới. Gv tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. HS thông qua làm việc với bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh , hình vẽ để phát triển kĩ năng địa lí của HS.

 -Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập được in nghiêng ở SGK GV tổ chức cho HS hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kĩ năng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 4156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Dạy học Địa lí Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHUYÊN ĐỀ: DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 5
A-Mục đích:
 -Thực hiện nhiệm vụ năm học về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học nói chung, môn Địa lí nói riêng để nâng cao chất lượng dạy và học.
 -Tổ khối 5 tổ chức chuyên đề “Dạy học Địa lí” nhằm đổi mới phương pháp dạy học để phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống , phát huy , thay đổi cách thức , phương pháp học tập của học sinh , giúp HS tư duy độc lập, tích cực sáng tạo trong nhận thức, vận dụng kiến thức trong cuộc sống.
B- Nội dung chuyên đề:
 1.Thực trạng:
 1.1.Học sinh: phần lớn học sinh chưa có ý thức tự giác học tập , nhất là đối với các môn ít tiết như địa lí.HS không mặn mà hay nói đúng hơn là coi môn học này là môn phụ , HS thường có quan điểm là học để đủ điểm là được không cần phải học nhiều, nếu học thì cũng chỉ sau thi là quên, nên HS tiếp thu bài thụ động, máy móc, chỉ đọc thuộc nội dung phần ghi nhớ cuối bài, ít quan tâm đến khai thác kiến thức ở kênh hình ở SGk để thấy được cái hay , cái đẹp của môn học … Tất cả những điều đó dẫn đến khi học tiết Địa lí các em không có hứng thú học tập, tiếp thu bài một cách thụ động.
 1.2. Giáo viên:
 - GV lập kế hoạch bài dạy đầy đủ, nhìn chung tốt nhưng trong quá trình giảng dạy GV cũng còn hạn chế là chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, lựa chọn hình thức dạy học chưa phù hợp , chưa quan tâm phân loại các đối tượng HS để có phương pháp giảng dạy phù hợp.
 1.3-Trang thiết bị –Đồ dùng dạy học còn thiếu ( Lược đồ, bản đồ, tranh ảnh phục vụ cho từng tiết dạy…)hỗ trợ cho một tiết dạy cũng phần nào làm cho HS nhàm chán, không thích học. 
 2.Nguyên nhân:
 -Đa số HS chưa có ý thức tự giác học tập, phụ huynh chưa thực sự quan tâm, đặc biệt với những em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
 -Một số HS hỏng kiến thức , kĩ năng cơ bản
 -Đối với GV , mặc dù có chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, nhưng vẫn còn lúng túng, chưa linh hoạt trong cách lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học , chưa gây được hứng thú học tập cho HS. Tổ chức các hình thức hoạt động trong một bài dạy còn mang tính hình thức.
 -Trang thiết bị-Đồ dùng phục vụ cho môn học Địa lí còn thiếu, điều đócũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học .Trong thực tế thì Giáo viên lập kế hoạch dạy học tốt nhưng thiếu đồ dùng như Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài do đó khi dạy làm cho HS nhàm chán , không có hứng thú học tập.
 -Ngoài những nguyên nhân đó bàn ghế của học sinh ngồi học cũng chưa đúng quy cách nên ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức các hình thức dạy học cho học sinh khó phù hợp, mất thời gian.
 -HS học tập bị động nên thường hay chán nản, không hứng thú, tiết học trở nên nặng nề đối với các em. Điều đó dẫn đến chất lượng học tập không cao.
 -GV chưa chú trọng bồi dưỡng cách tự học cho HS qua kênh hình ở SGK ( Lược đồ, bản đồ, tranh ảnh…) Do đó học sinh không xác định được cách học, cách làm để tự tìm ra kiến thức mới. Mà học sinh chỉ đọc thuộc, ghi nhớ nội dung cuối bài, làm bài tập máy móc… Chính vì điều đó gây khó khăn cho giáo viên trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, vì một số hình thức dạy học hiện nay theo hướng đổi mới như dạy hợp tác theo nhóm, phương pháp động não, thảo luận , đóng vai, …rất cần có sự hợp tác của tất cả học sinh, học sinh phải tự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo… tìm kiến thức dưới sự dẫn dắt của GV mà GV không thể làm thay cho HS.
 3.Giải Pháp thực hiện:
 Giáo viên:
 -Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra và hướng dẫn Học sinh cóphương pháp tự học, tự tìm tòi, khám phá qua sự dẫn dắt của GV, phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo trong nhận thức để vận dụng vào cuộc sống.
 -Yêu cầu HS phải động não suy nghĩ, làm việc với kênh hình, đồ dùng dạy họcvà liên hệ với thực tế để tìm ra kiến thức mới. Gv tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. HS thông qua làm việc với bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh , hình vẽ để phát triển kĩ năng địa lí của HS.
 -Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập được in nghiêng ở SGK GV tổ chức cho HS hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kĩ năng. 
 - Để thực hiện tốt các hình thức và phương pháp dạy học một bài theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh GV nắm mục tiêu chương trình và nội dung SGK.Nội dung từ nhiều nguồn khác nhau : SGK, SGV Các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm , bảo tàng, thực tế,… gắn với vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS; với tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương; với những vấn đề HS quan tâm.
 _GV cần thay đổi cách thức phương pháp học tập của HS, sử dụng một cách nhuần nhuyễn các PPDH phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm của từng loại bài nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS . Điểm cơ bản là chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn.
 -GV đổi mới các hình thức tổ chức học tập, làm cho việc học của HS trở nên lí thú, gắn với thực tiễn., Kết hợp dạy học cá nhân với dạy học theo nhóm nhỏ, tăng cường sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa HS trong quá trình giáo dục. GV phải làm mọi cách để cho Hsngày hôm nay được suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, bày tỏ ý kiến nhiều hơn và hợp tác học tập với nhau nhiều hơn.
 -GV cần phải phân loại trình độ HS , từ đó có thể lựa chọn hình thức , Ppdạy học cho phù hợp, tạo cho không khí tiết học diễn ra nhẹ nhàng, HS thấy được vai trò chủ đạo của các em, từ đó HS có hứng thú trong học tập, phát huy được vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo cho HS.Trong từng tiết học GV cần tạo cơ hội cho tất cả các đối tượng HS được tham gia.
 *Lập kế hoạch bài dạy theo hướng phát huy tích cực, sáng tạo của HS:
 I-Xác định mục tiêu của bài học.
 +KT
 +KN
 +TĐ
 II-Chuẩn bị đồ dùng:
 -Để đạt mục tiêu của bài họcGV cần suy nghĩ xemphải sử dụng những đồ dùng, thiết bị đồ dùng nào trong tiết học
 -Xác định HS phải chuẩn bị gì, GV chuẩn bị gì….
 III.Xác định một số phương pháp
 IV.Thiết kế các hoạt động
 -Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự, logic, hợp lí. Mỗi HĐ GV cần dự kiến thời gian, …
 *Ví dụ: HĐ 1 (Làm việc cả lớp)
 -GV nêu câu hỏi –HS quan sát tranh SGK trả lời.
 -GV tóm tắt ý, kết luận hđ 1
 HĐ2 (Làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ)
 -B1: Quan sát hình và thảo luận
 -B2: HS trình bày kết quả –GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 -GV kết luận HĐ2 ( Có thể đặt câu hỏi để củng cố để KL hđ2)
 HĐ3 (Làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
 -B1:Quan sát hình , kết hợp vốn hiểu biết, chuẩn bị trả lời
 -B2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ.
 -GV kết luận hđ3.
 HĐ4-(Làm việc cả lớp)
 -GV hỏi- HS trả lời- Cô kết luận hđ4
 -Rút bài học
*Củng cố: nhắc lại ý chính, giáo dục HS
*Dặn dò…
C-Kết luận:
Trên đây là chuyên đề dạy học địa lí, nhằm đổi mới PP, giúp HS tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, giúp cho các em có thể hình dung có biểu tượng về các các hiện tượng, địa lí. Từ những hiểu biết đó HS có thể trình bày được dưới các hình thức khác nhau ( nói, viết, vẽhiện tượng địa lí một cách sinh động và chính xác. Giúp các em vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống để bảo vệ thiên nhiên môi trường.
-Với thời gian có hạn, chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong BGH nhà trường, các đống chí đồng nghiệp góp ý, bổ sung để chuyên đề ngày hoàn thiện hơn.
 Quảng Phong, ngày 25 tháng 2 năm 2014
 Người viết 
 Nguyễn Thị Xuân Nhị 

File đính kèm:

  • docChuyen de dia li lop 5.doc