Dạy học Giải toán có lời văn theo phương pháp dạy học tích cực

 PP gợi mở-vấn đáp là một PP dạy học Toán mà ở đó người GV không trực tiếp đưa ra kiến thức đã hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn HS suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết.

 

ppt50 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 7197 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy học Giải toán có lời văn theo phương pháp dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 Chào mừng các bạn về dự chuyên đề DẠY-HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC TÍCH CỰC Vĩnh Hưng, ngày 16 tháng 10 năm 2012 DẠY-HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC TÍCH CỰC I/ Những cơ sở lí luận của phương pháp dạy học Toán ở tiểu học II/ Dạy-học giải toán có lời văn theo phương pháp dạy-học tích cực III/ Thực hành I/ NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC Phương pháp dạy-học Toán ở Tiểu học cần được hiểu như thế nào? Các phương pháp dạy-học truyền thống thường được sử dụng trong dạy-học Toán ở Tiểu học hiện nay Các xu hướng dạy –học Toán hiện nay 1. PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌCTOÁN Ở BẬC TIỂU HỌC CẦN ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO? Nội dung toán ở Tiểu học Học một nội dung toán là gì? Dạy một nội dung toán là gì? Quá trình dạy-học một nội dung Toán PPDH Toán Đặc điểm của PPDH Toán  NỘI DUNG TOÁN Ở TIỂU HỌC GỒM NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ? Nội dung Toán ở Tiểu học có 6 mạch kiến thức: Số học Một số yếu tố đại số Một số yếu tố thống kê Một số yếu tố hình học Đại lượng và đo đại lượng Giải toán có lời văn HỌC MỘT NỘI DUNG TOÁN LÀ GÌ? Quan niệm 1: bà con ở Vĩnh Hưng 	Học một nội dung Toán là sự tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng vào thực tiễn. Quan niệm 2: (theo trường phái hoạt động hóa) 	Học một nội dung Toán là sự tạo lại nó, sự vận dụng nó bằng các hoạt động có liên hệ với chính nó. Quan niệm 3: (của lí thuyết tình huống) 	Học một nội dung Toán là sự thích nghi (đồng hóa hoặc điều tiết) với môi trường có khó khăn, có mâu thuẫn, có sự mất cân bằng. DẠY MỘT NỘI DUNG TOÁN LÀ GÌ? Quan niệm 1: 	Dạy một nội dung Toán là GV dùng các phương pháp giúp người học hiểu nội dung và biết vận dụng nội dung đó vào thực tế. Quan niệm 2: (theo trường phái hoạt động hóa) 	Dạy một nội dung Toán là sự khai thác và lựa chọn các hoạt động tiềm tàng trong nội dung nầy sau đó tổ chức điều khiển HS thực hiện những hoạt động nầy trên cơ sở đảm bảo các thành phần tâm lý của hoạt động. Quan niệm 3: (của lí thuyết tình huống) 	Dạy một nội dung Toán là gợi lên cho HS sự thích nghi mong muốn nói ở trên bằng cách lựa chọn thích đáng những tình huống tổ chức môi trường Toán học để trong sự tương tác với môi trường thì người học sản sinh ra kiến thức cần học. GV MÔI TRƯỜNG HS Kiến thức riêng của HS Tri thức Hoạt động Tác động Đối diện Tác động của người thầy Ứng xử SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH DẠY-HỌC MỘT NỘI DUNG TOÁN PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC TOÁN 	Phương pháp dạy-học Toán là cách thức hoạt động và ứng xử của GV trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động học của HS nhằm giúp HS chủ động đạt được mục tiêu học tập ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC TOÁN PPDH Toán có liên quan tới các phạm trù sau: Phạm trù hoạt động Phạm trù giao tiếp Phạm trù lý luận Phạm trù nghệ thuật 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC TRUYỀN THỐNG PP trực quan PP gợi mở- vấn đáp PP giảng giải-minh họa PP luyện tập thực hành PP TRỰC QUAN: 	PP trực quan là một PP dạy học Toán mà ở đó người GV làm cho HS nắm được kiến thức kĩ năng của môn Toán dựa trên các hoạt động, các quan sát trực tiếp của HS đối với các sự vật cụ thể và các hiện tượng có trong đời sống xung quanh HS. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý: PP trực quan có tầm quan trọng đặc biệt trong dạy-học Toán ở Tiểu học nhưng không quá lạm dụng Đồ dùng trực quan phải phong phú và đa dạng Đồ dùng trực quan phải đẹp, đơn giản về cấu tạo, dễ sử dụng, dễ mang vác. Triệt để khai thác những vật thực có sẵn Kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác (đàm thoại, thực hành,…) PP GỢI MỞ- VẤN ĐÁP:  	PP gợi mở-vấn đáp là một PP dạy học Toán mà ở đó người GV không trực tiếp đưa ra kiến thức đã hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn HS suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý: Đối với câu hỏi: + Câu hỏi phải phù hợp với đối tượng HS + Câu hỏi phải có nội dung chính xác và phù hợp với mục tiêu của bài học. + Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, không gây hiểu lầm. + Câu hỏi phải làm cho HS suy nghĩ + Cùng một nội dung có thể đặt câu hỏi dưới những hình thức khác nhau để giúp HS nắm vững kiến thức và linh hoạt trong suy nghĩ + GV phải dự đoán câu trả lời có thể sai của HS để dự phòng sẵn các câu hỏi phụ nhằm dẫn dắt HS vào vấn đề trọng tâm Cách hỏi: + GV phải đưa ra câu hỏi trước, cho HS suy nghĩ rồi mới được yêu cầu HS trả lời. + Diễn đạt câu hỏi phải ngắn gọn. Tuyệt đối không để HS trả lời đồng thanh, nói leo hoặc trả lời vuốt đuôi. + Khi HS trả lời, GV cần lắng nghe để sửa chữa sai lầm (nếu có) cho HS. Cần khuyến khích HS tự sửa chữa sai lầm cho mình và cho bạn. + Cấm mắng mỏ, mạt sát, đánh đập, khủng bố HS khi các em trả lời sai. PP GIẢNG GIẢI-MINH HỌA:  	Giảng giải- minh họa là PP dạy học Toán mà ở đó GV dùng lời nói để giải thích tài liệu Toán có kết hợp với phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích của mình. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý + Phải chuẩn bị cách giảng thật đơn giản và ngắn gọn + Không được giảng giải quá 5 phút với lời nói mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. + Khi buộc phải giảng giải thì không áp đặt thô bạo. + Chỉ giảng giải trong một số trường hợp. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THỰC HÀNH 	PP luyện tập thực hành là PPDH có liên qua đến các hoạt động thực hành luyện tập các kiến thức kỹ năng của môn Toán như làm bài tập toán, thực hành đo lường, vẽ, cắt, gấp hình, … NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý Phải có sự chuẩn bị chu đáo Trước khi thực hành phải nhắc lại lý thuyết Động viên cả lớp hoạt động độc lập Nếu cần nhắc nhở nên nhắc nhở cá nhân Bài tập đi từ đơn giản đến phức tạp. Cuối cùng có bài tập tổng hợp để mức độ luyện tập nâng cao dần Số lượng bài tập vừa phải. Đưa ra bài mẫu, giải bài mẫu một cách rõ ràng, cẩn thận Thay đổi các hình thức luyện tập 3. CÁC XU HƯỚNG DẠY-HỌC TOÁN HIỆN NAY: Dạy học theo kiểu đặt và giải quyết vấn đề Dạy học theo kiểu phát huy tính tích cực sáng tạo của người học DẠY HỌC THEO KIỂU ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Thế nào là một vấn đề? Như thế nào là một tình huống có vấn đề? Định nghĩa THẾ NÀO LÀ MỘT VẤN ĐỀ? Một vấn đề đối với người học được biểu hiện: Dưới dạng một câu hỏi. Dưới dạng một yêu cầu hành động. Dù ở dạng nào cũng thể hiện 2 tính chất sau: HS chưa thể trả lời được câu hỏi. HS chưa thể thực hiện được yêu cầu hành động. NHƯ THẾ NÀO LÀ MỘT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ? Một tình huống có vấn đề phải thỏa 3 điều kiện sau: Phải có một vấn đề theo nghĩa trên. Phải gợi nhu cầu nhận thức. Phải tạo được niềm tin ở khả năng. ĐỊNH NGHĨA: 	Dạy học theo kiểu đặt và giải quyết vấn đề là một PP dạy học Toán mà ở đó người GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề thông qua đó HS đạt được các mục tiêu học tập. DẠY HỌC THEO KIỂU PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI HỌC: Định nghĩa Đặc trưng của PPDH tích cực trong dạy học Toán Tiêu chí để đánh giá dạy học theo PP tích cực Kế hoạch dạy-học ĐỊNH NGHĨA: 	PP dạy học tích cực là kiểu dạy học Toán mà ở đó người GV sử dụng một nhóm các PP giáo dục và dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học đồng thời chống lại thói quen học tập thụ động ở người học. ĐẶC TRƯNG CỦA PPDH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC TOÁN: Dạy học thông qua các hoạt động học của HS Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Tăng cường học tập cá nhân kết hợp với học tập hợp tác. Kết hợp sự đánh giá của thầy với sự tự đánh giá của trò. TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ DẠY HỌC THEO PP TÍCH CỰC: Tiêu chí 1: Tất cả HS có được tham gia hoạt động không? Tiêu chí 2: Sau hoạt động nầy HS có sản sinh ra kiến thức không? Tiêu chí 3: Tạo ra thế thoải mái, vui vẻ, thân thiện. KẾ HOẠCH DẠY-HỌC: I/ Mục tiêu II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu III/ Chuẩn bị I/ MỤC TIÊU Từng mục tiêu phải xác định rõ mức độ mà HS của riêng lớp mình cần phải đạt. Các mục tiêu phải phủ kín nội dung cần dạy Ví dụ: + Mục tiêu 1: phủ kín nội dung xanh + Mục tiêu 2: phủ kín bài tập 1 + … II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: + Nhằm đạt mục tiêu số 1 + Hoạt động được lựa chọn là (quan sát và đo; quan sát và gấp,…) + Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm, cá nhân và nhóm, hái hoa dân chủ, trò chơi,… Lưu ý: Hoạt động của GV Hoạt động mong đợi của HS Trước khi sang hoạt động 2, GV phải tự vấn: Hoạt động nầy đã được xem là dạy học tích cực chưa? 	Tương tự cho các hoạt động còn lại III/ CHUẨN BỊ Thầy Trò II/ DẠY-HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN THEO PPDH TÍCH CỰC Mục đích Nội dung Cơ sở khoa học luận Dạy-học giải toán có lời văn 1. MỤC ĐÍCH Hình thành và phát triển tư duy lôgic ở HS 2. NỘI DUNG Một bài toán có lời văn Giải một bài toán có lời văn Hướng dẫn giải toán đơn Hướng dẫn giải toán hợp Hướng dẫn giải toán điển hình 3. CƠ SỞ KHOA HỌC LUẬN Các phép suy luận Dấu hiệu lựa chọn các phép tính CÁC PHÉP SUY LUẬN Suy luận diễn dịch: 	là một phép suy luận theo những quy tắc tổng quát, bằng những quy tắc đó, từ những tiền đề đúng ta rút ra kết luận chắc chắn đúng 	VD Hình vuông là hình bình hành. Tam giác không phải là hình bình hành. KL: Tam giác không phải là hình vuông Suy luận quy nạp: 	là một phép suy luận từ các tập hợp riêng biệt ta rút ra được kết luận chung 	Có 2 loại: Quy nạp hoàn toàn và quy nạp không hoàn toàn 	VD: 10 chia hết 5; 20 chia hết cho 5. Vậy các số có tận cùng bằng 0 thì chia hết cho 5 Suy luận tương tự: 	Là loại suy luận mà theo đó từ một số trường hợp a, b, c cùng đúng với hai đối tượng, và có trường hợp đúng với đối tượng này, ta rút ra kết luận cũng đúng với đối tượng kia. 	VD: 2 đơn vị + 4 đơn vị = 6 đơn vị Tương tự: 2 chục + 4 chục = 6 chục Đối với trường hợp 2 chục × 4 chục = 8 chục GV cần giúp cho HS nhận rõ bản chất của vấn đề. Suy luận phân tích và tổng hợp A ………. B k B (phân tích) A …… Am …... B (tổng hợp) A B DẤU HIỆU LỰA CHỌN CÁC PHÉP TÍNH Phép cộng: thể hiện xu hướng gộp, tìm tất cả Phép trừ: thể hiện xu hướng tách, tìm phần còn lại Phép nhân: thể hiện xu hướng một nhóm nào đó được lấy nhiều lần Phép chia: thể hiện xu hướng chia đều, chia theo nhóm xx xx xx xx 4. DẠY-HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Thế nào là một bài toán có lời văn? 	Có hai bộ phận: phần số và phần hỏi ngăn cách với nhau bởi chữ “Hỏi” Thế nào là “giải một bài toán có lời văn”? 	Thực hiện ba nhiệm vụ: viết lời giải, viết phép tính phù hợp, viết đáp số Hướng dẫn giải toán đơn 	Quy trình: Đọc đề HS trình bày bài giải Gv hỏi HS: Vì sao lựa chọn phép tính ấy? Hướng dẫn giải toán hợp 	Quy trình: Đọc đề Tóm tắt Hướng dẫn HS tìm cách giải (phân tích bài toán) Trình bày bài giải Đánh giá III/ CHUẨN BỊ: Thầy Trò Lưu ý: Phải có tính đồng nhất với các bước lên lớp. CHÚC CÁC BẠN CÓ NHỮNG NGÀY NGHỈ VUI VẺ - HẠNH PHÚC 

File đính kèm:

  • pptBOI DUONG SINH HOAT CM.ppt