Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn công nghệ THPT

1. Môi trường

• Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh còn người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

• Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên: Vật lý, hoá học, sinh học (ánh sáng mặt trời, núi sông, biển, không khí, động thực vật, đất, nước.)

• Môi trường nhân tạo là các nhân tố do con người tạo nên (phương tiện giao thông, nhà ở, công sở, công viên, đô thị.)

• Ngoài môi trường tự nhiên, nhân tạo còn môi trường xã hội: Những luật lệ, cam kết, thể chế.

• Như vậy, môi trường có thể hiểu là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

 

ppt60 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn công nghệ THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
nh vật trên trái đất.Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.Rác thải - Ô nhiễm môi trườngÔ nhiễm của rác thải từ các làng nghề Rác thải từ sinh hoạt gây ô nhiễm môi trườngKhói, bụi từ các nhà máy Khói từ các lò gạch bên bờ sông HồngÔ nhiễm từ những làng nghềKhi dạy Giáo dục bảo vệ MôI trường cần biết những kháI niệm nào ?1. Ô nhiễm môi trường: Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật. 2. Suy thoái môi trường: Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật.3. Hệ sinh thái: Là quẩn thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.4. Công nghệ sạch: Là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phá ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường. 5. Ô nhiễm không khí: Sự có mặt của một chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa. * Nguyên nhân:Núi lửa phun nham thạch nóng, khói bụi;Cháy rừng;Bão bụi gây nên do gío mạnh và bão, mưa bào mòn đất xa mạc; bụi muối do nước biển bốc hơi;Sự phân huỷ các chất hữu cơ thối rữa tạo ra chất khí độc sunfua, nitrit...Do các hoạt động công nghiệp đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông. 6. Phát triển môi trường bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ hài hoà giữ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.7. Ô nhiễm môi trường đất: Là các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động nông nghiệp. Ví dụ: dư lượng phân bón N, P trong đất; thuốc trừ sâu: DDT, lindan, andrin....; kim loại nặng, độ kiềm, axit trong chất thải công nghiệp và sinh hoạt. 8. Nước bị ô nhiễm: Do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học gây ra:Sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng. Phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật các có tác động tiêu cực, làm suy chất lượng môi trường canh tác như đất, nước bị ô nhiễm, giảm tính đa dạng sinh học, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng kháng thuốc của sâu bệnh đối với thuốc) Thế nào là bảo vệ môI trường?Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái môi trường:Do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng khí thải rất lớn gây ô nhiễm; Do con nguời không có ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong sinh hoạt và sản xuất gây ra. Giáo dục bảo vệ môi trường thực hiện như thế nào?Bảo vệ môi truờng là trách nhiệm của cộng đồngTrách nhiệm của nhà nước, toàn xã hội và mọi công dân.ở Việt Nam có Luật Bảo vệ môi trường với những chính sách cụ thể, tích cực tham gia các tổ chức, phong trào bảo vệ môi trường.Giáo dục BVMT là trách nhiệm của toàn dân, các trường học. Trong các nhà trường giáo dục môi trường là một môn học nhằm giáo dục cho học sinh những kiến thức, hiểu biết về môi trường và những kỹ năng sống, làm việc trong một môi trường phát triển bền vững. Giáo dục bảo vệ môi trường ở nước ta được lồng ghép trong chương trình giáo dục phổ thông dưới dạng những bài học ngoại khoá và tất cả các môn học liên quan đến môi trường như: môn Công nghệ, sinh học, vật lý, hoá học, giáo dục hướng nghiệp ... Thu rác thải – bảo vệ môi trườngThực hiện giáo dục bảo vệ môi trường ở trường phổ thông như thế nào?Là một bộ phận của giáo dục bảo vệ môi trường, Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường phổ thông bao gồm cả giáo dục môi trường nói chung và giáo dục môi trường học tập.Môn Công nghệ là môn học ứng dụng kiến thức của Toán, Vật lý, Sinh học, Hoá học và một số môn học khác vào sản xuất và đời sống. Môn Công nghệ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, chuẩn bị cho các kiến thức để tiếp tục học tập hoặc bước vào lao động sản xuất. Các lĩnh vực môn Công nghệ đề cập tới trong nội dung chương trình và sách giáo khoa thường liên quan đến kĩ thuật, công nghệ của một số lĩnh vực sản xuất phổ biến như công, nông, lâm, ngư nghiệp, về kinh tế gia đình và kinh doanh. Trong mục tiêu của môn Công nghệ đã khẳng định: Có thói quen làm việc theo kế hoạch, tuân thủ quy định, thực hiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Giỏo dục mụi trường ở trường phổ thụng thực hiện như thế nào?Việc giỏo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản về mụi trường, nhất là biện phỏp giữ gỡn bảo vệ mụi trường là một việc làm cần thiết, cú ý nghĩa to lớn về mặt xó hội và giỏo dục.Với tỡnh thần đú, phần thứ hai này nhằm giỳp giỏo viờn mụn Cụng nghệ ở trung học phổ thụng tớch hợp giỏo dục mụi trường thụng qua giảng dạy mụn học. Tích hợp giáo dục môI trường ở CấP THPT là gì? Trong chương trỡnh mụn Cụng nghệ phổ thụng cú nhiều nội dung liờn quan đến mụi trường và giỏo dục bảo vệ mụi trường; do đú cú khả năng tớch hợp giỏo dục mụi trường thụng qua dạy học bộ mụn.Dưới đõy là phần túm tắt chương trỡnh tớch hợp giỏo dục mụi trường trong phần cụng nghiệp ở cấp trung học phổ thụng.Có những Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môI trường trong môn Công nghệ ?Phương pháp nghiên cứu (tìm tòi, khám phá, hay giải quyết vấn đề)Phương pháp này hướng học sinh làm quen với quá trình tìm tòi khám phá, sáng tạo dưới các dạng bài tập. Khi giảng dạy có một số dạng bài tập khác nhau như:Bài tập giải quyết ngay trên lớp, thông thường là các bài tập liên quan đến kiến thức được học ngay trong tiết học đó.Bài tập dưới dạng nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau:Đặt vấn đề;Tìm giả thuyết liên quan để giải quyết vấn đề;Thu thập các số liệu thống kê và tài liệu liên quan, xử lý số liệu, tài liệu và xác minh các giả thuyết;Kết luận;Vận dụng các kết luận đưa ra cam kết hành động.2. Phương pháp hoạt động nhóm Phương pháp này thể hiện sự hợp tác trên cơ sở hoạt động của cá nhân. Khi thảo luận nhóm cần chú ý các vấn đề sau:Vai trò của nhóm trưởng phải được xác lập rõ ràng để điều hành; Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo nội dung, tiến trình bài giảng và đặc biệt là hệ thống câu hỏi;Luôn hướng học sinh vào trong tâm bài giảng;Tạo ra các tình huống để học sinh được tham gia tranh luận;Giáo viên cần nắm bắt tình hình, dự kiến trước những ý kiến kết luận trên cơ sở động viên học sinh trong học tập;Phương pháp làm việc theo nhóm được thực hiện theo các bước sau:Chuẩn bị;Giao nhiệm vụ;Tiến hành làm việc nhóm (thảo luận);Tổng kết thảo luận (đại diện nhóm báo cáo kết quả);Giáo viên kết luận.3. Đóng vaiPhương pháp này đuợc đặc trưng bởi hoạt động với các nhân vật giả định, trong đó các tình huống trong thực tế cuộc sống được thể hiện bằng những hoạt động có kịch tính. Các bước tiến hành: Bước 1: Tạo không khí để đóng vai Bước 2: Lựa chọn vai Bước 3: Trình diễn Bước 4: Hướng dẫn học sinh trao đổi – thảo luận Bước này cần cho học sinh tự rút ra những kết luận cần thiết vê các vấn đề nội dung trình diễn đặt ra. 4. Quan sát, phỏng vấnHoạt động chính của phương pháp này là quan sát, phỏng vấn. Việc quan sát phải có định hướng vào những vấn đề cụ thể. Phỏng vấn là giai đoạn tiếp theo của những việc đã quan sát, được thực hiện với các đối tượng cụ thể. 5. Tranh luận: Bản chất của phương pháp này là chia theo hai nhóm để tranh luận về những vấn đề đặt ra. Giáo viên thường là người đóng vai trọng tài (có thể chọn một số học sinh làm trọng tài), phải tuân thủ đúng luật. Sau khi tranh luận giáo viên cần hướng dẫn học sinh hoặc tự mình rút ra kết luận đúng, sai, những bài học về môi trường.6. Thuyết trìnhHọc sinh tự thu thập thông tin, tư liệu để tự viết báo cáo và trình bày trước tập thể lớp hoặc nhóm người cùng quan tâm đến vấn đề môi trường.Phương pháp này thường dành cho học sinh các lớp lớn tuổi (học sinh lớp 9 hoặc THPT), 7. Tham quan, cắm trại và trò chơiĐây là phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động tập thể để GDBVMT. 8. Lập dự ánCá nhân hay nhóm học sinh phải tập thiết lập một dự án có nội dung môi trường và thực hiện dự án đó. Phương pháp này tạo cho học sinh có thói quen đặt mình vào vị trí của những người luôn quan tâm và có hành động hợp lí với môi trường.Giáo dục bảo vệ mội ở những địa chỉ nào trong môn Công nghệ ?Bài 1. Bài mở đầuGiáo viên qua việc khái quát về tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, giới thiệu tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường sinh thái. Như vậy, bên cạnh những tác động tích cực thì sản xuất nông nghiệp có những tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu không giữ được cân bằng sinh thái sẽ dẫn đến làm thay đổi khí hậu. Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngQua bài giảng, giáo viên khai thác ở khía cạnh trình độ sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định về nhận thức và phối hợp giữa các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong ngành nông nghiệp. Tác động của con người trong sản xuất nông nghiệp thường là những việc trực tiếp như : tác động đến đất, nước, không khí là những yếu tố quan trọng hình thành nên môi trường sống của con người. Qua những lý do nêu trên, khi giảng dạy giáo viên cần gắn nhiệm vụ của phát triển nông nghiệp với các chủ trương bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên và bảo vệ môi trường.Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 2. Khảo nghiệm giống cây trồngQua giảng dạy mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau :Giống mới có làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái không ?Giống mới có phá vỡ cân bàng sinh thái môi trường trong khu vực không ?Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 2. Khảo nghiệm giống cây trồngQua giảng dạy mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau :Giống mới có làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái không ?Giống mới có phá vỡ cân bàng sinh thái môi trường trong khu vực không ?Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 9. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Giáo viên giảng cho học sinh hiểu về các nguyên nhân chủ yếu làm đất trồng xấu đi gồm:Tập quán canh tác lạc hậu;Lạm dụng phân bón ; Sử dụng không đúng kỹ thuật khi phun thuốc bảo vệ thực vật.Từ những nguyên nhân này, giáo viên cho học sinh thấy cần phải có các biện pháp sử dụng và cải tạo đất phù hợp.  Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 10. Biện phát cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phènBiện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phènNguyên nhân dẫn đến nước biển tràn vào đất liền gây ra làm đất trồng ven biển bị ngập mặn: Sự biến đổi môi trường, khí hậu, trái đất nóng lên làm băng tan, nước biển dâng cao tràn vào đất liền. Nhiệmvụ của con người phải ngăn chặn hiên tượng ngập mặn để giữ diện tích đất trồng sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 12. Đặc điểm tính chất kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thườngĐể tích hợp giáo dục môi trường vào nội dung này, giáo viên đặt các câu hỏi :Bón phân không đúng yêu cầu kỹ thuật gây tác hại gì ?Tại sao không bón phân bắc chưa ủ hoai ? Bón nhiều phân đạm gây tác hại gì với đất trồng ?Bón phân không cân đối liều lượng theo chỉ dẫn gây ra hiện tượng gì ?Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 13. ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bónQua phân tích tác dụng của phân vi sinh đối với cây trồng, sử dụng phân vi sinh không gây tác hại đến môi trường, đồng thời có tác dụng cải tạo đất tốt.Bài 15. Điều kiện phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại cây trồngĐể tích hợp giáo dục môi trường, qua giảng về mối quan hệ giữa sâu, bệnh với môi trường giáo viên cung cấp cho học sinh những thông tin về ngăn chặn sự phát ttriển của sâu bênh qua chăm sóc, làm đất, sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, phù hợp về liều lượng để ngăn chặn mần bệnh, bảo vệ môi trường đất, nước, bảo vệ môi trường sinh thái.Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 17. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồngKhi giảng dạy nội dung các biện pháp chủ yếu phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, giáo viên kết hợp việc phân tích quan hệ với môi trường để từ đó hướng dẫn học sinh biết biện pháp để phát triển nông nghiệp bền vững. Giáo viên có thể đặt các câu hỏi như sau : Vì sao sử dụng biện pháp kỹ thuật là bảo vệ môi trường ?Biện pháp sinh học có tác dụng gì trong việc giữ cho cân bàng sinh thái ?Sử dụng giống cây trồng chịu được sâu, bênh hại có bảo vệ môi trường không ? Tại sao ?Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 19. ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vậtĐây là bài có lồng ghép nhiều kiến thức về bảo vệ môi trường. Giáo viên giảng cho học sinh biết được ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến quần thể môi trường và con người. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật: Làm cho con người bị nhiễm độc, huỷ hoại quần thể sinh vật có ích đang sống, tồn tại trong môi trường đất, nước, không khí, làm phá vỡ sự cân bằng đã ổn định của quần thể sinh vật. Đối với động, thực vật khi bị nhiễm quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật sẽ tồn tại trong sản phẩm gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, thuỷ sản và con người khi sử dụng. Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngKhi giảng mục III, Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi: Hãy trình bày tính chất hai mặt của thuốc bảo vệ thực vật ?ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật?Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng gây tác động đến môi trường như thế nào ?Tại sao trong các sản phẩm nông nghiệp tồn tại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ?Có những biện pháp nào để hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật ?ở địa phương nơi em sống đã áp dụng những biện pháp gì trong sản xuất nông nghiệp để bảo vệ môi trường ? Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 20. ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vậtNội dung tích hợp giáo dục môi trường là tác dụng của chế phẩm sinh học. Khi dạy giáo viên cung cấp cho học sinh những hiểu biết về chế phẩm bảo vệ thực vật không có tác hại đến môi trường. Từ đó, khuyến cáo khi sản xuất nông nghiệp nên dùng chế phẩm sinh học để bảo vệ môi trường. Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 22. Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi Để tích hợp giáo dục môi trường trong bài này, giáo viên cung cấp cho học sinh thông tin về mối quan hệ giữa môi trường với quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, tác động đến năng xuất của chăn nuôi. Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 29, 31. Sản xuất thức ăn cho vật nuôi và vật nuôi thuỷ sản là những bài có nội dung liên quan đến môi trường sống. Khi dạy giáo viên cung cấp những thông tin về : Sự liên hệ giữa các loại thức ăn trong tự nhiên, để thấy rõ phải khai thác, sản xuất hợp lý để bảo vệ nguồn nguyên liệu và bảo vệ môi trường. Việc sản xuất thức ăn cho vật nuôi, nhất là vật nuôi thuỷ sản là cần thiết cho sự phát triển của ngành nông nghiệp, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thuỷ sản phải kết hợp với việc cho ăn đúng kỹ thuật để bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm, tránh dư lượng chất hoá học tồn tại trong vật nuôi. Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 34. Tạo môi trường sống cho vật nuôi thuỷ sảnNhững nội dung tích hợp giáo dục môi trường gồm : Xử lý chất thải trong chăn nuôi ;Tạo môi trường sống cho vật nuôi liên quan đến môi trường sống của con người ;Giáo viên sử dụng các câu hỏi sau :Chuồng nuôi như thế nào là bảo vệ môi trường ?Xử lý chất thải chăn nuôi như thế nào để bảo vệ môi trường nuôi và môi trường sống ?Ao, hồ, đầm nuôi thuỷ sản phải đảm bảo các yêu cầu gì để bảo vệ môi trường ?Phối hợp nuôi thuỷ sản như thế nào đề nước không bị ô nhiễm ?Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 37. Một số vác xin và thuốc thường dùng để phòng chữa bênh cho vật nuôiTrong chăn nuôi phải chú ý, tuân thủ việc tiêm phòng dịch bệnh để tránh lây lan làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Sử dụng thuốc kháng sinh đúng, kịp thời, không lạm dụng thuốc để tránh dư lượng các chất hoá học tồn tại trong cơ thể vâth nuôi, ảnh hưởng đến người sử dụng.Giáo viên đặt câu hỏi kết hợp với những câu hỏi dẫn dắt và tìm tòi khái niệm mới trong chăn nuôi. Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 40- 48. Chủ đề chung là bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệpGiáo viên cần chú ý một số vấn đề chính sau :Sử dụng hoá chất trong việc bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp đúng kỹ thuật, tuân theo quy định bảo vệ an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh nới chế biến là góp phần bảo vệ môi trường. Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 50-55. Tạo lập doanh nghiệp Khi dạy phần này, để tích hợp giáo dục môi trường trong nội dung các bài, giáo viên cung cấp cho học sinh qua việc hoạch toán của doanh nghiệp trong đó phải tính toán cả chi phí cho việc vệ sinh, bảo vệ môi trường. Trong hoạt động kinh doanh của hộ gia đinh phải có những yêu cầu bắt buộc về bảo vệ môi trường sống. Giáo viên lấy những ví dụ về việc không tuân thủ quy định về xử lý chất thải, nước thải của một số doạnh nghiệp (đài báo đã thông tin) gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường và con người.Lớp 11Tích hợp giáo dục môi trường trong các phân môn công nghiệp có khác so với tích hợp giáo dục môi trường trong các phân môn nông nghiệp. Ô nhiễm môi trường trong công nghiệp thường do tiến ồn, độ rung, chất thải, nước thải, khói, bụi công nghiệp, tuy nhiên, chất thải trong công nghiệp là ‘’thủ phạm chính’’ gây nên những biến đổi về môi trường sống, làm thay đổi khí hậu toàn cầu. Điều quan trọng là giáo viên phải cung cấp thông tin cho học sinh hiểu được những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí, sử dụng các sản phẩm công nghiệp.Trong chương trình, sách giáo khoa lớp 11, khi tích hợp giáo dục môi trường giáo viên cần lựa chọn những nội dung phù hợp với đối tượng học sinh Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 16. Công nghệ chế tạo phôiGiáo viên phải chỉ ra được, khi chế tạo phôi phải nấu chảy kim loại, trong nấu chảy kim loại có nhiều chất phụ gia, được thoát ra không khí là những hợp chất độc hại (SO2, CO2, SO3...) là những hợp chất có tác hại đến môi trường không khí. Bài 17. Công nghệ cắt gọt kim loại Học sinh phải thấy được ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ cắt gọt như : tiếng ôn, chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 19. Tự động hoá trong chế tạo cơ khíTích hợp giáo dục môi trường được tích hợp trong nội dung ‘’Các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí’’. ở nội dung này, giáo viên thông tin cho học sinh hiểu được khái niệm môi trường bền vững trong sản xuất cơ khí và biện pháp để bảo đảm sự bền vững môi trường trong sản xuât cơ khí. Biện pháp đó là :Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất cơ khí ;Xử lý dầu mỡ, nước thải, chất thải trong quá trình sản xuất ;Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.Địa chỉ và nội dung tích hợp giáo dục môi trườngBài 20 – 38. Phần động cơ đốt trong Giáo viên xem phần phụ lục để biết rõ các địa chỉ có thể tích hợp giáo dục môi trường trong nội dung bài học. Trong phần này, tập trung vào các vấn đề chính sau :Sử dụng động cơ đốt trong có ảnh hưởng xấu đến môi trường, là một trong những tác nhân gây ô nhiềm môi trường. Khí thải của động cơ trong quá trình làm việc gây ô nhiễm không khí. Dầu điêzen, xăng, dầu bôi trơn là tác nhân gây ô nhiềm môi trường.Giảm tiếng ồn khi động cơ làm việc là bảo vệ môi trường sống.Sử dụng động cơ đúng kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa động

File đính kèm:

  • pptTICH_HOP_SINH_HOC_VA_MOI_TRUONG-CN.ppt
Bài giảng liên quan