Giáo án môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết học: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật.

- GV kể ra những môn nghệ thuật: kiến trúc, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, múa, văn chương và điện ảnh.

 

- Theo các em trong những môn kể trên môn nào có chứa ngôn ngữ nghệ thuật ?

( Âm nhạc, diện ảnh và văn chương đều có chứa ngôn ngữ nghệ thuật, tuy nhiên ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu ở các tác phẩm văn chương ).

 

doc5 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn học Ngữ văn lớp 10 - Tiết học: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trường THPT Trần Quang Khải
Giáo án tiếng Việt lớp 10
GV thực hiện: Trần Cao Kiều Diễm
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó.
Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
PHƯƠNG PHÁP: Thuyết giảng, đàm thoại, làm việc nhóm.
PHƯƠNG TIỆN: Văn bản ví dụ, mẩu bài tập .
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra ôn – soạn:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật.
- GV kể ra những môn nghệ thuật: kiến trúc, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, múa, văn chương và điện ảnh.
- Theo các em trong những môn kể trên môn nào có chứa ngôn ngữ nghệ thuật ?
( Âm nhạc, diện ảnh và văn chương đều có chứa ngôn ngữ nghệ thuật, tuy nhiên ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu ở các tác phẩm văn chương ).
- HS xem hai văn bản sau: 
Văn bản 1: Sen thường ở đầm, ao, hồ, sen có thân rể đính khá sâu trong bùn. Lá sen màu xanh mát. Hoa sen màu trắng hoặc màu hồng, nhị hoa màu vàng. Hương sen ngan ngát, thanh khiết.
Văn bản 2: Trong đầm gì đẹp bằng sen
 Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
 Nhị vàng bông trắng lá xanh
 Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
- Em hãy tìm ra sự khác nhau trong việc thể hiện mục đích của hai văn bản trên ?
- Văn bản 1 là văn bản khoa học chỉ đơn thuần thông tin về nơi sinh sống, đặc điểm của lá, hoa, nhị và hương sen.
- Văn bản 2 là văn bản nghệ thuật vì thế ngôn ngữ ở văn bản này không chỉ mang tính thông tin mà còn thể hiện một cảm xúc thẩm mĩ: cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn ngay trong những môi trường có nhiều cái xấu, sâu xa hơn muốn đưa đến cho người đọc một thông điệp nhằm ca ngợi những phẩm chất thanh cao luôn kiên định giữ mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. 
- Qua những gì chúng ta đã tìm hiểu, em nào có thể kết luận cho cô thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Cho văn bản “ Bánh trôi nước” ( Hồ Xuân Hương )
- Em hãy cho biết Hồ Xuân Hương muốn phản ánh điều gì trong tác phẩm của mình ?
( Thân phận bấp bênh, bất hạnh, bảy nổi ba chìm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và phẩm chất tốt đẹp của họ )
- Thân phận người phụ nữ được phản ánh qua hình tượng gì trong bài thơ ? ( bánh trôi nước )
( Đối với ngôn ngữ nghệ thuật thường không thể hiện trực tiếp nội dung, tư tưởng qua từ ngữ, câu văn mà thường thông qua hình tượng cụ thể. Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nói quá v.v)
- GV ví dụ về hình ảnh Bác qua câu thơ : 
Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- HS lấy ví dụ về tính hình tượng trong ngôn ngữ nghệ thuật .
- Cho văn bản 2: 
Trăm nghìn gởi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi	
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
- Khi đọc qua đoạn thơ trên em có cảm xúc như thế nào ? Cảm xúc mà em có được là từ đâu ? ( từ ngữ, ngắt nhịp )
- HS cho ví dụ về tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật .
- Cho HS xem một giấy xin phép, thư mời không ghi tên người gởi, không kí tên.
- Em có biết ai viết văn bản trên không ?
- Đọc một bài thơ của một nhà thơ lớn như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi v.v chúng ta có thể nhận ra đó là phong cách thơ của tác giả nào, vì mỗi tác giả có một giọng riêng, một phong cách riêng
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS vận dụng thông qua những bài tập
1. Các bài tập:	
- Bài tập 1: Hãy tìm tính hình tượng trong ngôn ngữ của đoạn thơ sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Bài tập 2: Tìm tính truyền cảm qua 12 câu đầu của đoạn trích Trao duyên “ Cậy em.thơm lây”.
- Bài 3: Tìm tính cá thể hóa qua 12 câu đầu của đoạn trích Trao duyên “ Cậy emthơm lây”.
2. Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
- Lớp chia làm 8 nhóm.
- 3 bài tập sẽ thành 3 cái thăm: 3 thăm bài 1, 2 thăm bài 2 và 3 thăm bài 3.
- Thời gian thảo luận 5 phút - 
A. BÀI HỌC:
I. Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật ?
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt đến giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
1. Tính hình tượng
2. Tính truyền cảm
3. Tính cá thể hóa.
B. LUYỆN TẬP:
Củng cố- Hướng dẫn học tập:
Củng cố: Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ?
Chuẩn bị bài mới

File đính kèm:

  • docphong cach ngon ngu nghe thuat.doc
  • pptbaitrinhchieu.ppt
  • midpiano.mid
  • wmaProud Of You -.wma
Bài giảng liên quan