Kì thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2011 - 2012 môn: Sinh học - THPT

- Giải thưởng Nobel Sinh lý học và Y học 2007 được trao cho một nhóm các nhà khoa học nhờ thao tác trên tế bào gốc đã tạo được mô hình một số bệnh ở người (như liệt rung, mất trí nhớ, hen suyễn, .).

- Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, trong những điều kiện nhất định có thể biệt hoá thành nhiều tế bào khác nhau.

- Tế bào gốc có thể nhân lên trong điều kiện in-vitro và giữ được khả năng tạo các tế bào chuyên hóa khác (tính toàn năng của tế bào), kể cả giao tử.

- Việc chọn lọc, nuôi cấy và chuyển gen vào tế bào gốc có thể thực hiện như trên các tế bào vi sinh vật.

- Tế bào gốc sau khi được chọn có thể cho khảm sinh dục, tạo giao tử và truyền sang thế hệ sau.

- Dùng tái tổ hợp tương đồng để thao tác đúng gen đích. 0.5

 

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Kì thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2011 - 2012 môn: Sinh học - THPT, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI KÌ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2011-2012
 TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẢO YÊN MÔN: SINH HỌC - THPT
 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Thời gian: 180phút(không kể thời gian giao đề)
( Đáp án này gồm có 2 trang)
Câu
Đáp án
Điểm chi tiết
Tổng câu
1.
- Giải thưởng Nobel Sinh lý học và Y học 2007 được trao cho một nhóm các nhà khoa học nhờ thao tác trên tế bào gốc đã tạo được mô hình một số bệnh ở người (như liệt rung, mất trí nhớ, hen suyễn, ...). 
- Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, trong những điều kiện nhất định có thể biệt hoá thành nhiều tế bào khác nhau. 
- Tế bào gốc có thể nhân lên trong điều kiện in-vitro và giữ được khả năng tạo các tế bào chuyên hóa khác (tính toàn năng của tế bào), kể cả giao tử. 
- Việc chọn lọc, nuôi cấy và chuyển gen vào tế bào gốc có thể thực hiện như trên các tế bào vi sinh vật. 
- Tế bào gốc sau khi được chọn có thể cho khảm sinh dục, tạo giao tử và truyền sang thế hệ sau. 
- Dùng tái tổ hợp tương đồng để thao tác đúng gen đích. 
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
3.0
2.
- Kiểu dinh dưỡng là hoá tự dưỡng. 
-Vi khuẩn nitrat hoá gồm 2 nhóm quan trọng nhất là: vi khuẩn nitrit hoá (nitrat hoá giai đoạn 1) gồm Nitrosomonas và Nitrosococcus; và vi khuẩn nitrat hoá (nitrat hoá giai đoạn 2) gồm Nitrobacter và Nitrococcus. 
- Nguồn năng lượng: ôxy hoá NH3+→ NO2- → NO3- + năng lượng. 
- Nguồn carbon: tổng hợp cacbohydrat từ CO2 và H2O. 
- Kiểu hô hấp: hiếu khí 
- Vai trò đối với cây trồng: Nitrat là nguồn nitơ dễ hấp thu và chủ yếu của cây trồng 
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
3.0
3.
- Etanol (nồng độ 70%) có tác dụng gây biến tính prôtêin; kiểu tác động là không chọn lọc và không cho sống sót. 
-Pênixilin ức chế tổng hợp PEG (peptidoglican) vỏ vi khuẩn. Nhiều vi khuẩn mang gen kháng kháng sinh (thường trên plazmit) mã hoá enzym penicilinaza cắt vòng beta-lactam của pênixilin và bất hoạt chất kháng sinh này 
-Thí sinh có thể nói thêm: nồng độ > 70% làm kết tủa prôtêin trên bề mặt tế bào vi khuẩn một cách nhanh chóng, giảm khả năng thẩm thấu vào trong tế bào của etanol → hiệu suất diệt khuẩn lại giảm (nhưng không cho điểm; hoặc cho điểm thưởng khi các ý khác không hoàn chỉnh).
1.0
1.0
2.0
4.
- Nhịp tim tăng, đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan 
- Lượng máu giảm, vì tim co một phần nên máu quay trở lại tâm nhĩ.
- Thời gian đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi. Về sau, suy tim nên huyết áp giảm 
- Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài. 
- Vùng dưới đồi tiết ra các yếu tố giải phóng hoặc các yếu tố ức chế (hoocmôn) làm tăng cường hoặc ức chế việc sản xuất và tiết hoocmôn của thùy trước tuyến yên 
- Tế bào thần kinh ở vùng dưới đồi sản xuất hoocmôn ADH và oxitôxin đưa xuống thùy sau tuyến yên. 
- Nồng độ cao hoocmôn tuyến yên gây ức chế ngược trở lại vùng dưới đồi 
- Tuyến yên gián tiếp gây ức chế hoặc kích thích ngược trở lại vùng dưới đồi thông qua tiết hoocmôn của một số tuyến nội tiết do nó chi phối.
- Thí sinh có thể vẽ sơ đồ kèm theo giải thích (nếu đúng ý cho điểm như diễn giải)
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
4.0
5.
- Tên chất đại diện tự nhiên là IAA (3-indol axêtic axit) và nhân tạo là NAA (naphtyl axêtic axit). 
- Các tác động sinh lý cơ bản của nhóm:
Ưu thế đỉnh (ức chế chồi bên)
Ra rễ cành chiết, cành giâm
Kích thích sinh trưởng của tế bào
Kích thích đậu hoa, đậu quả, tạo quả không hạt
Tác dụng hướng quang (đỉnh chồi), hướng hóa (đầu rễ)
- Một số ứng dụng: 
Ngắt ngọn để được nhiều nhánh
Sử dụng trong nhân giống vô tính (nuôi cấy mô, tế bào TV)
Phun giúp đậu hoa, đậu quả
0.5
1.0
0.5
2.0
6.
a.Xác định kiểu gen,kiểu hình của nòi thỏ z:
-Theo đề bài P có tính trạng tương phản và F1 đồng tính           
P thuần chủng và F1 phải dị hợp các cặp gen.
-Phân tích kết quả lai giữa  F1 và z 
 +Về màu lông:    đen:nâu = 1:1  F1 mang cặp genAa,z mang cặp gen aa.     
+Về độ dài lông:dài: ngắn = 1:1  F1 mang cặp genBb,z mang cặp gen bb.    
+Về màu mỡ:trắng:vàng = 3: 1    F1 đều mang cặp gen dị hợp Dd. 
Kiểu gen của nòi thỏ z là aabbDd  .Kiểu hình là nâu, ngắn, trắng.
b. Phân tích quy luật di truyền. Viết sơ đồ lai:
-Xét 2 cặp tính trạng màu lông và độ dài lông : đời con của F1 và của z gồm 4 kiểu hình khác với tỉ lệ (1:1:1:1).Suy ra 2 cặp gen quy định màu lông & độ dài lông đã liên kết không hoàn toàn với nhau.
-Đen,ngắn = nâu ,dài =34%
-Đen,dài   = nâu, ngắn =16%
Tần số hoán vị gen = 16% x2 = 32%
-Xét 2 cặp tính trạng màu lông và màu mỡ:đời con của F1 và z có 4 kiểu hình với tỉ lệ (3:3:1:1) =(3:1)(3:1) nên 2 cặp gen này di truyền độc lập với nhau.
Kết luận:2 cặp gen quy định màu sắc và độ dài lông liên kết không hoàn toàn và độc lập với cặp gen quy định màu mỡ.
-Sơ đồ lai  P       F2    .Lập bảng giao phối.Xác định tỉ lệ kiểu gen,kiểu hình
2.0
2.0
4.0
7.
Thí nghiệm để chứng minh cây xanh nhả oxi trong quá trình quang hợp;
-Thí nghiệm theo hình 28 SGK :
-Nhận xét số bọt khí thoát ra trong các điều kiện:
      +Dưới ánh sáng mạnh.
      +Trong bóng râm.
      +Che chậu bằng giấy đen 
-Nhận xét khí tạo ra trong thí nghiệm quang hợp .Rút ra kết luận chung và kết quả của quá trình quang hợp:
1.0
0.5
0.5
2.0

File đính kèm:

  • docDA HSG 2011-2012.doc