Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

Có thể nói các cuộc vận động và phong trào thi đua đã thổi luồng gió mới, tạo nên sinh khí cho toàn xã hội, giúp cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh nâng cao chất lượng dạy và học.

Phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” tuy mới được phát động nhưng hoạt động của phong trào đã và đang được các trường học thực hiện với nhiều cách thức khác nhau:

“Tạo môi trường sư phạm xanh-xạch-đẹp”; “Mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò”; “Phương pháp truyền thụ kiến thức của thầy, cách tiếp nhận và sử lí tri thức của trò”; “Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh”; “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia.Tuy nhiên với các yêu cầu và nội dung mà phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra thể hiện sự toàn diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiện đại, đổi mới. Từ đó trường học mới thực sự đáp ứng được nhiệm vụ mà xã hội giao cho.

 

doc16 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ủa học sinh”; “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia...Tuy nhiên với các yêu cầu và nội dung mà phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra thể hiện sự toàn diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiện đại, đổi mới. Từ đó trường học mới thực sự đáp ứng được nhiệm vụ mà xã hội giao cho.
Trường THCS Tân Minh tuy thuộc địa bàn xã có điều kiện kinh tế văn hóa xã hội đặc biệt khó khăn, điều kiện kinh tế còn rất thiếu thốn, trình độ dân trí thấp nhưng cũng đã có nhiều cố gắng vượt qua những khó khăn để đạt được những thành tích nhất định trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch giáo dục. Là một cán bộ quả lí trực tiếp chỉ đạo các hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đây thực sự là ý tưởng mà tôi rất tâm đắc và nhận thấy có tính khả thi cao. Phong trào này vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để người quản lí lãnh đạo hội đồng sư phạm làm tròn nhiệm vụ của mình. Qua công tác chỉ đạo, tuy mới khởi đầu nhưng bản thân tôi xin đóng góp
“Một số giải pháp thực hiện phong trào xây dựng 
trường học thân thiện học sinh tích cực”
mà tôi đã áp dụng thực hiện trong năm học 2010-2011.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ KHOA HỌC:
 “Trường học thân thiện” là mô hình do tổ chức UNICEF-Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc đề xướng từ những năm 90 của thế kỷ XX và được triển khai đạt hiệu quả ở nhiều nước. Ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với UNCEF tổ chức thí điểm nhiều năm nay ở 50 trường tiểu học và THCS. Từ kết quả thí điểm, Bộ đã có chủ trương tiến hành đại trà trong năm học 2008-2009 ở tất cả các trường tiểu học và trung học trên toàn quốc cho tới năm 2013.
 Qua những cuộc hội thảo mang tầm quốc tế, những đợt thực nghiệm ở các địa phương chúng ta đã có những nhận định đúng về thực trạng, tìm ra các nguyên nhân và giải pháp đồng thời đúc kết kinh nghiệm về lĩnh vực này ở từng địa phương, từng vùng miền và ngành học. Đây là cơ sở để nhận thức lại và tổ chức những hành động đúng hướng trong phạm vi từng cấp học. Đã có những tiêu chí, những giải pháp mang tính vĩ mô, những giải pháp mang tính lâu dài và trước mắt. Do đó nhà trường hiện nay cần phải đóng góp vai trò của mình từ những vấn đề mang tính thực tiễn. 
 Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là: Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong mối quan hệ giữa cán bộ, giáo viên với học sinh; giữa học sinh với học sinh; giữa cán bộ, giáo viên với cán bộ, giáo viên; giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. Phát huy vai trò tích cực của học sinh thể hiện ở tinh thần hứng thú, tự giác, tự tin, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập và rèn luyện. Đó cũng chúng là nội dung thường xuyên mà ngành giáo dục thể hiện trong mục tiêu, nguyên lý giáo dục, nhiệm vụ trong từng năm học, các cuộc vận động của ngành, của Công đoàn trong từng giai đoạn. Vấn đề ở chỗ các nội dung ấy trong quá trình thực hiện có những quy mô, kết quả và những hạn chế khác nhau. Hơn nữa trong những điều kiện, giai đoạn khác nhau của sự phát triển xã hội và đất nước cần thiết có sự thay đổi cho phù hợp vì vậy chúng ta hoàn toàn có cơ sở khi triển khai và thực hiện các yêu cầu này trên cơ sở thực hiện đồng bộ, tập trung.
 Trong quá trình phát triển, hội nhập của đất nước, ngành giáo dục những năm qua đã có nhiều nỗ lực thực hiện và tạo chuyển biến tích cực về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, đổi mới bằng các cuộc vận động và các phong trào thi đua, đồng thời phối kết hợp để nâng cao vị trí, vai trò của trường học, trách nhiệm của xã hội và gia đình trong giáo dục.
2. NỘI DUNG CỤ THỂ:
 2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường: 
 * Thuận lợi :
- Trường luôn được các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ. Phụ huynh học sinh bước đầu nhận thức về vai trò của giáo dục, quan tâm đến việc học tập của con em mình tạo điều kiện cho nhà trường làm tốt công tác giáo dục.
 - Học sinh ngoan, lễ phép, kính trên nhường dưới biết lắng nghe ý kiến của thầy cô giáo và người lớn tuổi.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn, có phẩm chất đạo đức và năng lực trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.
 -Trường được nhà nước và phòng giáo dục đầu tư đủ sách giáo khoa và thiết bị dạy học tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện đổi mới chương trình cải cách giáo dục.
 * Khó khăn:
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn: chưa có phòng học bộ môn, phòng thư viện, phòng thiết bị, sân chơi bãi tập chưa đạt tiêu chuẩn.
- Trình độ học sinh ở các lớp không đồng đều, học sinh va chạm xã hội ít, tiếp thu chậm đặc biệt là đầu vào ( Lớp 6) chất lượng chưa cao.
- Tình hình kinh tế địa phương quá khó khăn, nhiều gia đình không có điều kiện đầu tư cho con em học tập ở mức tối thiểu, ý thức học tập của một số học sinh chưa cao còn lười học.
- Đội ngũ giáo viên đa phần là nữ phải dành nhiều thời gian cho con cái, trường cách xa nhà hơn 20 km lại đi về trong ngày nên việc đầu tư cho các phong trào còn hạn chế.
 2.2. Các nội dung tiêu chí cần xây dựng:
Căn cứ vào các tiêu chí của phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" mà Bộ giáo dục đã phát động. Căn cứ vào đặc điểm tình hình nhà trường bản thân tôi nhận thấy cần tập trung vào các nội dung tiêu chí với lộ trình cụ thể như sau:
 2.2.1. Xây dựng trường lớp xanh-sạch-đẹp
- Mục tiêu: tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư san lầp mặt bằng mở rộng diện tích sân chơi, bãi tập. Trồng cây bóng mát, làm nhà vệ sinh, thiết kế hệ thống cấp thoát nước, làm nhà để xe, trang bị hệ thống chiếu sáng, quạt mát trang trí phòng học.
- Giải pháp:
 Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục huy động nguồn vồn từ nhân dân. Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất. Tổ chức họp phụ huynh toàn trường vận động hội phụ huynh đóng góp trong điều kiện có thể.
 Tham mưu với các cấp lãnh đạo tranh thủ nguồn ngân sách nhà nước để tăng cường cơ sở vật chất.
 Tập huấn cho các thầy cô giáo phương pháp khai thác giáo dục mới từ chương trình các môn học và nội dung phương pháp xây dựng trường xanh-sạch-đẹp. 
 Tổ chức cuộc thi trang trí phòng học, giữ vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
Ban lao động xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh hàng tuần để dọn rác, lá cây rụng, bón phân và trồng cây mới, tưới nước, tỉa cành. 
 Giáo dục nhận thức: giao cho đồng chí Tổng phụ trách Đội tổ chức truyền thông về bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoại khoá và lồng ghép vào các giờ dạy chính khoá. Qua đó mỗi em họ sinh đã có ý thức chăm sóc, bảo vệ môi trường, cây xanh. Bên cạnh đó nhà trường đề ra quy định đối với các trường hợp cố ý ăn quà vặt vứt rác bừa bãi, bứt lá, bẻ cành cây, hái hoa sẽ giao cho một số việc có ích như nhặt lá rụng, tưới cây, trồng thêm cây mới.
Nhờ những việc làm thiết thực mà vườn trường luôn đảm bảo xanh và sạch, lớp học được giữ vệ sinh suốt buổi học, bàn ghế ngay ngắn.
 2.2.2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập.
- Mục tiêu: Tiếp tục cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy thông qua các hoạt động chuyên môn có định hướng, tham gia tích cực các hội thi, hoạt động chuyên môn do ngành, nhà trường phát động. Tổ chức nhiều hình thức học tập cho học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy tính năng động, sáng tạo của thầy và trò.
- Giải pháp:
 Duy trì tốt các phong trào hiện có: học sinh giỏi, giáo viên giỏi, đầu tư vào chất lượng đại trà, giảm tỷ lệ học sinh yếu, hạn chế số học sinh bỏ học.
Tổ chức bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu vào 2 buổi chiều trên tuần không thu tiền. Vận động các thầy cô giáo soạn bài phù hợp với đối tượng học sinh, tránh việc ôn luyện hình thức không đem lại hiệu quả.
 Khuyến khích giáo viên áp dụng công nghệ thông tin, giáo án trình chiếu vào giảng dạy. Kết hợp linh hoạt các hình thức dạy học ngoại khóa, học nhóm, tham quan, dã ngoại.
 Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động thống nhất phát huy tính sáng tạo qua hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, tổ chức các chuyên đề, thi giáo viên giỏi... Tổ chức các hội học tập cho học sinh tập chung phát triển tính năng động, tích cực, hình thành các kỹ năng học tập, soạn bài, cách trình bày bài, khuyến khích tính tự học của học sinh. Một số hoạt động ngoại khóa giao cho học sinh tự quản, các thầy cô giáo đóng vai trò cố vấn nê được các em thích thú say mê thực hiện.
 Vận động các thầy cô giáo làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy, nhà trường tổ chức thi và trao giải cho những đồ dùng mang tính sáng tạo và có hiệu quả sử dụng cao.
 Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, thầy cô thực sự là người mẹ hiền đẻ các em chia sẻ tâm sự.
 Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân ái, hợp tác, chia sẻ tạo nên bầu không khí hòa thuận.
 2.2.3. Rèn kỹ năng sống cho học sinh
- Mục tiêu:
 Tập trung rèn khả năng ứng sử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen, kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
 Rèn các kỹ năng phòng chống các tai nạn: giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân.
 Học sinh có kỹ năng ứng sử văn hóa, tinh thần đoàn kết, thân ái, hợp tác và chia sẻ trong cuộc sống.
- Các giải pháp: 
 Tăng cường công tác chủ nhiệm lớp, Công tác Đội thiếu niên xây dựng biểu điểm thi đua hàng tuần của lớp, của Liên Đội, Chi Đội để theo dõi các biểu hiện hành vi của học sinh. Kịp thời nhận xét đánh giá hàng tuần, hàng tháng.
 Trang trí các khẩu hiệu động viên nhắc nhở học sinh làm việc tốt như: “Bỏ rác đúng nơi quy định”, “Giữ môi trường sạch đẹp”...
 Thành lập đội cờ đỏ trực ban thi đua hàng ngày để kiểm tra nhắc nhở việc chấp hành nội quy, kỉ luật.
 2.2.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh:
- Mục tiêu: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động , tự giác của học sinh. Đưa các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh.
- Giải pháp:
 Xây dựng kế hoạch ngoài giờ lên lớp phù hợp với nội dung, chủ điểm hàng tháng, hàng tuần. Chú trọng vào các ngày lễ: ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2, ngày phụ nữ Quốc tế 8/3, Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3, Ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày thành lập Đội TNTP HCM 15/5.
 Tham mưu huy động nguồn kinh phí từ hội phụ huynh học sinh để có phân thưởng cho các trò chơi, các hoạt động.
 Tổ chức cho giáo viên đi tập huấn, sưu tầm các trò chơi dân gian. Tổ chức dạy cho học sinh vào các buổi ra chơi giữa giờ hoặc các buổi sinh hoạt Đôi để tăng hứng thú cho học sinh.
 Tổng phụ trách Đội là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động nay.
 2.2.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hoá , cách mạng ở địa phương.
- Mục tiêu: Đảm nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa của xã Tân Minh. Phấn đấu duy trì và phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá của địa phương.
- Giải pháp:
 Đăng kí với chính quyền địa phương nhận chăm sóc đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc của xã Tân Minh.
 Tổ chức phong trào tìm địa chỉ đỏ nhằm tìm ra các gia đình chính sách trong xã để tổ chức cho các đội viên đến giúp đỡ.
Sưu tầm một số nét đặc trưng văn hóa của địa phương như múa xòe, múa dao, đánh cồng chiêng, dệt vải...để cho các em học sinh được biết qua đó giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Từ đó các em có ý thức trong việc bảo tồn các nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
 Nhà trường giao cho đồng chí tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện vào các buổi chiều trong tuần, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi...
3. HiÖu qu¶ cña s¸ng kiÕn.
Công tác xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. Bằng những định hướng phù hợp, những việc làm cụ thể, thiết thựccó tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của nhà trường, của địa phương. Phong trào đã được tuyên truyền và triển khai sâu rộng từ trường học đế gia đình và toàn xã hội, tạo được sự đồng tình ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội phụ huynh, cán bộ, giáo viên và học sinh.
- Thực hiện nội dung: “Xây dựng trường lớp xanh-sạch-đẹp và an toàn” nhà trường đã huy động nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nhân dân, nhà tài trợ ước tình trên 1 tỷ đồng. Cụ thể: xây dựng 4 phòng học kiên cố đảm bảo 100% học sinh được học trong các phòng học kiên cố đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Các phòng học được các em học sinh trang trí hài hoà ngăn nắp. Xây cổng trường, tường rào, đổ 1100 m2 sân bê tông, xây 8 phòng vệ sinh đạt tiêu chuẩn cho cán bộ, giáo viên và học sinh đáp ứng nhu cầu sử dụng. Trồng và chăm sóc 8 bồn hoa, mua 15 bồn cây cảnh. hưởng ứng tết trồng cây toàn trường đã trồng 200 cây xoan 500 cây keo trong khu vực trường. Có thể nói cảnh quan nhà trường khang trang và luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ.
- Thực hiện nội dung “Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”: phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến, nêu những thắc mắc, chủ động tham gia các hoạt động ngoại khoá. Thái độ của giáo viên trong giờ lên lớp, trong công tác chủ nhiệm đã có sự gần gũi, thân thiện, thương yêu và tôn trọng học sinh hơn. Các hiện tượng la mắng học sinh, trách phạt học sinh khi phạm lỗi đã được giải quyết triệt để.
 Đối với các Thầy cô giáo qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học số tiết dạy khá giỏi tăng, trong năm học đã có 15 đồng chí đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, 5 đồng chí được công nhận giáo viên giỏi cấp huyện.
- Thực hiện nội dung: “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh” nhà trường đã từng bước giáo dục cho học sinh kĩ năng ứng sử hợp lí, có văn hoá trước một số tình huống trong học tập, trong cuộc sống, thối quen làm việc và hoạt động theo nhóm. Các em mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể, trước đám đông. Có ý thức rèn luyện sức khoẻ, chấp hành luật lệ giao thông, phòng tránh một số tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. 
 Đặc biệt qua các hoạt động giao lưu với trường THCS Vân Hồ-TP Hà Nội, Hội sinh viên tình nguyện và các nhà tài trợ các em học sinh của trường đã phần nào vượt qua những tự ti mặc cảm để hòa đồng với các bạn, các anh chị. Qua đó thể hiện khả năng văn nghệ, thể thao, giao tiếp của bản thân không e dè, xấu hổ.
- Thực hiện nội dung “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh” Trường tổ chức tốt các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, lễ kỉ niệm các ngày lễ lớn của cả nước. Lồng ghép các hoạt động văn nghệ, thể thao, các hội thi thu hút đông đảo học sinh tham gia. 
Tổ chức giao lưu giao lưu tại trường THCS Vân Hồ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội qua đó các em học sinh được tiếp cận nền văn hóa của thủ đô Hà Nội, được thể hiện khả năng của bản thân thông qua các tiết mục văn nghệ đậm dà bản sắc dân tộc như múa sạp, múa xòe...
Trường tổ chức đêm giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại với nhóm sinh viên tình nguyện tỉnh Phú Thọ và các nhà tài trợ tại trường qua đó các em học sinh đã được thể hiện khả năng giao tiếp, văn hóa, văn nghệ. Qua đó quấn hút các em đến trường, giảm áp lực học tập.
Tổ chức hoạt động múa hát tập thể như múa xòe, múa sạp, chơi một số trò chơi dân gian vào giờ ra chơi giữa giờ làm cho không khí giờ ra chơi mang tính tập thể, vui hơn, thân thiện hơn.
- Thực hiện nội dung: “Tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa của địa phương” nhà trường đã đăng kí với ủy ban nhân dân xã Tân Minh được chăm sóc “Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc” hàng tuần các chi đội được phân công quét dọn, tổ chức dâng hoa vào các ngày lễ. Bên cạnh đó Liên Đội còn phát động phong trào “Tìm địa chỉ đỏ”, nghe kể truyện về các anh hùng liệt sĩ tại địa phương....
Khi được hỏi về hiệu quả của các hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường trong năm học 2010-2011 đã có 85% phụ huynh học sinh, 100% cán bộ, giáo viên nhà trường cho rằng phong trào đem lại hiệu qua tích cực và nên tiếp tục nhân rộng.
Đối chiếu với mục tiêu của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhà trường đã có những việc làm tích cực nhằm từng bước huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để góp phần xây dựng môi trường giáo dục ngày càng an toàn, thân thiện, phù hợp với điều kiện địa phương, bước đầu hình thành, phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội.
- Chất lượng 2 mặt giáo dục năm học 2009-2010:
Bảng 1: Xếp loại Học lực 
TT
Lớp
Số HS
Kết quả xếp loại Học lực
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
1
6
64
1
1,6
13
20,3
35
54,7
15
23,4
2
7
67
1
1,5
11
16,4
33
49,3
22
32,8
3
8
58
1
1,7
8
13,7
47
81,0
2
5,4
4
9
46
1
2,2
9
19,6
36
78,2
0
Cộng
235
4
1,7
41
17,4
151
64,3
39
16,6
Bảng 2: Xếp loại Hạnh kiểm
TT
Lớp
Số HS
Kết quả xếp loại Hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
1
6
64
48
75,0
16
25,0
0
2
7
67
42
62,7
25
37,3
0
3
8
58
40
69,0
16
27,6
2
3,4
4
9
46
30
65,2
16
34,8
0
Cộng
235
160
68,0
73
31,1
2
0,9
 - Chất lượng 2 mặt giáo dục năm học 2010-2011:
Bảng 3: Xếp loại Học lực
TT
Lớp
Số HS
Kết quả xếp loại Học lực
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
1
6
51
2
3,9
8
15,7
28
54.9
13
25,5
2
7
58
1
1,7
15
25,9
33
56,9
9
15,5
3
8
58
1
1.7
10
17,2
42
72,4
5
8,6
4
9
54
1
1,9
22
40,7
31
57,4
0
Cộng
221
5
2,3
55
24,9
134
60,6
27
12,2
Bảng 4: Xếp loại Hạnh kiểm
TT
Lớp
Số HS
Kết quả xếp loại Hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
SL
T.lệ %
1
6
51
33
64,7
18
35,3
0
2
7
58
44
75,9
13
22,2
1
1,7
3
8
58
38
65,5
20
34,5
0
4
9
54
44
81,5
10
18,5
0
Cộng
221
159
71,9
61
27,6
1
0,5
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
 * Kết luận chung:
 “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là việc làm rất đúng đắn, phù hợp với vơi với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, nhưng đây là việc làm rất khó khăn, phức tạp đồi hỏi sự kiên trì của lãnh đạo ngành giáo dục và Hiệu trưởng các trường. Phong trào này có tính xã hội rộng rãi nên phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương, các đoàn thể và phải thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia. 
Đến trường học sinh được sống trong môi trường thân thiện giữa thầy trò, bạn bè, cộng đồng, hoà mình với thiên nhiên; nhiều áp lực được giải tỏa khiến học sinh vui vẻ, hứng thú, gắn bó với trường lớp; thực sự cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui; học sinh được tự chủ và học với phương pháp học tập mới; với niềm say mê, hứng khởi, tích cực, sáng tạo; được rèn luyện kĩ năng sống, được tham gia mọi hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhà trường, hoạt động đoàn thể và cộng đồng tùy theo năng lực và sở thích của mình. Đó chính là yếu tố để học sinh gắn bó với trường lớp, đồng thời cũng là động lực để lôi cuấn học sinh bỏ học lại đến trường 
 Phong trào có nhiều nội dung liên quan đến các hoạt động giáo dục trong trường nên phải căn cứ vào điều kiện của từng trường để xác định nội dung thực hiện sao cho phù hợp đạt hiệu quả cao. 
Khi tiến hành làm công việc gì cần tiến hành triệt để, hiệu quả tránh ôm đồm để xảy ra tình trạng đầu voi đuôi chuột. Tuyệt đối tránh việc làm nặng về hình thức, ít tác dụng.
Phải giải quyết tốt khâu nhận thức của cán bộ, giáo viên về phong trào này để 

File đính kèm:

  • docSKKN 2010-2011.doc