40 câu đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý Lớp 12
Câu 11.Ở nước ta, loại đất chiếm diện tích lớn nhất là
A.đất phù sa cổ. B.đất phù sa mới.
C.đất feralit hình thành trên các đá mẹ khác nhau. D. đất mùn alit.
Câu 12.Dãy núi được coi là ranh giói khí hậu giữa hai miền Bắc và Nam nước ta là
A.Hoàng Liên Sơn. B.Hoành Sơn. C.Bạch Mã. D.Tam Điệp.
Câu 13.Mục tiêu ban hành “Sách Đỏ Việt Nam” là
A.đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
B.bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
C.bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm.
D.kiểm kê các loài động thực vất ở Việt Nam.
Câu 14.Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ
A.tháng IV- IX B.tháng V – XI C.tháng VI – XI D.tháng VII – XII
Câu 15.So với các quốc gia trên thế giới, quy mô dân số nước ta xếp thứ
A.12. B.13. C.14. D.15.
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ(ĐỀ GỒM 40 CÂU) Câu 1. Quốc gia nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam A.Trung Quốc. B.Lào. C.Thái Lan. D.Camphuchia. Câu 2.Đường bờ biển nước ta từ thị xã Móng Cái(Quảng Ninh)đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang ) dài khoảng A.2360km. B.3620km. C.2630km. D.3260km. Câu 3.Ranh giới được cơi là đường biên giới trên biển của nước ta là A.nội thủy. B.lãnh hải. C.tiếp giáp lãnh hải. D.vùng đặc quyền kinh tế. Câu 4.Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở khu vực a.vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. b.vùng núi Đông Bắc và Nam Trường Sơn. c.vùng núi Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. d.vùng núi Tây Bắc và Bắc Trường Sơn. Câu 5.Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? A.địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao. B.hướng núi tây bắc – đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế. C.địa hình việt nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau. D.địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 6.Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc A.hệ thống sông Hồng. B.hệ thống sông Đà. C.hệ thống sông Cả. D.hệ thống sông Thái Bình. Câu 7.Đặc trưng nổi bật của đồng bằng bắc bộ nước ta là A.địa hình thấp và bằng phẳng. B.đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. C.hàng năm toàn đồng bằng được phù sa sông mới bồi đắp. D.có hệ thống đê ngăn lũ. Câu 8.Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta quy định bởi A.vị trí địa lí. B.vai trò của Biển Đông. C.sự hiện diện của các khối khí. D. tất cả đều sai. Câu 9.Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hè là A.Tây Nam. B.Đông Nam. C.Đông Bắc. D.Tây Bắc. Câu 10.Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là A.xâm thực - mài mòn B.xâm thực - bồi tụ C.xói mòn - rửa trôi D.mài mòn - bồi tụ. Câu 11.Ở nước ta, loại đất chiếm diện tích lớn nhất là A.đất phù sa cổ. B.đất phù sa mới. C.đất feralit hình thành trên các đá mẹ khác nhau. D. đất mùn alit. Câu 12.Dãy núi được coi là ranh giói khí hậu giữa hai miền Bắc và Nam nước ta là A.Hoàng Liên Sơn. B.Hoành Sơn. C.Bạch Mã. D.Tam Điệp. Câu 13.Mục tiêu ban hành “Sách Đỏ Việt Nam” là A.đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước. B.bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. C.bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm. D.kiểm kê các loài động thực vất ở Việt Nam. Câu 14.Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ A.tháng IV- IX B.tháng V – XI C.tháng VI – XI D.tháng VII – XII Câu 15.So với các quốc gia trên thế giới, quy mô dân số nước ta xếp thứ A.12. B.13. C.14. D.15. Câu 16.Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta? A.dân số đông, nhiều thành phần dân tộc. B.gia tăng dân số giảm nhanh, cơ cấu dân số trẻ. C.dân cư phân bố ngày càng hợp lí giữa thành thị và nông thôn. D.dân số có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu nhóm tuổi. Câu 17.Vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước ta là A.Đồng Bằng Sông Hồng. B.Đồng Bằng Sông Cửu Long. C.Duyên Hải Miền Trung. D.Đông Nam Bộ. Câu 18.Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế ở nước ta? A.lao động tập trung chủ yếu trong khu vực nhà nước. B.số lao động trong khu vực ngoài nhà nước tương đối ổn định và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất. C.khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta ngày càng tăng tỉ trọng. D.lao động trong khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng ngày càng giảm. Câu 19.Đô thị đầu tiên của nước ta là A.Phú Xuân B.Phố Hiến C.Cổ Loa D.Tây Đô. Câu 20.Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc trung ương A.Hải Phòng B.Huế C.Đà Nẵng D.Cần Thơ Câu 21.Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. B. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III. C. Giảm tỉ trọng khu vực I, khu vực II không đổi, tăng tỉ trọng khu vực III. D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, khu vực III không đổi. Câu 22. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị: %) Ngành 1990 1995 2000 2002 Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 76,7 Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 21,1 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 2,2 Loại biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là : A. Hình cột ghép. B. Hình tròn. C. Miền. D. Cột chồng. Câu 23. Thành phần kinh tế nào ở nước ta giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế? A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tập thể. C. Kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 24. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích cây công nghiệp của nước ta thời kì 1975 -2002. (Đơn vị: nghìn ha) Năm Hằng năm Lâu năm 1975 210,1 172,8 1980 371,7 256,0 1985 600,7 470,3 1990 542,0 657,3 1995 716,7 902, 3 2000 778,1 1451,3 2002 845,8 1491,5 Nhận định đúng nhất là : A. Cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục qua các năm. B. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn. C. Giai đoạn 1975 - 1985, cây công nghiệp hằng năm có diện tích lớn hơn nhưng tăng chậm hơn. D. Cây công nghiệp lâu năm không những tăng nhanh hơn mà còn tăng liên tục. Câu 25. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại : A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng khoanh nuôi. D. Rừng sản xuất. Câu 26. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì : A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn. B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Câu 27.Công nghiệp hoá dầu nằm trong nhóm ngành : A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp vật liệu. C. Công nghiệp sản xuất công cụ. D. Công nghiệp nhẹ. Câu 28. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì : A. Có thế mạnh lâu dài để phát triển. B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp. C. Có liên quan, tác động đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác. D. Tất cả các lí do trên. Câu 29. Đây là các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam. A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân. B. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất. C. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất. D. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây. Câu 30. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào : A. Sự phân bố dân cư. B. Sự phân bố các ngành sản xuất. C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch. D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ. Câu 31. Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta? A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) C. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp D. Hàng nông – lâm - thủy sản Câu 32. Thế mạnh nào sau đây không phải là của Trung du miền núi Bắc Bộ ? A. Phát triển kinh tế biển và du lịch B. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện C. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, lợn D. Trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su. Câu 33. Loại đất có diện tích lớn nhất đồng bằng sông Hồng là A. Đất mặn. B. Đất phù sa sông bồi đắp hằng năm C. Đất không được bồi đắp phù sa hằng năm D. Đất xám phù sa cổ Câu 34. Khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm là: A. Còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc về mùa đông. B. Chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn Tây Nam về mùa hạ. C. Thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. D. Câu A và B đúng. Câu 35. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào của nước ta? A.Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi. B. Tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đã Nẵng. C. Tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng. D. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. Câu 36. Vùng Nam Trung Bộ có vị trí địa lí quan trọng như thế nào ? A. Cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên B. Cửa ngõ thông ra biển của một số nước tiểu vùng sông Mê Kông C. Cầu nối hai miền Nam Bắc D. Tất cả các ý trên Câu 37. Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên? A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đăk Lăk. D. Lâm Đồng Câu 38. HồThủy lợi lớn nhất Đông Nam Bộ là A. Trị An B. Dầu Tiếng C. Kẻ Gỗ D. Bắc Hưng Hải Câu 39. Ý nào sau đây không đúng với phần thượng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long? A. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn. B. Bị ngập nước vào mùa mưa. C. Thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. D. Khu vực tương đối cao(2-4m so với mực nước biển). Câu 40. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. B. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. C. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. D. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B B B A D D A B B C C B C B C A A C B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án A C C D B B A D B C B D C D D D C B C B
File đính kèm:
- 40_cau_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_lop_12.doc