Ảnh hưởng của bài tập có gắn thêm phụ tải tới thành tích chạy cự ly ngắn

1. Thời gian tập luyện: Tập luyện tập trung theo thời khóa biểu của nhà trường với nội dung chạy nhanh 60m. Nhóm đối chứng( lớp 7B) tôi sử dụng các bài tập mà chương trình qui định của phần chạy nhanh trong các buổi tập như sau:

- Tập kĩ thuật ngồi xuất phát.

- Tập kĩ thuật xuất phát thấp.

- Tập xuất phát cao , chạy nhanh.

- Các bài tập bổ trợ thêm như: Chạy nâng cao đùi tốc độ tại chỗ, chạy vượt chướng . v.v.

* Đối với nhóm thực nghiệm ( lớp 7A) Ngoài các bài tập tương tự như trên tôi sử dụng thêm bài tập có gắn phụ tải(chạy đeo chì vào bắp chân) với thời gian thực nghiệm trong vòng 2 tháng. Cụ thể;

- Chạy tốc độ cự ly 20m, 40m ( đeo chì vào bắp chân 3-4kg)

- Chạy lên dốc cự ly 40m ,50m ( đeo chì vào bắp chân 2-3kg)

- Chạy 60m ( đeo chì vào bắp chân 3-4kg)

+ Sau 2 tháng tập luyện, tôi tháo phụ tải đối với nhóm thực nghiệm và kiểm tra thành tích chạy 60m của 2 nhóm sau thực nghiệm, so với kết quả thu được lấy đó làm cơ sở để đánh giá.

2. Phương pháp tiến hành :

a. Tham khảo tài liệu có liên quan.

b. Phương pháp kiểm tra sư phạm.

c. Phương pháp thống kê tóan.

Để so sánh thành tích chạy 60m của hai nhóm, tôi sử dụng thống kê tính các giá trị sau:

- Giá trị trung bình () : =

- Độ lệch chuẩn ( S) : S = ( n < 30)

- Tính (t) : t= (n<30)

( t là chỉ tiêu thống kê được xác định theo luật xác suất – Student – Fisher .

Nếu t thực nghiệm < t lý thuyết – chưa đủ cơ sở để kết luận .

Nếu t thực nghiệm > t lý thuyết – có đủ cơ sở kết luận )

 

doc14 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung Ảnh hưởng của bài tập có gắn thêm phụ tải tới thành tích chạy cự ly ngắn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Lời Nói Đầu
ššš & ›››
G
iáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường phổ thông các cấp , nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển cao về trí tuệ , cường tráng về thể chất ,phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức theo tinh thần các Nghị quyết Trung Ương 4 – khóa VII và Trung Ương 2- khóa VIII về Giáo dục - - Đào tạo thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước ta .Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể lực , hình thể , nâng cao sức khỏe , phát triển các thành tích thể thao , đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho học sinh .Mục tiêu chiến lược này thể hiện rõ những yêu cầu bức bách về sức khỏe và thể chất của người lao động mới phục vụ kinh tế xã hội và đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nứớc . 
Là một giáo viên được giảng dạy môn giáo dục thể chất nhiều năm trong nhà trường, với điều kiện và cơ sở vật chất hiện có, với nội dung chạy nhanh( Chạy cự ly ngắn ) tôi có một trăn trở là làm thế nào để nâng cao thành tích chạy nhanh cự ly 60m cho các em trong tập luyện ? Nếu như sử dụng các bài tập phụ tải sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thành tích chạy 60m của học sinh? Vì trong phân phối chương trình, môn thể dục lớp 7 chỉ được học chủ yếu là các kĩ thuật theo sách giáo khoa như : Kĩ thuật xuất phát thấp; kĩ thuật xuất phát cao và bước đầu tập phối hợp với chạy ngắn. Xuất phát từ tầm quan trọng giảng dạy kĩ thuật chạy nhanh. 
Nên bản sáng kiến của tôi xin được đề cập vào vấn đề thành tích chạy nhanh ( chạy cự ly ngắn) . 
Từ những suy nghĩ đó , tôi tiến hành một thử nghiệm để đánh giá “Aûnh hưởng của bài tập có gắn thêm phụ tải tới thành tích chạy cự ly ngắn” . 
Phần thứ I :THỰC TRẠNG.
* Nghiên cứu tình hình:
Nhìn chung. Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của sự nghiệp giáo dục Tỉnh nhà và giáo dục thể chất trong Huyện nhà ngày càng được cải thiện , từng bước được nâng lên . Trường THCS Phú Xuân là một trong những trường có phong trào thể dục thể thao mạnh do có sự quan tâm của Ban Giám Hiệu. Nhưng với cơ sở vật chất hiện có , diện tích của nhà trường , sân tập,chưa đáp ứng tốt cho quá trình tập luyện hai lớp /buổi . Nên năm học 2005 – 2006 tham gia Hội Khỏe Phù Đổng cấp Huyện do Phòng giáo dục tổ chức đã đạt kết quả chưa cao . 
 Về giáo viên (việc dạy ) : 
 Xuất phát từ mục tiêu kiến thức là quan trọng , giáo viên lên lớp đã giảng giải , chứng minh các kĩ thuật cơ bản của các động tác theo yêu cầu trong phân phối chương trình . 
 Ví dụ : Kĩ thuật chạy nhanh với các động tác đã học ở lớp 6 như : 
Đứng vai hướng chạy – Xuất phát.
Đứng mặt hướng chạy – Xuất phát.
Đứng lưng hứng chạy - Xuất phát
Các động tác bổ trợ : Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông .v.v... 
Còn ở lớp 7 . Giáo viên thường dạy các kĩ thuật theo phân phối chương trình như : 
Ngồi – Xuất phát. 
Tư thế sãn sàng – Xuất phát.
Kĩ thuật chạy đạp sau.
Qua các kĩ thuật, động tác trên. Giáo viên còn giảng dạy lồng ghép vào tiết dạy các trò chơi để giúp học sinh phát triển sức nhanh trong chạy cự ly ngắn. Mà trong các tiết dạy giáo viên vận dụng trò chơi là chủ yếu ( theo phân phối chương trình). Ví dụ các trò chơi: 
Chạy tiếp sức. 
Chạy tiếp sức chuyển vật.
Lò cò tiếp sức .
Vượt sông trinh thám. 
Ai nhanh hơn.
Hoàng anh hoàng yến.
 Về học sinh( việc học):
Phần lớn học sinh cho rằng: Thể dục là môn phụ, nên các em tập luyện không được tích cực lắm, chưa phát huy hết khả năng , các tố chất trong thể dục - thể thao. Mà các em chỉ chú trọng vào các môn học quan trọng. 
Mặt khác, môn thể dục là một môn khó, nó tác động trực tiếp đến thể chất các em .Nếu luyện tập tốt thì phải vận động đến các cơ bắp thì sẽ mệt sẽ động đến tính lười biếng vận động của các em nhất là một số em nữ . 
Tất cả các yếu tố trên cho thấy: 
Giáo viên thì áp dụng theo phân phối chương trình về các nội dung động tác và trò chơi ( Vì cứ nghĩ rằng: Một số trò chơi sẽ giúp học sinh phát triển tốt về sức nhanh).
Còn học sinh thì chưa phát huy hết 4 yếu tố cơ bản của sức nhanh như : Phản ứng nhanh, tần số động tác, sức mạnh tốc độ và sức bền tốc đo. Nên đã làm ảnh hưởng đến thành tích trong chạy cự ly ngắn và giảm tác dụng của giáo dục thể chất trong nhà trường và lâu dài, làm cho thế hệ trẻ của chúng ta có thể chất kém và không đạt mục đích giáo dục của Đảng là giáo dục để con người phát triển toàn diện.Vì vậyđể nâng cao hiệu quả thành tích trong chạy cự ly ngắn là rất cần thiết 
Nên trong thời gian giảng dạy nội dung chạy cựï ly ngắn. Tôi có một trăn trở là làm thế nào để nâng cao thành tích cho các em trong chạy cự ly 60m ? Nên tôi đã thử nghiệm bài tập có gắn thêm phụ tải như: Chạy mang theo trọng lượng (đeo chì vào bắp chân 3 – 4kg ) 
Từ đó , tìm ra ảnh hưởng của các phụ tải đối với thành tích trong chạy nhanh cự ly 60m. Căn cứ kết quả thu được, có thể tôi tích lũy thêm được kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện chạy cự ly ngắn , có thêm biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn. 
Để đạt được những mục đích trên, trong quá trình thực nghiệm cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
(1) Đánh giá, so sánh thành tích chạy 60m của hai nhóm trước thực nghiệm.
(2)Đánh giá , so sánh thành tích chạy 60m của hai nhóm sau thực nghiệm, khi đã sử dụng các bài tập có gắn thêm phụ tải đối với nhóm thực nghiệm.
Phần thứII : GIẢI PHÁP
Thời gian tập luyện: Tập luyện tập trung theo thời khóa biểu của nhà trường với nội dung chạy nhanh 60m. Nhóm đối chứng( lớp 7B) tôi sử dụng các bài tập mà chương trình qui định của phần chạy nhanh trong các buổi tập như sau:
Tập kĩ thuật ngồi xuất phát.
Tập kĩ thuật xuất phát thấp.
Tập xuất phát cao , chạy nhanh.
Các bài tập bổ trợ thêm như: Chạy nâng cao đùi tốc độ tại chỗ, chạy vượt chướng . v.v...
* Đối với nhóm thực nghiệm ( lớp 7A) Ngoài các bài tập tương tự như trên tôi sử dụng thêm bài tập có gắn phụ tải(chạy đeo chì vào bắp chân) với thời gian thực nghiệm trong vòng 2 tháng. Cụ thể;
- Chạy tốc độ cự ly 20m, 40m ( đeo chì vào bắp chân 3-4kg)
- Chạy lên dốc cự ly 40m ,50m ( đeo chì vào bắp chân 2-3kg)
- Chạy 60m ( đeo chì vào bắp chân 3-4kg)
+ Sau 2 tháng tập luyện, tôi tháo phụ tải đối với nhóm thực nghiệm và kiểm tra thành tích chạy 60m của 2 nhóm sau thực nghiệm, so với kết quả thu được lấy đó làm cơ sở để đánh giá.
Phương pháp tiến hành :
Tham khảo tài liệu có liên quan.
Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Phương pháp thống kê tóan.
Để so sánh thành tích chạy 60m của hai nhóm, tôi sử dụng thống kê tính các giá trị sau:
- Giá trị trung bình () : = 
- Độ lệch chuẩn ( S) : S = ( n < 30)
- Tính (t) : t= (n<30)
( t là chỉ tiêu thống kê được xác định theo luật xác suất – Student – Fisher .
Nếu t thực nghiệm < t lý thuyết – chưa đủ cơ sở để kết luận .
Nếu t thực nghiệm > t lý thuyết – có đủ cơ sở kết luận )
3) Tiến trình thực nghiệm :
a) Xác định giả thiết :
Bài tập có gắên phụ tải có ảnh hưởng tốt tới thành tích chạy cự ly ngắn .
b) Nhân tố thực nghiệm :
Sử dụng bài tập có gắn thêm phụ tải – Bài tập “chạy đeo chì vào bắp chân”
c) Nhân tố phụ thuộc :
Thành tích chạy cự ly ngắn .
d) Chỉ số đánh giá :
Thành tích chạy 60m
e) Kiểm sóat nhân tố tiềm ẩn :
Tập luyện tập trung theo thời khóa biểu của nhà trường . Thời gian thực nghiệm trong 2 tháng.
g) Kiểu thực nghiệm:
- Thực nghiệm so sánh song song .
- Số lượng( độ lớn) nhóm thực nghiệm : n = 20em
- Số lượng ( độ lớn ) nhóm đối chứng : n = 20em 
- Thời gian thực nghiệm : 2 tháng ( 2 tiết /tuần)
NHÓM
TRẠNG THÁI BAN ĐẦU
TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM
TRẠNG THÁI SAU THỰC NGHIỆM
Thực nghiệm
Y01
S+(P)
Y1
Đối chứng
Y02
S
Y2
Ghi chú : - S : Tác động sư phạm .
 - P : Nhân tố thực nghiệm ( phụ tải)
h) Đối tượng thực nghiệm : 
Học sinh lớp 7 trường THCS Phú Xuân.
k) Phương án so sánh
- Y1 tốt hơn Y2 : Giả thiết được công nhận 
- Y1 = Y2 : Chưa đủ cơ sở để kết luận .
- Y1 không bằng Y2 : Giả thiết bị bác bỏ .
Phần thứ III : KẾT QUẢ
I. Kết quả thực nghiệm :
1) Giải quyết nhiệm vụ 1: Đánh giá , so sánh thành tích chạy 60m của 2 nhóm trước thực nghiệm.
*) Tôi chọn ngẫu nhiên 2 lớp 7A ( 20em nam ) và 7B ( 20 em nam ) tiến hành lấy thành tích chạy 60m của các em trước khi tập luyện chạy nhanh để so sánh .Kết quả thu được như sau : Nhóm 
thực nghiệm (A) 
 - NA = 20
 - = 10,43
 - SA = 0,56 
Nhóm đối chứng (B) 
 NB= 20
= 10,41
- SB = 0,56
*) Tính t:
t = 
BẢNG KẾT QUẢ TRƯỚC THỰC NGHIỆM
THỐNG SỐ THỐNG KÊ
NHÓM THỰC NGHIỆM
NHÓM ĐỐI CHỨNG
n
20
20
10,43
10,41
S
0,56
0,56
t tính
0,113
t bảng
2,021
 *) Theo bảng giá trị chỉ tiêu t – Student , kết quả so sánh trên cho ta thấy :
- t thực nghiệm = 0,113 < t bảng 2,021.
- Vì vậy các giá trị so sánh không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất 5%.
- Hay nói cách khác là thành tích ban đầu của hai nhóm ngang nhau .
2) Giải quyết nhiệm vụ 2 :So sánh thành tích chạy 60m của hai nhóm sau thực nghiệm, khi đã áp dụng bài tập có gắn thêm phụ tải đối với nhóm thực nghiệm .
- Qua 2 tháng tập luyện , tôi tháo phụ tải đối với nhóm thực nghiệm và kiểm tra thành tích chạy 60m của hai nhóm sau thực nghiệm , so sánh kết quả thu được lấy đó làm cơ sở để đánh giá , 
kết quả như sau:
Nhóm thực nghiệm (A).
 nA =20
 = 9,89
SA = 0,55
Nhóm đối chứng (B) .
 nB= 20
= 10,02
 - SB = 0,58
*)Tính t :
 t = = 4,069
BẢNG KẾT QUẢ SAU THỰC NGHIỆM :
THÔNG SỐ THỐNG KÊ
NHÓM THỰC NGHIỆM
NHÓM ĐỐI CHỨNG
n
20
20
9,89
10,02
S
0,55
0,58
t tính
4,069
t bảng
3,551
*) Dựa vào kết quả tính tóan , ta có :
- t thực nghiệm = 4,069 > t bảng = 3,551
Nên các giá trị so sánh có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất 5% .
Mà kết quả sau khi thực nghiệm :
= 9,89 tốt hơn = 10,02
Hay Y1 tốt hơn Y2 ( trong các môn chạy , thời gian ngắn thì thành tích cao )
Kết quả trên ta đánh giá mức độ và nhịp độ tăng trưởng như sau :
(1) Đánh giá nhịp độ tăng trưởng về thành tích của 2 nhóm , dựa vào công thức :
 (%)
W = 
Trong đó : - W là nhịp độ tăng trưởng
 - là thành tích ban đầu 
 - là thành tích sau khi áp dụng các bài tập
Thay số ta có :
Nhóm đối chứng :
W = = 3,82 %
- Nhóm thực nghiệm :
W = = 5,31 % 
(2)Tổng kết :
Nhóm
-
W
Đối chứng
10,41
10,02
0,39
3,82
Thực nghiệm
10,43
9,89
0,54
5,31
KẾT LUẬN
Căn cứ vào kết quả tính tóan ở trên ta nhận thấy : 
Trước thực nghiệm , thành tích chạy 60m của hai nhóm ngang nhau .
Sau khi áp dụng các bài tập có gắên thêm phụ tải đối với nhóm thực nghiệm (7A) thì thành tích của nhóm thực nghiệm chuyển biến rất rõ rệt .( 9”89) , tốt hơn hẳn so với trước tập luyện ( 10”43) và tốt hơn nhóm đối chứng( 7B – 10”02)
Mức độ tăng trưởng thành tích của nhóm đối chứng (7B) là 0.39” với nhịp độ tăng trưởng là 3,82% . Trong khi đó nhóm thực nghiệm ( 7A) mức độ tăng trưởng thành tích là 0,54” với nhịp độ tăng trưởng rất cao tới 5,31% ( hơn 1,49%) so với nhóm đối chứng 
Như vậy ta có thể kết luận : Có đủ cơ sở khoa học để khẳng định rằng : “ Bài tập có gắên thêm phụ tải có ảnh hưởng tốt tới thành tích chạy cự ly ngắn” của học sinh.
KIẾN NGHỊ
Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy , khắc phục những tồn tại , cải thiện kết quả học tập của học sinh cần phải giải quyết những vấn đề sau :
Chính quyền địa phương cần tạo thêm điều kiện về cơ sở chất( kích thước sân tập ) cho trường THCS Phú Xuân để đảm bảo yêu cầu tâp luyện.
Ban Giám Hiệu cần khuyến khích , động viên kịp thời đối với giáo viên và học sinh có thành tích tốt trong công tác GDTC hàng năm 
Tổ chức các họat động thi đấu thể thao như điền kinh , bóng đá , bóng chuyền , Hội Khỏe Phù Đổng ...
Đối với học sinh : Có sự nhìn nhận đúng đắn về môn học , tự giác tích cực , chuyên cần hơn trong học tập , rèn luyện , phấn đấu đạt kết quả cao hơn trong học tập .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đo lường thể thao – NXB TDTT Hà Nội 1991- Dương Hiệp Chí .
Phương Pháp Thống Kê trong TDTT – NXB TDTT Hà Nội 1997 – Nguyễn ĐưÙc Văn .
Bài giảng “Ứng dụng thống kê tóan trong TDTT”- TS Đỗ Vĩnh.
Bài giảng “ Đo lường thế thao” – TS Đỗ Vĩnh .
Bài giảng “ Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học”- TS Đỗ Vĩnh .
Sách thể dục lớp 6;7;8;9.
-------- ™˜ ---------

File đính kèm:

  • docsang ki Roi TD.doc
Bài giảng liên quan