Bài giảng Bài 1- Tiết 1: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn

A. Mục tiêu:

- HS hiểu về đề tài lễ hội, của từng địa phương, vùng miền, các dân tộc anh em và các quốc gia trên thế giới.

- HS vẽ được một tranh về đề tài lễ hội .

- HS trân trọng , yêu quý những nét văn hoá truyền thống của dân tộc và những nét văn hoá phương Tây.

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 1- Tiết 1: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 gỗ đình làng việt nam
- Biết cách trình bày được những nét khái quát về chạm khắc của mỗi vùng miền 
- Yêu quý và trân trọng NT chạm khắc của cha ông 
B. Chuẩn bị:
+GV: - Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học Việt Nam
 - đồ dùng giấy rôki, tranh ảnh máy hắt, bút nét to 
 - Bài sưu tầm của Hoạ sĩ, các hình ảnh về chạm khắc gỗ đình làng.
+HS : - Sưu tầm tranh ảnh về điêu khắc chạm khắc gỗ đình làng 
 - Giấy, chì, màu, tẩy 
3. Phương pháp
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành, thảo luận nhóm 
C. Tiến TRìNH DạY HọC 
 1. Tổ chức 	9a
9b
9c
 2. Kiểm tra bài cũ 
- Thu và nhận xét bài "vẽ tranh phong cảnh quê hương "
 3. Bài mới:
- Nghệ thuật dân tộc Việt nam mang đậm nét dân gian và phong cách truyền thống, gắn liền với lịch sử lâu đời và nổi bật những nét cổ kính của những mái đình. 
Hoạt động 1 :Vài nét khái quát 
? Đình làng ở đâu? Đình làng có vai trò gì,Nêu đặc điểm của đình làng ? 
? Kể tên những ngôi đình tiêu biểu của đất nước và của địa phương mà em biết ?
- Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng, bàn bạc và giải quyết việc làng, và tổ chức lễ hội hằng năm.
- Đặc điểm : Mộc mạc, uyển chuyển và duyên dáng. Hình dáng : To cao , chắc khoẻ ( nơi sinh hoạt và công diễn văn hoá văn nghệ )
- Đình Bảng ( B Ninh), Thổ Hà ( B. Giang), Tây Đằng, Chu Quyến ( Hà Tây): có ngôi đình tiêu biểu .
Hoạt động 2 : Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng 
? Chạm khắc thường gắn bó với nghệ thuật nào. Những hình tượng nào được đưa vào? chạm khắc? 
( Gv cho HS xem tranh trong SgK)
HĐ Nhóm 
( 3-4 HS hình thành 1 nhóm thảo luận về câu hỏi trên thời gian là 5 phút )
? Nêu đặc điểm của những bức chạm khắc đó ?
? Trình bày đặc điểm nghệ thuật cảu các bức chạm khắc ? 
1. Hình tượng 
- Đầu đao, rồng, và những hoạt động sinh hoạt xã hội : gánh con, vui đùa , uống rượu, đánh cờ, tấu nhạc và các trò chơi dân gian. 
2. Đặc điểm : Nét chạm khắc phóng khoáng, dứt khoát, có độ nông sâu rõ ràng, độ sáng tối linh hoạt và tinh tế .
* NT: Vẻ đẹp tự nhiên mộc mạc và giản dị thoát khỏi những quan niệm của giai cấp phong kiến .
Hoạt động 3 : Một vài dặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng 
? Nêu đặc điểm của chạm khác gỗ đình làng Việt Nam?
- Phản ánh những sinh hoạt trong đời sống xã hội 
- NT mộc mạc khoẻ khoắn, phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của ngưòi sáng tạo ra nó .
4.Củng cố:
- Hãy kể tên những bức chạm khắc gỗ đình làng em đã quan sát? 
* GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em học bài tốt, động viên khuyến khích những em còn yếu kém. 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài, chú ý phần Nghệ thuật chạm 
- Chuẩn bị bài 7: Vẽ theo mẫu Vẽ tượng chân dung 
- Giấy chì, tẩy, tượng mẫu 
- Tượng Mẫu 
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Tiết 7- Tiết 7:
 Vẽ theo mẫu: Vẽ tượng chân dung
(Tiết 1- Vẽ hình )
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết được cách vẽ tượng chân dung cơ bản 
- HS vẽ được một tượng chân dung cơ bản với nhiều góc độ khác nhau 
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tượng chân dung, yêu nghệ thuật vẽ chân dung.
C. Chuẩn bị:
 1.GV:- Đồ dùng dạy học tự làm
- Tượng mẫu, bài mẫu của học sinh năm trước, bàimẫu của hoạ sĩ , 45 tác phẩm hình hoạ cơ bản
- Các bước vẽ tượng chân dung, các tượng theo những góc độ khác nhau
 2. HS:- Giấy, chì, màu, tẩy
 3. Phương pháp
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành
c.Tiến trình dạy học 
 1.ổn định tổ chức:	9a
9b
 9c
 2.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
 3.Bài mới:
- Vẽ chân dung là môn học cực kì khó, để diễn tả được cái thần của bài vẽ và diễn tả đúng đặc điểm của mẫu . 
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét
- Bố cục của đầu tượng gồm có mấy phần,
đó là những phần nào ?
- Nêu tỉ lệ của các bộ phận trên khuôn mặt tượng theo chiều dọc?
- Trình bày cách đo đạc các tỷ lệ đầu tượng?
- Em có nhận xét gì về đặc điểm của mẫu?
- Cho biết hướng ánh sáng chính chiếu lên mẫu ? bộ phận nào sáng nhất?
- Tượng được làm bằng chất liệu gì?
- Nhận xét về độ đậm nhạt chung của mẫu?
- 2 phần: Đầu tượng và bệ tượng
- Tỷ lệ : đầu chia làm 3 phần tương đối bằng nhau : đó là phần tóc đến đỉnh trán, trán đến hết chân mũi, chân mũi đến hết cằm.
- Cách đo tương tự như cách đo các vật mẫu thông thường
- Tượng"Em bé cài lược "rất đặc biệt, cằm ngắn, trán dài, miệng hô, mũi hếch
- Hưóng á/s chính chiếu lên mẫu là hướng phải sang trái, như vậy các bộ phận tiếp sáng nhất là gò má, trán và mé môi phải.
- Chất liệu thạch cao
- Đậm nhạt tương đối hài hoà, không rõ ràng và phân biệt như các vật mẫu làm bằng sứ.
Hoạt động 2 : Cách vẽ
GV treo đồ dùng dạy học về các bước vẽ theo mẫu vẽ tượng chân dung.
- Trình bày cách vẽ tượng ?
- Em có thể xác định tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt bằng cách nào?
- Hãy phân tích các bước bài vẽ tượng chân dung theo mẫu
- GV cho HS xem bài mẫu khoá trước.
* Vẽ mẫu
B1- Dựng khung hình chung của mẫu và cá đường trục chính 
B2- Xác định tỉ lệ bộ phận của mẫu bằng cách đo đạc 
B3-Phác hình bằng nét thẳng các bộ phận chính và phụ
B4- Vẽ chi tiết hoàn thiện bài(nhìn mẫu điều chỉnh các nét vẽ cho phù hợp)
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
- HD một vài nét lên bài học sinh
- GV đặt ra yêu cầu cao những bài tốt.
Vẽ theo mẫu tượng chân dung(vẽ hình )
- Chất liệu: chì đen 
4. Củng cố:
- GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về, 
-?Bố cục của mẫu như thế nào ? Đúng các tỷ lệ hay chưa?
-?Các bộ phận trên khuôn mặt có đứng hay chưa?
-?Hình vẽ có giống mẫu hay không 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà không được sửa bài, tự đặt một mẫu tượng phác mảng. 
- Nghiên cứu độ đậm nhạt của mẫu 
***************************************************************************************
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 0
Bài 8- Tiết 8 
Vẽ theo mẫu: Vẽ tượng chân dung
( Tiết 2-Vẽ đậm nhạt )
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết được cách vẽ tượng chân dung cơ bản 
- HS vẽ được một tượng chân dung cơ bản với nhiều góc độ khác nhau 
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tượng chân dung, yêu nghệ thuật vẽ chân dung.
b. Chuẩn bị:
 1.GV- Đồ dùng dạy học tự làm
- Tượng mẫu, bài mẫu của học sinh năm trước, bài mẫu của hoạ sĩ , 45 tác phẩm hình hoạ cơ bản
- Các bước vẽ tượng chân dung, các tượng theo những góc độ khác nhau
 2. HS
- Giấy, chì, màu, tẩy
 3. Phương pháp
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành
c.Tiến trình dạy học 
 1. ổn định tổ chức: 	9a
9b
9c
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét về hình dáng và bố cục và tỷ lệ của một số tượng .
 3. Bài mới 
- Tiết trước chúng ta đã vẽ hình tượng chân dung. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách vẽ đậm nhạt làm nổi bật chất liệu thạch cao và diễn tả được tâm lí, tình cảm của mẫu.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét về độ đậm nhạt của mẫu. 
GV yêu cầu hs đặt mẫu như tiết 1
- Hãy cho biết ánh sáng chiếu lên mẫu từ hướng nào ?
- Độ đậm nhạt trên mẫu chuyển như thế nào? Độ đậm nhất trên tượng là ở đâu?
- Độ sáng nhất trên tượng ở chỗ nào?
- Độ đậm nhạt của tượng có đậm hơn độ đậm nhạt của nền hay không 
- ánh sáng chiếu lên mẫu từ phải sang trái
- Độ đậm nhạt trên mẫu chuyển nhẹ nhàng, đậm nhát là ở mái tóc trái và ở cổ, phần đậm nhì gần mi mắt.
- Sáng nhất là trán phải và má phải
Nền làm bằng phông vải đỏ nên đậm hơn tượng rất nhiều.
Hoạt động 2 : Cách vẽ đậm nhạt
- Nêu cách xác định các mảng đậm nhạt?
- Hãy phân tích các bước vẽ đậm nhạt của tượng chan dung?
- Khi vẽ đậm nhạt nên dùng các nét như thế nào ?
-Nên vẽ bên đậm trước hay bên nhạt trước?
- Chỗ sáng nhất trên vật mẫu là chỗ nào ?
- Độ đậm nhạt của nền so với độ đậm nhạt của mẫu?
- GV cho HS xem một số bài mẫu của hs năm trước.
B1: Phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc và ánh sáng
B2: Vẽ phác đậm nhạt theo mảng
B3: Vẽ chi tiết để hoàn thiện bài ( Dùng tổ hợp các nét thưa, dày, đậm nhạt để tạo nên sự hài hoà nhẹ nhàng cho tác phẩm).
- Diễn tả độ sâu và so sánh mẫu để vẽ 
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
- HD một vài nét lên bài học sinh
- GV đặt ra yêu cầu cao hơn những bài tốt.
Vẽ đậm nhạt tượng chân dung 
4. Củng cố:
- Gv thu một số bài và yêu cầu các em nhận xét về:
- Độ đậm nhạt của tượng như thế nào?
- So sánh với độ đậm nhạt của mẫu ? Nhìn tổng thể đẫ giống mẫu hay chưa?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà tiếp tục đặt một mẫu tượng để vẽ
- Chuẩn bị bài 9- Kiểm tra 1 tiết tập phóng tranh ảnh 
- Kẻ ô trước sau đó lên lớp vẽ bài kèm theo tranh nhỏ để phóng tranh ảnh.
***************************************************************************************Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 9 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết 
Vẽ trang trí: Tập phóng tranh ảnh 
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu cách phóng tranh ảnh, kẻ ô vuông , ô chữ nhật, hoặc kẻ ca rô.
- HS phóng được một tranh ảnh cơ bản, có thể phong ảnh đen trắng hoặc ảnh màu. 
- HS yêu thích việc phóng tranh ảnh, và có thể áp dụng việc phóng tranh ảnh vào trong thực tế.
b.Chuẩn bị:
 1.GV- Đề bài
- Một số bài mẫu về phóng tranh ảnh ( đồ vật, con vật, tranh cổ động, tranh phong cảnh..)
 2 HS 
- Giấy, chì, màu, tẩy, tranh mẫu và tranh kẻ ô chuẩn bị sẵn. 
c. Tiến trình lên lớp: 
 1.ổn định tổ chức:	 sĩ số 9a
9b
9c
2. Nội dung kiểm tra 
Đề bài
- Hãy phóng một bức tranh ảnh mà em thích.Kích thước: 18 x25 cm.Màu tự chọn? 
Đáp án - Biểu điểm
Nội dung rõ ràng : 3điểm
Bố cục chuẩn : 3điểm
Hình vẽ chắc khoẻ : 2 điểm
Màu sắc tươi sáng : 2điểm
3. Thu bài và dặn dò :
- Chuẩn bị bài 10 - Vẽ tranh đề tài Lễ hội 
- Sưu tầm tranh về lễ hội của các dân tộc thiểu số, của các nước trên thế giới. 
- Giấy, chì, màu, tẩy.
***********************************************************************
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 10- Tiết 10
Vẽ tranh: Đề tài Lễ Hội
A. Mục tiêu:
- HS hiểu về đề tài lễ hội, của từng địa phương, vùng miền, các dân tộc anh em và các quốc gia trên thế giới.
- HS vẽ được một tranh về đề tài lễ hội .
- HS trân trọng , yêu quý những nét văn hoá truyền thống của dân tộc và những nét văn hoá phương Tây.
b. Chuẩn bị :
1 GV- Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ, 
- Các bước vẽ tranh đề tài Lễ hội 
- Bài mẫu của học sinh lớp trước , băng đĩa ghi hình về các lễ hội.
 2. HS:	- Giấy, chì, màu, tẩy.
3. Phương pháp:- Quan sát- vấn đáp -trực quan,luyện tập - thực hành 
c. Tiến trình dạy học: 
1- ổn định tổ chức:	 	9a	 9b 9c 
2- Kiểm tra: 	- Kiểm tra dụng cụ vẽ 
3- Bài mới 
Hoạt động 1 : Tìm và chọn nội dung đề tài
- Hãy kể tên những lễ hội của địa phương mà em biết?
- Những lễ hội đó được tổ chức vào dịp nào?
- Lễ hội thường có những nội dung gì?
- Phân tích vẻ đẹp của các bức tranh đó qua bố cục, đường nét, màu sắc ?
- Chọi gà,kéo co,đấu vật,đua thuyền.
- Nội dung khác nhau mang tính chất giải trí hoặc luyện tập sức khoẻ.
- Hình thức: Mít tinh, duyệt binh,...
- Thể thao, văn hoá, văn nghệ....
+ Bố cục chặt chẽ, hình vẽ mềm mại...
Hoạt động 2 : Cách vẽ
? Sau khi tìm bố cục ta phải làm gì 
? Nêu các bước cơ bản của bài vẽ tranh đề tài lễ hội 
* GV treo ĐD dạy học thể hiện các bước bài vẽ tranh phong cảnh 
- GV cho học sinh xem một số bài vẽ mẫu của hoạ sĩ .
B1- Tìm bố cục 
B2- Vẽ hình 
B3-Vẽ màu
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
- GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được
- Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu.
- Vẽ một bức tranh đề tài lễ hội 
- Kích thước: 18x25 cm
- Chất liệu: Tuỳ ý 
4- Củng cố:
- GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt
- Yêu cầu học sinh nhận xét về 
-?Bố cục của bài vẽ như thế nào 
?Đường nét của bức tranh ra sao
? Hình vẽ của bức tranh 
?Màu sắc của các bức tranh như thế nào ?
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà 
- Chuẩn bị bài 11-Trang trí hội trường 
- Mỗi tổ chuẩn bị tranh ảnh về trang trí hội trường .
- Giấy, chì, màu, tẩy
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 11- Tiết 11
Vẽ trang trí: Trang trí Hội Trường 
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong hội trường , nắm bắt được cách trang trí cho một buổi lễ bất kì. 
- HS trang trí được một hội trường cơ bản, có thể áp dụng vào trong thực tế.
- Yêu quý vẻ đẹp của những buổi lễ thông qua trang trí hội trường.
C. Chuẩn bị:
 1.GV- Đồ dùng dạy học tự làm
- Bài mẫu về trang trí hội trường , tranh ảnh chụp các hội trường.
- Bài mẫu của hoạ sĩ
 2.HS 
- Giấy, chì, màu, tẩy.
 3. Phương pháp
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành
c. Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức :	9a	9b 9c
2. Kiểm tra: 	- Nêu các bước tiến hành bài vẽ tranh đề tài lễ hội ?
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét
- Gv đặt câu hỏi :
- Hội trường là gì? Tại sao phải trang trí hội trường?
-Trang trí hội trường nhằm mục đích gì ?
- Trang trí hội trường là trang trí những phần nào ?
- Trình bày hiểu biết của em về cách trang trí một số hội trường ? 
- Cho ví dụ về một số loại hội trường?
- Gv cho HS xem tranh ảnh về các hội trường, băng đĩa ghi hình hội trường.
- Gv kết luận, bổ sung.
- Hội trường là nơi diễn ra những buổi lễ, những buổi họp trang trọng, hay giao lưu văn nghệ, nơi mà các "nghệ sĩ" biểu diễn, là nơi diễn ra những buổi đại hội của các đoàn thể.
- Cách trang trí : hội trường gồm 2 phần: Phần bục và phần nền.
-
 Cách đặt bàn đại biểu và bục nói chuyện cần phải cân đối.
- Nếu là giao lưu văn nghệ, thì phông nền màu sáng, chữ đỏ tươi, tím hồng nhạt, có trang trí hoa, có đèn nháy và sáng lấp lánh, có màn kéo hạ sau khi biểu diễn...
Hoạt động 2 : Cách trang trí hội trường 
- Nêu các bước bài trang trí hội trường?
- Phân tích trên đồ dùng dạy học?
B1: Tìm bố cục, xác định loại hội trường cần trang trí
B2: 
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
- HD một vài nét lên bài học sinh
- GV đặt ra yêu cầu cao với những bài tốt.
Vẽ trang trí một hội trường theo ý thích.
4. Củng cố
- GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về, 
-?Bố cục của mẫu như thế nào 
-? Hình vẽ có giống mẫu hay không (GV kết luận bổ sung ) 
5. Dặn dò:
- Về nhà không được sửa bài, tự đặt một bộ mẫu để vẽ 
- Nghiên cứu màu của mẫu 
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 12- Tiết 12 : Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người
ở Việt Nam
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật dân tộc ít người ở Việt Nam , một số công trình NT của dân tộc Chăm, Hmông, Dao 
- HS nhận biết và phân biệt được MT của các dân tộc ít người ở Việt nam thông qua đặc điểm hoặc một sản phẩm khác nhau . 
- Yêu quý , trân trọng nghệ thuật cha ông. 
b. Chuẩn bị:
 1. GV- Tài liệu tham khảo, ĐDDH MT 7, Tranh ảnh,sưu tầm , bản phụ , giấy Crôki 
 2. HS - Giấy, chì, màu, tẩy(tranh ảnh liên quan đến bài học.)
 3. Phương pháp
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành nhóm
c. Tiến trình dạy học 
 1. ổn định tổ chức:	9a	9b 9c
 2. Kiểm tra bài cũ :	- Nêu mục đích và ý nghĩa của trang tri hộit trường ? 	
 3. Bài mới :
Hoạt động 1: Vài nét khái quát 
* Trên đất nước Việt nam có bao nhiêu cộng đồng dân tộc sinh sống ?
- Hãy kể tên một vài cộng đồng dân tộc mà em biết ?
- Văn hoá các dân tộc so với văn hoá chung của Việt nam có điểm gì đặc biệt ?
- 54 cộng đồng dân tộc anh em sinh sống 
- Dao, Mường, Tày Thái , Nùng, Ê đê, Chăm, Ba Na, Gia rai, khơ mú, Dáy, Tà ôi, Xơ đăng....
- Mỗi cộng đồng dân tộc có một nét văn hoá riêng.
Hoạt động 2: Một số loại hình và đặc điểm mĩ thuật các dân tộc ít người ở VN
- Hãy nêu vài nét về tranh thờ?
- Tranh thờ có ý nghĩa gì ?
- Trình bày đặc điểm của tranh thờ ?
- Ngoài việc phục vụ cho thờ cúng, tranh còn có mục đích gì ? 
Gv cho hs xem các loại thổ cẩm :
- Hoa văn trên thổ cẩm thường tập trung ở phần nào ?
- Nhận xét về những nét đặc sắc của thổ cẩm ?
- Màu sắc của thổ cẩm thường ntn ?
- Nhà Rông dùng để làm gì?
- Trình bày những nhận xét của em về nhà Rông?
- Nhà Rông được làm bằng chất liệu gì và được trang trí như thế nào ?
- Tượng nhà mồ có ý nghĩa như thế nào đối với người đã khuất ?
- Nêu những giái trị ngh thuật của tượng nhà mồ ?
- Nêu đặc điểm kiến trúc của Tháp Chăm?
- Trình bày giá trị nghệ thuật của Tháp Chăm?
- Trình bày điêu khắc Chăm? Nêu giá trị Nghệ thuật của điêu khắc Chăm?
* Kết luận: Tháp và điêu khắc Chăm là một bản trường ca về cuộc sống và xã hội tâm linh.
1.Tranh thờ và thổ cẩm 
a. Tranh thờ :
- Tranh của đồng bào Dao, Nùng, Tày, Cao lan, Hmông... ( Phía Bắc)
- Phản ánh ý thức hệ lâu đời hướng thiện, răn đe điều ác.
- đặc điểm : Tranh vẽ bằng các màu tự do, tự tạo, được in nét sẵn.
b. Thổ cẩm :
- Hoa văn tập trung nhiều ở gấu váy, cổ ngực, lai áo, tay...
- Chắt lọc những đường nét khái quát điển hình của các sự vật hiện tượng, cách điệu và đơn giản.
- Màu sặc rực rỡ, tuơi sáng, hoặc màu trầm buồn .
2. Nhà Rông,Tượng nhà mồ,Tây Nguyên 
a. Nhà Rông : 
- Là nơi sinh hoạt chung của buôn làng, Nhà được thiết kế cao to chắc khoẻ được trang trí công phu.
- Được làm bằng chất liệu gỗ, tre, nứa, lá tạo được sự gần gũi song lại được chú trọng về mặt kiến trúc và trang trí tinh xảo, công phu.
b. Tượng nhà mồ 
- Là nhà dành cho người chết, đó là sự tưởng niệm của người sống dành cho người chết.
3. Tháp và điêu khắc Chăm
a. Tháp Chăm: ( Ninh Thuận ) :
- Là công trình kiến trúc bao gồm nhiều tầng , thu nhỏ dần ở đỉnh, được xây bằng gạch rất cứng .Chạm khắc trang trí trên khối tường đã xây
* Tháp Chăm được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới .
b. Điêu khắc Chăm :
- Bằng những khối tròn căng, nhịp điệu uyển chuyển đầy gợi cảm, bố cục chặt chẽ.
- Ngôn ngữ tạo hình giản dị có tính khái quát cao.
4. Củng cố:
? Nêu những nét đặc sắc trong ngh thuật kiến trúc Chăm ?
? GIá trị nghệ thuật của tượng nhà mồ ở Tây Nguyên ?
GV kết luận , bổ sung.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài ở nhà.trả lời các câu hỏi 
- Chuẩn bị bài 13-Tập vẽ dáng người, chuẩn bị kí hoạ từ 5- 6 dáng người.
- Giấy chì, màu tẩy, phác thảo nét 
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 13- Tiết 13
 Vẽ theo mẫu: Tập vẽ dáng người 
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết cách vẽ dáng người trên cơ sở các bài mẫu đã học , vẽ các dáng người ở các trạng thái khác nhau. 
- Hs vẽ được các dáng ngươì ở các tư thế : đi đứng, chạy nhảy, ngồi nằm 
- HS yêu quý con người và cuộc sống của con người. 
b. Chuẩn bị:
 1.GV- Tranh về dáng người , các bước tập vẽ dáng người. 
- Bài mẫu của các Hoạ sĩ về dáng người
 2 HS - Giấy, chì , tẩy
- Sưu tầm tranh ảnh về dáng người , cặp vẽ, bẳng vẽ, giá vẽ. 
 3. Phương pháp
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành, liên hệ thực tiễn cuộc sống.
c. Tiến trình dạy học 
1.ổn định tổ chức :	9a	9b 9c
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những giá trị nghệ thuật về tượng nhà mồ ở Tây Nguyên?
3. Bài mới : 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
?Trình bày sự thay đổi của hình dáng con người khi vận động 
- GV cho HS quan sát những dáng người cụ thể và đưa ra nhận xét 
- Khi cúi xuống lưng con người cong lại , trọng tâm rơi vào đôi bàn chân.
- Khi đi , cột sống chuyển động nhịp nhàng, khi ngồi, thân hình gập lại
Hoạt động 2: Cách vẽ dáng người 
? Trình bày lại cách vẽ dáng người? Bao gồm những bước nào ?
- Gv kết luận và nhắc lại các bước của bài vẽ dáng người.
- Giáo viên vẽ mẫu để hs quan sát.
* Gồm 3 bước
- B1:Xác định dáng và tỷ lệ các bộ phận
- B2: Vẽ phác các nét chính
- B3: vẽ nét diễn tả chi tiết.
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, yêu cầu học sinh vẽ bài 
-GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 
-Khuyến khích động viên các em
- Vẽ 5 dáng người vận động tự do lên giấy A3
- Chất liệu: chì đen
4. Củng cố :
?GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về: 
?Hình dáng của con người khi vận động 
?Tỉ lệ các bộ phận trên cơ thể con người đã phù hợp hay chưa
?So sánh với các dáng người đó?
-(GV kết luận bổ sung ),tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa tốt.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Vềnhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị bài 14-Đề tài lực lượng v

File đính kèm:

  • docGA my thuat 9.doc.doc
Bài giảng liên quan