Bài giảng Bài 1: Vẽ trang trí màu sắc và cách pha màu

Bài mới.

Giới thiệu bài:

GV cho HS xem một số quả có dạng tròn và mẫu có dạng hình trụ.

Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

- GV giới thiệu mẫu. HS quan sát nhận xét:

+ Hình dáng vị trí của lọ và quả (vật nào ở trước, vật nào ở sau, che khuất hay tách rời)? (HS trả lời).

+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu như thế nào?

+ Quan sát hình vẽ này em thấy hình vẽ nào có bố cục đẹp, chưa đẹp, hợp lý? Tại sao?

- GV bổ sung nhận xét.

 

doc47 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 1: Vẽ trang trí màu sắc và cách pha màu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
bằng chất liệu gì?
- Sau 5 phút thảo luận GV cho các nhóm phát biểu ý kiến của nhóm mình
- GV: GV tóm lược và nêu vài nét sơ qua về hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét chung về tiết học
- GV khen ngợi các nhóm tích cực phát biểu xây dựng bài
Dặn dò: Về nhà sưu tầm tranh về đề tài sinh hoạt
 Tuần 12 Thứ 2 ngày 17 tháng 11 năm 2008
 Bài 12: vẽ tranh
 đề tài sinh hoạt
I. Mục tiêu:
- HS biết công việc diễn ra hằng ngày của các em
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt
- Có ý thức tham gia vào công việc gia đình.
II. Chuẩn bị: 
 - Sưu tầm một số tranh của hoạ sĩ về đè tài sinh hoạt
 - Một số bài vẽ của HS các năm trước về đề tài này.
III. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu tranh về đề tài sinh hoạt:
+ Tranh vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?
+ Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà?
- GV gợi ý thêm một số chi tiết về nội dung để giúp HS vẽ tranh: Đi học, đá bóng, đi du lịch
- GV: Để vẽ được tranh về đề tài sinh hoạt các em phải nhớ lại các hoạt động và lựa chọn nội dung yêu thích phù hợp với khả năng.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV giới thiệu một số bức tranh và hình tham khảo để HS nhận ra cách vẽ :
+ Vẽ hình ảnh chính trước 
+ Vẽ hình ảnh phụ sau
+ Vẽ rõ nội dung của từng hoạt động
+ Vẽ màu tươi sáng 
- GV dùng hình vẽ sẵn để gợi ý cho HS chọn và sắp xếp hình ảnh 
- HS quan sát và nhận ra cách vẽ các hình ảnh phụ, màu sắc thể hiện trong tranh làm cho bức tranh sinh động hợn, tươi vui hơn.
Hoạt động 3: Thực hành.
- ở bài này yêu cầu chủ yếu HS là vẽ được những hình ảnh về đề tài sinh hoạt
- GV gợi ý để HS tìm được nột dung vẽ khác nhau về đề tài này.
- GV lưu ý cách sắp xếp hình ảnh làm cho bức tranh thêm phong phú và độc đáo.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để nhận xét:
+ Cách chọn và sắp xếp các hình ảnh.
+ Cách vẽ hình.
+ Màu sắc.
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
 Tuần 13 Thứ 2 ngày 24 tháng 11 năm 2008
 Bài 13: vẽ trang trí
 trang trí đường diềm 
I. Mục tiêu:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.
- HS biết cách trang trí và trang trí được đường diềm theo ý thích
- HS tích cực suy nghĩ, sáng tạo, có ý thức làm đẹp trong cuộc sống
II . Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm
- Một vài bài trang trí đường diềm của HS lớp trước
III . Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu một vài có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK:
+ Đường diềm thường được dùng để trang trí những đồ vật nào?
+ Khi được trang trí, hình dáng các đồ vật như thế nào?
- GV bổ sung nhận xét và gợi ý để HS tìm ra hoạ tiết.
+ Có thể dùng hoạ tiết hoa, lá, 
+ Hoạ tiết giống nhau thường được sắp xếp đều theo hàng ngang, dọc
+ Hoạ tiết khác nhau thì sắp xếp xen kẽ.
- GV: Dường diềm thường được sử dụng trang trí trên váy áo, Hoạ tiết đường diềm rất phong phú và có nhiều cách sắp xếp chúng trong đường diềm. Các hoạ tiết giiống nhau thì vẽ bằng nhau và cùng màu sắc.
Hoạt động 2: Cách trang trí 
- GV hướng dẫn các bước trang trí đường diềm 
+ Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm và kích thước của nó phù hợp vơí giấy vẽ.
+ Chia các khoảng cách và kẻ trục để vẽ hoạ tiết sao cho hài hoà.
+ Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và nền.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ của HS lớp trước để HS tham khảo
- GV quan sát chung, gợi ý, bổ sung cho HS, chú ý những hs còn lúng túng:
+ Kẻ trục
+ Tìm hình mảng
+ Tìm hoạ tiết và vẽ hoạ tiết vào các mảng trên đường diềm.
+ Vẽ màu vào các hoạ tiết và nền.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp treo lên để nhận xét:
Bố cục, hoạ tiết, vẽ màu.
- GV bổ sung nhận xét của HS và tuyên dương những HS có bài trang trí đẹp.
 Tuần 14 Thứ 2 ngày 1 tháng 12 năm 2008
 Bài 14: vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có hai vật mẫu
I. Mục tiêu .
- HS nắm được tỷ lệ, đặc điễm riêng, phân biệt các độ đậm nhạt chính của mẫu.
- HS vẽ được hình gần giống với mẫu, có bố cục cân đối với tờ giấy.
- HS biết quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học .
- Một số tranh tĩnh vật của hoạ sĩ
- Chuẫn bị một số mẫu vẽ có hình dáng khác nhau.
- Bài vẽ của HS năm trước.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ ổn định tổ chức.
2/ Bài mới.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV cùng HS bày mẫu để HS nhận biết :
+ Tỉ lệ của vật mẫu .
+ Vị trí của vật mẫu .
+ Hình dáng, màu sắc, đặc diểm, của vật mẫu.
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu.
+ Phần sáng, phần tối của vật mẫu.
- Khi nhìn vật mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí của các mẫu sẽ thay đổi nên mỗi người cần vẽ đúng theo vị trí quan sát vật mẫu.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ.
- GV giới thiệu hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để HS nhận biết về một số bố cục :
+ Hình vẽ như thế nào là vừa với tờ giấy ?
- GV giới thiệu và cho HS nhắc lại cách tiến hành bài vẽ đồng thời GV nhìn mẫu vẽ lên bảng để HS thấy được các bước.
- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ của các bạn năm trước.
 Hoạt động 3: Thực hành .
- GV chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm chọn mẫu vẽ của mình theo ý thích.
- GV nhắc HS về bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy quy định.
- GV bao quát lớp và kết hợp giúp HS làm bài, chú ý những HS còn lúng túng.
 Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá.
- GV chọn một số bài vẽ lên cho cả lớp nhận xét: bố cục, hình vẽ, độ đậm nhạt.
- GV nhận xét và xếp loại bài vẽ của các em .
Dăn dò HS : Quan sát các đồ vật có trang trí dạng hình vuông.
 Tuần 15 Thứ 2 ngày 8 tháng 12 năm 2008
 Bài 15: vẽ tranh
 vẽ chân dung
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được đặc điểm một số khuôn mặt
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo ý thích
- HS biết quan tâm đến mọi người
II. Chuẩn bị: 
- Sưu tầm một số tranh, ảnh chân dung
- Một số bài vẽ chân dung của HS các năm trước 
III. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu tranh, ảnh chân dung và gợi ý để HS nhận xét:
+ ảnh được chụp bằng máy nên rát giống thật và rõ các chi tiết.
+ Tranh được vẽ bằng tay, thường diễn tả tập trung vào những đặc điểm chính của nhân vật.
- GV cho HS so sánh tranh chân dung và tranh về dề tài sinh hoạt để HS phân biệt được hai thể loại tranh.
- GV gợi ý thêm một số chi tiết về nội dung để giúp HS vẽ tranh.
- GV: Mỗi người có có một khuôn mặt khác nhau và các chi tiết trên khuôn mặt cũng khác nhau.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV giới thiệu một số bức tranh và hình tham khảo để HS nhận ra cách vẽ :
+ Phác hình khuôn mặt cho vừa tờ giây
+ Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt
+ Tìm vị trí của tóc, tai, mắt để thể hiện cho rõ đặc điểm.
Hoạt động 3: Thực hành.
- GV tổ chức HS vẽ theo nhóm.
- GV nhắc HS vẽ chú ý đến đặc điểm của khuôn mặt mình vẽ.
- GV động viên HS hoàn thành bài tại lớp
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để nhận xét:
+ Bố cục
+ Cách vẽ hình, vẽ các chi tiết.
+ Màu sắc.
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
- Chọn một số bài đẹp làm bài mẫu cho các năm học sau.
Dặn dò:
 Tuần 16 Thứ 2 ngày 15 tháng 12 năm 2008
 Bài 16: tập nặn tạo dáng
tạo dáng con vật hoặc ôtô bằng vỏ hộp
I. Mục tiêu :
- HS biết cách tạo dáng một số con vật, đồ vật bằng vỏ hộp
- HS tạo được dáng con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp
- HS ham thích tư duy sáng tạo
II. Đồ dùng dạy học :
- Một số hình tạo dáng bằng vỏ hộp đã hoàn thiện
- Các vật liệu, dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng bằng vỏ hộp giấy.
- Sản phẩm tập nặn của HS
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét 
- GV giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng bằng vỏ hộp và gợi ý để HS nhận biết:
+ Tên của hình tạo dáng
+ Các bộ phận của chúng
+ Nguyên liệu để làm
- GV Tóm tắt: 
Hoạt động 2 : Cách tạo dáng
- GV yêu cầu HS chọn hình để tạo dáng
- Suy nghĩ để tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động.
- Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp. Có thể cắt bớt hoặc sửa đổi hình vỏ hộp rồi tìm ghép cho tương xứng với hình dáng các bộ phận chính.
- GV làm mẫu qua để HS thấy rõ hơn.
Hoạt động 3: Thực hành 
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm
- GV gợi ý cho các nhóm:
+ Chọn con vật, đồ vật để tạo dáng
+ Thảo luận, tìm hình dáng chung và các bộ phận của sản phẩm
+ Chọn vật liệu
+ Phân công mỗi thành viên trong nhóm làm một bộ phận
- Khi thực hành, GV gợi ý hoặc hướng dẫn thêm cho các em để hs nhớ lại cách làm như đã hướng dẫn.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- HS các nhóm chọn các sản phẩm đẹp trưng bày trước lớp.
- HS khác nêu nhận xét. Bình chọn sản phẩm đẹp nhất
 Tuần 17 Thứ 2 ngày 22 tháng 12 năm 2008
 Bài 17: vẽ trang trí
 trang trí hình vuông
I. Mục tiêu:
- HS cảm nhận được vẽ đẹp của trang trí hình vuông và hiểu được ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày.
- HS biết cách trang trí hình vuông theo ý thích.
- HS trang trí được hình vuông theo ý thích
II . Chuẩn bị:
- Một vài bài trang trí hình vuông có họa tiết, màu sắc khác nhau
- Hình minh hoạ cách sắp xếp hình vuông.
- Một số đồ vật có trang trí dạng hình vuông
III . Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu một vài bài trang trí hình vuông (bài đẹp) và gợi ý HS nhận xét:
+ Vị trí của các hình mảng
+ Những hoạ tiết thường sắp xếp đối xứng qua các đường trục
+ Hoạ tiết chính thường nằm giữu, hoạ tiết phụ ở xung quanh.
+ Hoạ tiết giiống nhau thì vẽ bằng nhau và cùng độ đậm nhạt.
+ Màu sắc có độ đậm nhạt làm rõ trọng tâm.
- GV tóm tắt: 
Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông
- GV hướng dẫn các bước trang trí hình vuông:
+ Vẽ hình vuông cân đối với tờ giấy.
+ Kẻ trục, tìm, và sắp xếp các hình mảng phân chia các mảng chính, phụ
+ Chọn họa tiết phù hợp các hình mảng để vẽ
+ Vẽ màu theo ý thích: Cần có đậm, nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV quan sát chung, gợi ý cho HS:
+ Kẻ trục
+ Tìm hình mảng
+ Tìm hoạ tiết và vẽ hoạ tiết vào các mảng đối xứng qua trục
+ Vẽ màu vào các hoạ tiết và nền.
- GV quan sát chung, đi đến từng bàn để gợi ý, bổ sung cho HS.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp treo lên để nhận xét.
+ Bài hoàn thành
+ Bài chưa hoàn thành
- GV bổ sung nhận xét của HS và tuyên dương những HS có bài trang trí đẹp.
 Tuần 18 Thứ 2 ngày 29 tháng 12 năm 2008
 Bài 18: vẽ tĩnh vật
 vẽ lọ và quả
I. Mục tiêu: 
- HS nhận biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng và đặc điểm.
- Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu, vẽ màu theo ý thích
- HS quan tâm yêu quý mọi vật xung quanh.yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị:
+ Hình gợi ý lọ và quả
+ Bài vẽ của HS lớp trước
+ SGK, giấy vẽ.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1/ ổn định tổ chức
2/ Bài mới.
Giới thiệu bài: 
GV cho HS xem một số quả có dạng tròn và mẫu có dạng hình trụ.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu mẫu. HS quan sát nhận xét:
+ Hình dáng vị trí của lọ và quả (vật nào ở trước, vật nào ở sau, che khuất hay tách rời)? (HS trả lời).
+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu như thế nào?
+ Quan sát hình vẽ này em thấy hình vẽ nào có bố cục đẹp, chưa đẹp, hợp lý? Tại sao?
- GV bổ sung nhận xét.
Hoạt động 2: Cách vẽ lo và quả 
- GV yêu cầu HS xem hình 2 trang 51 SGK.
- Yêu cầu HS nhớ lại các bước vẽ theo mẫu đã được học ở các bài trước.
- Tuỳ theo hình dáng của mẫu để vẽ khung hình theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
- GV yêu ccầu Hs nêu lại cách vẽ thoe mẫu.
- GV vẽ mẫu ở bảng để hs nắm được các bước vẽ theo mẫu.
Họat động 3: Thực hành
- GV cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước (HS quan sát).
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ.
- GV yêu cầu HS nhìn mẫu, so sánh bài vẽ. Động viên các HS khác vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ về bố cục, tỉ lệ hình vẽ 
- HS tham gia đánh giá bài vẽ).
Dặn dò: - Quan sát tranh dân gian và tập nhận xét.
 Tuần 19: Thứ 2 ngày 5 tháng 1 năm 2009
 Bài 19: thường thức mĩ thuật
 xem tranh dân gian
I. Mục tiêu: 
- HS biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian và vai trò ý nghia của tranh dân gian trong đời sống xã hội.
- HS tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện.
- HS yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
II. Chuẩn bị: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Sưu tầm tranh dân gian 
III. Nội dung lên lớp
Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian
- GV treo một số tranh dân gian lên cho HS quan sát
+ Vì sao gọi là tranh dân gian?
+ Tranh dân gian còn có tên gọi nào khác?
- GV giới thiệu cách làm tranh dân gian
+ Tranh dân gian thường vẽ các đề tài nào?
+ Tranh dân gian thường được đánh giá như thế nào ở trong nước và quốc tế?
- GV cho HS xem tranh ở SGK để các em nhân biết: Tên tranh, xuất xứ, hình vẽ, màu sắc
- GV: Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm, hạnh phúc Tranh thường có bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính, hình ảnh phụ làm rõ nội dung và màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên.
Hoạt động 2: Xem tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và gợi ý:
+ Tranh Lý ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào?
+ Tranh cá chép có những hình ảnh nào?
+ Hình ảnh chình của hai bức tranh là gì?
+ Hình ảnh phụ của hai bức tranh được vẽ ở đâu?	
+ Hình hai con cá chép được thể hiện như thế nào?
+ Hai bức tranh có gì giống và khác nhau?
- GV bổ sung: Hai bức tranh cùng vẽ về cá chép nhưng có tên gọi khác nhau. Đây là hai bức tranh đẹp trong nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam.
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét chung về tiết học
- GV khen ngợi các nhóm tích cực phát biểu xây dựng bà
 Tuần 20: Thứ 2 ngày 19 tháng 1 năm 2009
 Bài 20: vẽ tranh
đề tài ngày hội và quê em
I. Mục tiêu:
- HS hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương.
- HS vẽ được tranh về ngày hội ở quê hương.
- HS thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động mang bản sắc văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị: 
 - Sưu tầm một số tranh, ảnh về ngày lễ hội, ngày hội
 - Một số bài vẽ của HS các năm trước về đề tài này.
III. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu tranh, ảnhvề ngày tết, lễ hội và một số tranh có đề tài khác nhau và đặt câu hỏi:
+ Địa phương em có những ngày hội gì?
+ Không khí của ngày hội như thế nào ?
+ Những hoạt động trong ngày hội là gì ?
+ Màu sắc trong ngày tết, lễ hội thì như thế nào ?
+ Hãy kể về một số lễ hội mà em biết?
- GV gợi ý cho HS kể về ngày hội ở quê hương mình.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý HS một số nội dung về đề tài Tết, lễ hội và mùa xuân như :
+ Chọn một ngày hội ở quê hương mà em thích để vẽ.
- Những hoạt động trong dịp lễ hội như: Rước rồng, múa lân, chọi gà.
+ Vẽ các hình ảnh chính của ngày hội trước.
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động.
+ Vẽ màu tươi sáng, rực rỡ.
- GV cho HS xem một số bài vẽ về đề tài ngày hội quê hương.
Hoạt động 3: Thực hành.
- ở bài này yêu cầu chủ yếu HS là vẽ được những hình ảnh của ngày hội 
- GV nhắc HS:
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau
+ Vẽ màu tươi sáng rực rỡ.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để nhận xét:
+ Cách chọn và sắp xếp các hình ảnh.
+ Cách vẽ hình, màu sắc
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
 Tuần 21 Thứ 2 ngày tháng 2 năm 2009
 Bài 21: vẽ trang trí
 Trang trí hình tròn
I. Mục tiêu:
- HS cảm nhạn được vẽ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu được ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày.
- HS biết cách trang trí hình tròn theo ý thích.
- HS trang trí được hình tròn theo ý thích
II . Chuẩn bị:
- Một vài bài trang trí hình tròn có họa tiết, màu sắc khác nhau
- Một số đồ vật có trang trí dạng hình tròn
III . Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu một vài bài trang trí hình tròn có tiết họa, màu sắc khác nhau (bài đẹp) và gợi ý HS nhận xét:
+ Vị trí của các hình mảng
+ Những hoạ tiết thường được sử dụng để trang trí
+ Cách vẽ màu.
+ Màu sắc có độ đậm nhạt làm rõ trọng tâm.
- GVkết luận:
Hoạt động 2: Cách trang trí hình tròn
- GV hướng dẫn các bước trang trí hình tròn:
+ Vẽ hình tròn cân đối với tờ giấy.
+ Kẻ trục, tìm, và sắp xếp các hình mảng phân chia các mảng chính, phụ
+ Chọn họa tiết phù hợp các hình mảng để vẽ
+ Vẽ màu theo ý thích: Cần có đậm, nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV quan sát chung, gợi ý cho HS:
+ Kẻ trục
+ Tìm hình mảng
+ Tìm hoạ tiết và vẽ hoạ tiết vào các mảng đối xứng qua trục
+ Vẽ màu vào các hoạ tiết và nền.
- GV quan sát chung, đi đến từng bàn để gợi ý, bổ sung cho HS.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp treo lên để nhận xét.
+ Bài hoàn thành, chưa hoàn thành.
+ Bài đẹp, chưa đẹp và giải thích.
- GV bổ sung nhận xét của HS và tuyên dương những HS có bài trang trí đẹp.
 Tuần 22 Thứ 2 ngày 9 tháng 2 năm 2009
 Bài 22: vẽ theo mẫu
 vẽ cái ca và quả
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cấu tạo của vật mẫu.
- Biết bố cục sao cho hợp lý, biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu, biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì hoặc bút màu.
- HS quan tâm yêu quý mọi vật xung quanh.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu vẽ.
- Bài vẽ của HS lớp trước
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Giới thiệu bài: 
GV cho HS xem một số quả có dạng tròn và mẫu có dạng hình trụ.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu mẫu. HS quan sát nhận xét:
+ Hình dáng vị trí của cái ca và quả cam (vật nào ở trước, vật nào ở sau, che khuất hay tách rời)? 
+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu như thế nào?
+ Quan sát hình vẽ này em thấy hình vẽ nào có bố cục đẹp, chưa đẹp, hợp lý? Tại sao?
Hoạt động 2: Cách vẽ cái ca và quả 
- Yêu cầu HS nhớ lại các bước vẽ theo mẫu đã được học ở các bài trước.
- GV cho một số HS nhắc lại các bước vẽ theo mẫu.
- Tuỳ theo hình dáng của mẫu để vẽ khung hình theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
- GV vẽ mẫu ở bảng (HS chú ý).
Họat động 3: Thực hành
- GV cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước (HS quan sát).
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ.
- GV yêu cầu HS nhìn mẫu, so sánh bài vẽ. Động viên các HS khác vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
- Nhắc nhở HS chú ý các hướng, góc nhìn khi vẽ,
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét, đấnh giá một số bài vẽ về:
+ Bố cục.
+ Hình vẽ
+ Đậm nhạt 
- Gv nhận xét chung và cho điểm.
 Tuần 23 Thứ 2 ngày 16 tháng 2 năm 2009
 Bài 23: tập nặn tạo dáng
 tập nặn dáng người
 I. Mục tiêu :
- HS biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
- HS làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản .
- HS quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh ảnh về các dáng người hoặc tượng có hình ngộ ngĩnh cách điệu: tò he, con rối, búp bê
- Sản phẩm tập nặn của các em hs lớp trước ; Đất nặn ;....
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét 
- GV giới thiệu các tranh ảnh, tượng, các sản phẩm nặn của HS năm trước cho HS quan sát .
+ Các hình ảnh ngời trong tranh, (ảnh ,tượng) đang làm gì?
+ Các bộ phận đầu, mình, chân, tay có nét gì đáng chú ý ?
+ Chất liệu dùng để nặn là gì? 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách nặn 
- Gv làm mẫu, HS quan sát:
	 + Nhào đất.
	 + Nặn các bộ phận.
	 + Đính các bộ phận vào thân người .
 + Tạo dáng
Hoạt động 3: Thực hành 
- HS làm việc theo nhóm 4 tập nặn dáng người thành những đề tài mà mình thích.
- HS thực hiện nặn và góp ý, bổ sung cho bài nặn của bạn.
- GS theo dõi , hướng dẫn thêm cho HS .
	+ Nhào đất.
	+ Cắt đất .
	+ Nặn từng bộ phận.
	+ Gắn các bộ phận lại với nhau.
Hoạt động 4 : Trưng bày sản phẩm.
- Hs các nhóm chọn các sản phẩm đẹp trưng bày trớc lớp.
- Hs khác nêu nhận xét. Bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
- Nhận xét giờ học.
 Tuần 24 Thứ 2 ngày 23 tháng 2 năm 2009
 Bài 24: vẽ trang trí
 Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều
I. Mục tiêu:
- HS làm quen vơi kiểu chữ nét đều, nhận ra 

File đính kèm:

  • docMITHUAT4.doc