Bài giảng Bài 11: Amoniac và muối amoni (tiết 1)

Hoạt động 4

- Gv: cho học sinh quan sát phản ứng giữa NH3 với CuSO4, yêu cầu nhận xét hiện tượng xảy ra?

- Hs: ban đầu xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch chuyển từ màu xanh lam sang xanh thẫm.

- Gv: giải thích do sự tạo thành các ion phức xảy ra do các phân tử amoniac kết hợp với các ion

 

docx4 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 11: Amoniac và muối amoni (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 11	 AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
I. Mục tiêu bài học
Kiến thức
Học sinh hiểu được tính chất hoá học cơ bản của amoniac.
Biết được tính chất vật lý của amoniac.
Biết được ứng dụng của amoniac 
Hiểu được phương pháp điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm cũng như trong công nghiệp.
Kỹ năng
Vận dụng cấu tạo của amoniac để giải thích tính chất vật lí, hoá học của amoniac.
Rèn luyện kĩ năng dự đoán tính chất của một chất dựa vào mức oxi hoá của nó.
II. Phương pháp giảng dạy
Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với phương tiện trực quan.
III. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án
Hoá chất và dụng cụ làm thí nghiệm biểu diễn.
Học sinh
Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
IV. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Nêu tính chất hoá học cơ bản của nitơ và giải thích vì sao nó co những tính chất đó.
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1 
- Gv: Dựa vào cấu hình của nitơ hãy giải thích sự tạo thành phân tử amoniac?
- Hs: nguyên tử N có 5 e ở lớp ngoài cùng 2s22p3, liên kết với 3 nguyên tử H bằng sự góp chung của 3 đôi e
- GV bổ sung trong phân tử NH3 nguyên tử N có lai hóa sp3, phân tử có cấu tạo hình tháp và có 1 cặp electron chưa tham gia liên kết.
- Gv: Phân tử amoniac phân cực hay không phân cực? Từ đó dự đoán tính tan của amoniac trong nước?
- Hs: do nguyên tử N có độ âm điện lớn hơn H nên các đôi e góp chung lệch về phía nguyên tử N, đồng thời trên nguyên tử N còn 1 đôi e chưa tham gia liên kết. phân tử amoniac phân cực, amoniac tan tốt trong nước do tạo liên kết hidro với nước
Hoạt động 2 
- GV cho học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn khí NH3 tan trong nước. Rồi đặt các câu hỏi cho học sinh:
- Tại sao nước lại phun vào?
- Tại sao dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng ?
- Hs: giải thích do khí amoniac tan trong nước làm cho áp suất trong bình giảm, đẩy nước phun lên. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng do amoniac tan trong nước tạo ra môi trường bazo làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng. 
- GV cung cấp thêm thông tin về độ tan của NH3 
Hoạt động 3 
- Gv: Từ thí nghiệm tính tan nhắc học sinh dung dịch NH3 có tính bazo. Yêu cầu học sinh viết phương trình điện li của NH3 trong nước dựa vào thuyết Bronsted?
- Gv: giải thích tính bazo yếu của NH3 tuy nhiên so với dung dịch kiềm mạnh cùng nồng độ thì nồng độ OH- nhỏ hơn nhiều, hằng số phân ly bazo Kb= 1,8.10-5 suy ra NH3 có tính bazo yếu. Cách nhận biết NH3: dùng quỳ tím ẩm.
- Gv: Ngoài ra bazơ còn có những phản ứng nào khác ? 
- Hs: tác dụng với axit và dung dịch muối.
- Gv: viết ptpư và pư ion giữa amoniac và axit và cho học sinh quan sát thí nghiệm giữa khí amoni và khí hidro clorua, hỏi học sinh: Quan sát hiện tượng và dự đoán khói màu trắng là gì?
Gv: giải đáp khói màu trắng là các hạt nhỏ li ti của muối amoni clorua, muối này được tạo thành do 2 khí tác dụng với nhau.
Gv: Sang phản ứng của amoni với dung dịch muối, giáo viên nhắc nhở học sinh amoni không hòa tan được các hydroxit lưỡng tính.
Hoạt động 4
- Gv: cho học sinh quan sát phản ứng giữa NH3 với CuSO4, yêu cầu nhận xét hiện tượng xảy ra?
- Hs: ban đầu xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch chuyển từ màu xanh lam sang xanh thẫm.
- Gv: giải thích do sự tạo thành các ion phức xảy ra do các phân tử amoniac kết hợp với các ion Cu2+, Ag+bằng các liên kết cho nhận giữa cặp e chưa sử dụng của nguyên tử Nito với obitan trống của ion kim loại.
Hoạt động 5 
- Xác định số oxi hoá của nitơ trong phân tử NH3. Dự đoán tính chất oxi hoá khử của NH3 ?
- Tính khử thể hiện khi nào ? Cho thí dụ minh hoạ?
- Yêu cầu học sinh xác định số oxi hoá và vai trò của NH3 trong các phản ứng .Cân bằng phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron?
Hoạt động 5 
Yêu cầu học sinh cho biết các ứng dụng của NH3.
GV bổ sung thêm các thông tin.
Hoạt động 6 Điều chế.
Gv: NH3 trong phòng thí nghiệm được điều chế như thế nào bằng cách cho muối amoni tác dụng với chất kiềm, đung nhẹ. Yêu cầu học sinh cho ví dụ
Gv: nói thêm để làm khô amoniac thì làm thế nào?
Gv: NH3 được sản xuất trong nghiệp như thế nào? Cho học sinh quan sát mô hình điều chế amoniac trong công nghiệp
Gv: hỏi học sinh để điều chế được hiệu suất cao nhất thì phải chọn lựa các điều kiện nhiệt độ và áp suất thế nào cho phù hợp?
Hs: dựa vào nguyên lý lơstơliê để trả lời
Gv: giải thích cho học sinh cách chọn nhiệt độ và áp suất phù hợp.
0
A. AMONIAC NH3
I. Cấu tạo phân tử
hoặc
II. Tính chất vật lý
- Amoniac là chất khí, không màu, mùi khai xốc và nhẹ hơn không khí. Có thể thu khí amoniac bằng cách đẩy không khí (úp ngược bình)
- Khí amoniac tan nhiều trong nước, 1l nước ở 200C hòa tan được khoảng 800l khí NH3
- Amoniac tan trong nước tạo ra dung dịch amoniac. Dung dịch amoniac đậm đặc thường có nồng độ 25%
III. Tính chất hoá học
1. Tính bazơ yếu
a. Tác dụng với nước
NH3 + H2O D NH4+ + OH-
- hằng số phân ly bazo Kb= 1,8.10-
- NH3 có tính bazo yếu
- Cách nhận biết NH3: dùng quỳ tím ẩm.
b. Tác dụng với axit
amoniac dạng khí hay dạng dung dịch đều kết hợp dễ dàng với axit tạo muối amoni
NH3 + HCl → NH4Cl
NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
NH3 + H+ " NH4+
c. Tác dụng với dung dịch muối
Dung dịch amoni có khả năng làm kết tủa nhiều hidroxit kim loại khi tác dụng với dung dịch muối của chúng. Ví dụ:
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3$ + 3NH4Cl
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3$ + 3NH4+
Chú ý: amoniac không hòa tan được các hydroxit lưỡng tính
2. Khả năng tạo phức
dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hidroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo ra dung dịch phức chất
Cu(OH)2 + 4NH3 " [Cu(NH3)4](OH)2
Cu(OH)2 + 4NH3 " Cu(NH3)42+ + 2OH-
 (xanh lam) (xanh thẫm)
AgCl + 2NH3 " [Ag(NH3)2]Cl2
AgCl + 2NH3 " Ag(NH3)2+ + 2Cl-
(trắng) (không màu)
3. Tính khử
a. Tác dụng với oxi 
-3
0
4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O 
b. Tác dụng với clo
dẫn khí amoniac vào bình chứa khí clo, amoniac tự bốc cháy tạo ra khói trắng do HCl mới sinh tác dụng với amoniac tạo ra amoni clorua
-3
0
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl 
c. Tác dụng với oxit kim loại
khi đun nóng NH3 có thể khử được một số oxit kim loại thành kim loại. Ví dụ:
0
-3
CuO + NH3 " Cu + N2 + 3H2O
IV. Ứng dụng 
- Làm phân bón và nguyên liệu sản xuất HNO3.
V. Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm
Ca(OH)2 + NH4Cl CaCl2 + NH3 + H2O
2. Trong công nghiệp
N2+ 3H2 2 NH3
phản ứng có rH= -92kJ
Trên thực tế thực hiện phản ứng ở 450 – 5000C, áp suất 200 – 300 atm và dùng chất xúc tác là sắt kim loại trộn thêm một số loại oxit.
V. Củng cố
Hoàn thành dãy chuyển hoá sau.
	N2 NH3 NH4NO2 N2
 	 Fe(OH)3	 N2 
V. Dặn dò
Làm các bài tập SGK và SBT.
Chuẩn bị nội dung phần B. Muối amoni.

File đính kèm:

  • docxBài 11 AMONIAC VÀ MUỐI AMONI.docx
Bài giảng liên quan